Cấu trúc vốn thể hiện chính sách tài trợ của một doanh nghiệp, có nhiều chỉ tiêu thể hiện chính sách này, các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu.
𝐓ỷ 𝐬𝐮ấ𝐭 𝐧ợ = Nợ phải trả
Tổng tài sản ∗ 100%
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải trả và tổng tài sản. Nó cho biết mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Nghĩa là cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng nợ phải trả. Khi tỷ suất nợ càng cao thì mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp khơng thanh tốn kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đối với các chủ nợ tỷ suất này càng cao thì khả năng thu hồi vốn cho các khoản nợ của họ càng giảm vì giá thực tế khi thanh lý tài sản sẽ nhỏ hơn giá ghi sổ của tài sản nếu chủ nợ phải bán để thu hồi vốn. Do vậy, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp. Đây là một trong các chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
𝐓ỷ 𝐬𝐮ấ𝐭 𝐧ợ 𝐭𝐫ê𝐧 𝐯ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 = Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu ∗ 100%
Chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là đòn cân nợ thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu, phản ánh tính tự chủ tài chính, năng lực tài chính, khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn kinh doanh. Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 nghĩa là các khoản nợ phải trả nhỏ hơn vốn chủ sở hữu lúc đó doanh
nghiệp cịn chủ động về vốn kinh doanh. Ngược lại, khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ giảm, doanh nghiệp khó tự chủ về tài chính, tình trạng phá sản dễ xảy ra, hiệu ứng đòn cân nợ giảm.
Điều đáng lưu ý là khi tính tốn các chỉ tiêu ta nên sử dụng giá trị sổ sách hay giá trị thị trường của nợ và vốn chủ sở hữu. Nhiều ý kiến ủng hộ việc sử dụng giá trị sổ sách vì cho rằng chi phí chủ yếu của việc đi vay chính là chi phí khốn khó tài chính dự tính trong trường hợp cơng ty bị phá sản và giá trị liên quan đến nghĩa vụ của con nợ là giá trị sổ sách của khoản nợ đó chứ khơng phải giá trị thị trường của nợ vay. Các ý kiến ủng hộ việc sử dụng giá trị thị trường thì cho rằng giá trị thị trường cuối cùng mới là giá trị thực của cơng ty. Cần lưu ý rằng, có khả năng một cơng ty có thể có giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu âm trong khi đó giá trị thị trường vẫn là dương, bởi vì giá trị sổ sách âm phản ánh các khoản lỗ trước đó, trong khi đó giá trị thị trường dương phản ánh kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai của công ty. Tuy các chỉ tiêu tính theo giá trị thị trường chỉ ra tình trạng tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác nhưng nó có tính chất lý thuyết và khó áp dụng.