Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía nam việt nam (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu

a. Ma trận hệ số tương quan Pearson

Ma trận hệ số tương quan dùng để ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau. Kết quả kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau cho thấy (xem Phụ lục 5), riêng hệ số tương quan giữa biến Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA (BA) đối với các biến cịn lại có giá trị sig > 0,05. Các biến độc lập cịn lại trong ma trận có hệ số tương quan trung bình và có giá trị sig < 0,05, điều này cho thấy các biến độc lập nhiều khả năng có thể giải thích cho nhau, có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Điều này sẽ được kiểm định chính xác hơn với hệ số Durbin – Watson và VIF.

Kết quả kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc cho thấy các biến độc lập trong ma trận có hệ số tương quan trung bình với biến phụ thuộc và có giá trị sig < 0,05, điều này chứng tỏ các biến độc lập đạt giá trị phân biệt và nhiều khả năng giải thích cho biến phụ thuộc. Do đó, tác giả đề xuất phương trình tuyến tính cho mơ hình như sau:

IN = β1PU + β2CO+ β3MI+ β4NO + β5BA b. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Phân tích hồi quy tuyến tính bội được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập là Nhận thức về sự hữu ích của EMA (PU), Áp lực cưỡng chế (CO), Áp lực mô phỏng (MI), Áp lực tuân thủ quy chuẩn (NO) và Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA (BA) với biến phụ thuộc là Ý định áp dụng EMA (IN) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam trong mơ hình nghiên mà tác giả đề xuất.

Kiểm định các hệ số, độ dốc của các biến độc lập, kiểm định sự phù hợp của mơ hình thơng qua hệ số xác định R2, hiệu chỉnh và kiểm định F, đồng thời chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF. Cuối cùng là kiểm tra sự vi phạm các giả định của hồi quy để đảm bảo mơ hình phù hợp với lý thuyết hồi quy. Hệ số R2 được xem là hệ số có mối quan hệ đồng biến với số lượng các biến độc lập được đưa vào mơ hình và khi thêm càng nhiều biến độc lập vào mơ hình thì R2 càng tăng.

Bảng 4.13: Tóm tắt mơ hình hồi quy (Model Summary)

Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của sai

số ước lượng Durbin-Watson

1 .762a .581 .569 .43541 1.960

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Theo kết quả, R2 hiệu chỉnh là 0,569, có nghĩa là 56,9% sự thay đổi về ý định áp dụng kế tốn quản trị mơi trường tại các doanh nghiệp sản xuất được giải thích bằng 5 biến đại diện độc lập. Còn 43,1% sự thay đổi về ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác mà tác giả chưa tìm ra được và các nhân tố ngẫu nhiên khác.

Bảng 4.14: Phân tích phương sai (ANOVA)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 43.689 5 8.738 46.089 .000a

Residual 31.471 166 .190

Total 75.160 171

a. Predictors: (Constant), Nhan thuc rao can khi ap dung EMA, Ap luc quy chuan, Nhan thuc su huu ich cua EMA, Ap luc mo phong, Ap luc cuong che

b. Dependent Variable: Y dinh ap dung EMA

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả từ bảng 4.14, số sig = 0,000 < 0,05 cho thấy mơ hình tuyến tính tìm được có ý nghĩa suy ra tổng thể.

Bảng 4.15: Hệ số phương trình hồi quy

Mơ hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị kiểm định t Mức ý

nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận Hệ số phóng đại 1 (Constant) 1.045 .322 3.250 .001 Nhận thức về sự

hữu ích của EMA .585 .076 .506 7.644 .000 .575 1.739

Áp lực cưỡng chế .138 .068 .138 2.019 .045 .538 1.859 Áp lực mô phỏng .059 .048 .068 1.220 .224 .801 1.249 Áp lực tuân thủ quy chuẩn .173 .052 .182 3.333 .001 .849 1.178 Nhận thức rào cản khi áp dụng EMA -.231 .053 -.221 -4.375 .000 .987 1.013

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả xác định hệ số hồi quy của các biến độc lập được thể hiện ở bảng 4.15: - Mơ hình đạt ý nghĩa thống kê với giá trị Sig của các nhân tố Nhận thức về sự

hữu ích của EMA (PU), Áp lực cưỡng chế (CO), Áp lực tuân thủ quy chuẩn (NO) và Nhận thức rào cản khi áp dụng EMA (BA) < 0,05. Riêng Áp lực mơ phỏng (MI) có giá trị Sig = 0,224 (> 0,05) nên khơng có ý nghĩa trong mơ hình. - Trọng số hồi quy chuẩn hóa (hệ số B) của các nhân tố PU, CO, NO dương và

của nhân tố BA là âm, phù hợp với các giả thuyết kỳ vọng ban đầu. Dựa vào kết quả này cho phép kết luận:

Thứ nhất: Có 4 giả thuyết H1, H2, H4, và H5 được đề xuất trong mơ hình nghiên

cứu được chấp nhận; đồng thời tính tốn được mơ hình hồi quy chuẩn hóa là:

IN = 0,506PU + 0,138CO + 0,182NO – 0,221BA

Thứ hai: mức độ ảnh hưởng (quan trọng) của các nhân tố đến ý định áp dụng kế

tốn quản trị mơi trường được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: - Thang đo Nhận thức sự hữu ích của EMA: β = 0,506

- Thang đo Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA: β = - 0,221 - Thang đo Áp lực tuân thủ quy chuẩn: β = 0,182

- Thang đo Áp lực cưỡng chế: β = 0,138

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía nam việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)