khốn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Nhóm cơng ty thuộc ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản
(đơn vị: 1,000,000đ)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ giá trị tổng tài sản trung bình của Nhóm cơng ty thuộc ngành xây dựng kinh doanh bất động sản giai đoạn 2007-2013
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn chủ sở hữu 1,035,797 1,392,864 1,618,053 2,501,374 2,813,915 2,932,052 3,372,209 Nợ dài hạn 345,694 519,680 685,782 1,065,164 1,733,045 2,455,520 2,199,428 Nợ ngắn hạn 546,356 729,127 1,088,398 1,471,311 1,458,912 1,564,364 1,453,012 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000
Qua số liệu ở biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu nợ trong nhóm các cơng ty xây dựng và kinh doanh bất động sản. Ban đầu các công ty này chủ yếu dựa vào nợ vay ngắn hạn (tỷ lệ nợ ngắn hạn/ tổng nợ, tỷ lệ nợ dài hạn /tổng nợ tương ứng 61.25% và 38.72%) đến cuối giai đoạn nghiên cứu, các doanh nghiệp đã chuyển cơ cấu sang sử dụng vốn vay dài hạn để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp (39.78% và 60.22%), đây là một bước chuyển biến rất tốt giúp các doanh nghiệp này chủ động hơn trong việc cân đối nguồn trả nợ do vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản thường rất chậm.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng bình qn của Nhóm cơng ty thuộc ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản giai đoạn 2007-2013
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Giá trị trung bình Tổng tài sản 37.03% 28.41% 48.51% 19.21% 15.75% 1.05% 24.99% Tổng nợ 39.99% 42.07% 42.97% 25.84% 25.94% -9.14% 27.94% Vốn chủ sở hữu 34.47% 16.17% 54.59% 12.49% 4.20% 15.01% 22.82% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Trong giai đoạn nghiên cứu, giá trị trung bình tổng tài sản của nhóm ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình là 24.99%.
Tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2007-2008 và 2009-2010, khi đó mức tăng trưởng tương ứng 37.03% và đạt đỉnh 48.51%, đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO và các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn, đặc biệt là giai đoạn đầu năm 2007 khi cơn sốt chứng khoán đạt mức đỉnh và các doanh nghiệp đã tích lũy lợi nhuận để bổ sung vào vốn chủ sở hữu (tốc độ tăng trưởng VCSH cũng gia tăng cùng nhịp với tốc độ gia tăng tài sản 2007-2008 là 34.47% và 2009-2010 đạt đỉnh 54.59%). Đây cũng là giai đoạn sốt bất động sản Việt Nam 2007-2008, do đó các doanh nghiệp tiếp tục gia tăng việc vay vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp (tốc độ gia tăng nợ tương ứng cho hai giai đoạn này là 39.99% và
Giai đoạn 2010-2013, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản chững lại do đây là giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng. Do lo ngại tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM gia tăng, NHNN ra chính sách thắt chặt tăng trưởng tín dụng, quy định tỷ trọng cho vay khu vực phi sản xuất giảm xuống mức 16% (31/12/2011). Điều này ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản khiến tốc độ tăng trưởng của các công ty thuộc nhóm này lao dốc từ 48.51% (2009-2010) xuống chỉ còn 1.05% (2012-2013).
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Biểu đồ 2.2: Tương quan ROA – Tỷ lệ nợ của Nhóm cơng ty thuộc ngành xây dựng kinh doanh bất động sản giai đoạn 2007-2013
Biểu đồ tương quan trên cho thấy giữa ROA và tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp thuộc nhóm cơng ty ngành xây dựng kinh doanh bất động sản có biến động ngược chiều.
Giai đoạn 2007-2008 chỉ số ROA giảm từ 6.99% xuống còn 4.99% trong khi tỷ lệ nợ trung bình tăng từ 46.27% lên mức 47.27%
Giai đoạn 2008-2010 chỉ số ROA trung bình của các doanh nghiệp này tăng từ 4.99% lên mức đỉnh 8.57%, trong khi đó tỷ lệ nợ tăng mức 47.27% lên 52.30% rồi giảm lại xuống 50.35%.
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ROA 6.99% 4.99% 7.23% 8.57% 3.23% 1.49% 2.09% Tỷ lệ nợ dài hạn 17.93% 19.67% 20.22% 21.14% 28.86% 35.32% 31.31% Tỷ lệ đòn bẩy 46.27% 47.27% 52.30% 50.35% 53.15% 57.82% 51.99% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00%
Biến động ngược chiều này càng rõ nét hơn trong giai đoạn 2010- 2013, khi đó chỉ số ROA giảm từ 8.57% (2010) xuống 1.49% (2012) rồi tăng lên mức 2.09% (2013) trong khi tỷ lệ nợ biến động theo hướng hoàn toàn trái ngược, tăng từ mức 50.35% (2010) lên mức 57.82% (2012) rồi giảm về mức 51.99% (2013).
Sở dĩ có sự biến động ngược chiều này là do các doanh nghiệp nhóm xây dựng và kinh doanh bất động sản đã ưu tiên sử dụng VCSH trong việc gia tăng tài sản thay vì vốn vay. Trong giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp này vẫn phải tiếp tục đầu tư vào các dự án đang dở dang trong khi VCSH không đáp ứng đủ như trong giai đoạn kinh doanh hiệu quả, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp phải dùng vốn vay để bù đắp phần thiếu hụt. Do đó tỷ lệ nợ sẽ bị tác động tăng trong giai đoạn này.
2.2.2. Nhóm ngành thương mại dịch vụ
(đơn vị: 1,000,000đ)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ giá trị tổng tài sản trung bình của Nhóm cơng ty thuộc ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2007-2013
Qua biểu đồ trên ta thấy rõ giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ là vào năm 2008-2009. Trong giai đoạn này, tổng giá trị tài sản bình quân của các doanh nghiệp tăng hơn 158 tỷ (nợ tăng 128 tỷ và VCSH
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn chủ sở hữu 257,279 268,527 298,546 313,570 317,419 310,286 306,365 Nợ dài hạn 62,369 63,918 122,596 119,355 107,933 82,850 108,795 Nợ ngắn hạn 156,738 164,876 234,620 302,351 382,293 468,547 452,074 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000
tăng 30 tỷ). Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, thị trường chứng khoán bùng nổ và các doanh nghiệp bắt đầu IPO, chính những yếu tố này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay cũng như gia tăng VCSH thông qua nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, do tốc độ tăng nợ cao hơn so với tốc độ tăng VCSH nên chỉ số nợ trung bình của các doanh nghiệp thuộc nhóm thương mại dịch vụ đã tăng nhanh từ mức 46.01% (2008) lên mức 54.47% (2009).
Giai đoạn 2011-2012 mặc dù giá trị trung bình của VCSH và vốn vay dài hạn đều giảm do ảnh hưởng của tình hình tài chính khó khăn nhưng vốn vay ngắn hạn vẫn tăng và chiếm tỷ trọng lớn, điều này góp phần làm giá trị tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp nhóm thương mại dịch vụ vẫn tăng so với năm trước. Nợ ngắn hạn vẫn tăng trong giai đoạn khó khăn này là do NHNN đã có những chính sách ưu đãi lãi suất cho những doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn trong giai đoạn này (Thơng tư số 14/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 08/05/2012).
Giai đoạn 2012-2013, giá trị trung bình của VCSH tiếp tục giảm do tình hình kinh tế khó khăn, tuy nhiên do giá trị trung bình của vốn vay vẫn tiếp tục tăng nên tổng tài sản của các công ty thuộc nhóm ngành thương mại dịch vụ vẫn tăng nhẹ trong giai đoạn này. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự dịch chuyển cơ cấu nợ khi giá trị vốn vay dài hạn có xu hướng tăng trong khi giá trị vốn vay ngắn hạn lại giảm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã dần sử dụng nguồn vốn dài hạn để tránh các áp lực thanh toán trong tương lai ngắn hạn và chủ động hơn trong việc thanh toán nợ gốc và lãi vay.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng bình qn của Nhóm cơng ty thuộc ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2007-2013
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Giá trị trung bình Tổng tài sản 4.39% 31.86% 12.13% 9.84% 6.69% 0.64% 10.93% Tổng nợ 4.42% 56.13% 18.05% 16.25% 12.48% 1.72% 18.17% Vốn chủ sở hữu 4.37% 11.18% 5.03% 1.23% -2.25% -1.26% 3.05% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Bảng trên cho thấy rõ hơn những nhận định về giai đoạn tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc nhóm thương mại dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng đạt mức đỉnh vào giai đoạn 2008-2009 (31.86%) và bắt đầu giảm dần qua các năm, đến cuối giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 0.64%. Tốc độ tăng trưởng của nợ và VCSH cũng hoàn toàn phù hợp với nhịp độ trên. Tốc độ tăng trưởng của nợ và VCSH đều đạt đỉnh trong giai đoạn 2008-2009 và giảm dần qua các năm (tốc độ tăng trưởng nợ đạt đỉnh ở mức 56.13% (2008-2009) và giảm dần tới mức 1.72% (2011-2012), tương ứng với tốc độ tăng trưởng VCSH là 11.18% và -1.26%.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Biểu đồ 2.4: Tương quan ROA – Tỷ lệ nợ của Nhóm cơng ty thuộc ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2007-2013
Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, giá trị ROA trung bình của các cơng ty nhóm thương mại dịch vụ giảm liên tục từ 7.70% (2007) xuống 1.42% (2013). Tuy nhiên giá trị trung bình chỉ số nợ của nhóm các cơng ty này lại có xu hướng tăng liên tục qua các năm 45.99% (2007) lên mức 64.67% (2013). Đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ đã có những biện pháp điều tiết luồng vốn của thị trường bằng cách cắt giảm tỷ trọng tăng trưởng vốn của nhóm ngành kinh doanh bất động sản và giảm lãi suất cho các ngành sản xuất kinh doanh. Do đó, mặc dù ROA của
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ROA 7.70% 6.71% 5.47% 5.21% 3.92% 2.38% 1.42% Tỷ lệ nợ dài hạn 13.09% 12.85% 18.70% 16.23% 13.36% 9.61% 12.55% Tỷ địn bẩy 45.99% 46.01% 54.47% 57.35% 60.70% 63.99% 64.67% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00%
nhóm cơng ty thương mại dịch vụ giảm nhưng các công ty thuộc nhóm này vẫn có thể vay thêm nợ để đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, do ROA giảm, vốn chủ sở hữu bổ sung không đủ để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải dùng vốn vay để tiếp tục tài trợ cho các dự án. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc có sự biến động trái chiều giữa ROA và tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp thuộc nhóm cơng ty thương mại dịch vụ giai đoạn 2007-2013.
2.2.3. Nhóm ngành sản xuất chế biến
(đơn vị: 1,000,000đ)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ giá trị tổng tài sản trung bình của Nhóm cơng ty thuộc ngành sản xuất chế biến giai đoạn 2007-2013
Qua số liệu ở biều đồ, trong suốt giai đoạn nghiên cứu, cấu trúc vốn của nhóm các cơng ty sản xuất chế biến khơng có biến động mạnh. Tỷ trọng nợ trung bình của các cơng ty thuộc nhóm sản xuất và chế biến tăng đều qua các năm và đạt đỉnh ở năm 2011 ở mức 52.43% sau đó giảm nhẹ xuống mức 50.48% vào năm 2013. Cơ cấu giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của nhóm này cũng khơng có sự thay đổi rõ rệt, vốn vay ngắn hạn vẫn là nguồn vốn vay chính chiếm tỷ trọng 82.49% trên tổng vốn vay vào năm 2007 và giảm xuống còn 79.02% vào năm 2013. Tuy sự thay đổi khơng lớn nhưng đây cũng là một tín hiệu tốt khi các doanh nghiệp đã dần dần thay
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn chủ sở hữu 602,606 670,069 874,412 1,076,798 1,290,090 1,463,722 1,673,896 Nợ dài hạn 76,575 134,732 219,568 301,524 361,229 399,744 358,034 Nợ ngắn hạn 360,678 401,147 602,535 835,920 1,060,466 1,142,599 1,348,490 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000
đổi vốn vay ngắn hạn bằng vốn vay dài hạn nhằm giảm bớt áp lực thanh toán, tránh nguy cơ mất thanh khoản đột ngột.
Trong ba nhóm doanh nghiệp được phân tích, nhóm doanh nghiệp sản xuất chế biến là nhóm có tỷ lệ nợ thấp nhất (năm 2013 tỷ lệ nợ 50.48% so với 51.99% của nhóm xây dựng và kinh doanh bất động sản và 64.67% của nhóm thương mại dịch vụ). Việc giữ tỷ lệ nợ ở mức thấp giúp các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và chế biến giảm bớt các áp lực về lãi vay trong giai đoạn lãi suất cao do tăng trưởng nóng (giai đoạn 2008-2009).
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng bình qn của Nhóm cơng ty thuộc ngành sản xuất chế biến giai đoạn 2007-2013
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Giá trị trung bình Tổng tài sản 15.97% 40.68% 30.52% 22.47% 10.85% 12.45% 22.16% Tổng nợ 22.56% 53.41% 38.36% 24.99% 8.49% 10.64% 26.41% Vốn chủ sở hữu 11.20% 30.50% 23.15% 19.81% 13.46% 14.36% 18.74% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Bảng tốc độ tăng trưởng cho thấy, giống như hai nhóm xây dựng kinh doanh bất động sản và thương mại dịch vụ, giai đoạn 2008-2009 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của nhóm cơng ty sản xuất và chế biến, thời kỳ này tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm ngành này lên tới 40.68%, trong đó tăng trưởng nợ lên đến 53.41%, tăng trưởng vốn chủ sở hữu đạt đỉnh 30.50%. Sau khi đạt đỉnh vào năm 2009, tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại qua các năm, đến cuối giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 12.45%, tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ còn 10.64% và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu chỉ còn 14.36%.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hsx.vn
Biểu đồ 2.6: Tương quan ROA – Tỷ lệ nợ của Nhóm cơng ty thuộc ngành sản xuất chế biến vụ giai đoạn 2007-2013
Các công ty sản xuất và chế biến là nhóm có giá trị ROA trung bình cao và tương đối ổn định nhất trong ba nhóm được nghiên cứu. Giá trị này ln trên 9.4% qua các năm. Chính việc ln giữ được tỷ lệ ROA ở mức cao đã giúp cho các doanh nghiệp thuộc nhóm này có nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào các dự án, giảm phần nào đó sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
Bài nghiên cứu này được thiết kế để kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ của các công ty niêm yết tại SGD CK TP HCM và những tỷ lệ tài chính khác. Mục đích của nghiên cứu khơng chỉ dừng lại ở việc đo lường mối tương quan của mỗi yếu tố đến tỷ lệ nợ, mà còn cố gắng xây dựng một mơ hình tổng hợp các tác động của những yếu tố trên đến địn bẩy tài chính.
Mối quan hệ được đo thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính. Sau đó, kết quả phân tích sẽ được trình bày và được sử dụng để chứng minh cho các kết quả nghiên cứu. Dựa trên những kết quả, các giả thuyết sẽ được xác nhận hoặc bác bỏ. Kết luận sẽ được rút ra dựa trên những kết quả của việc phân tích hồi quy.
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ROA 11.92% 9.54% 12.53% 11.23% 9.88% 9.47% 9.41% Tỷ lệ nợ dài hạn 7.36% 11.17% 12.94% 13.62% 13.32% 13.30% 10.59% Tỷ đòn bẩy 42.05% 44.44% 48.46% 51.37% 52.43% 51.31% 50.48% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu định lượng bao gồm các chỉ số địn bẩy tài chính của cơng ty và những tỷ lệ tài chính khác. Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp phù hợp nhất trong việc phân tích và trình bày các dữ liệu dưới dạng số học, do đó, phương pháp này rất phù hợp với yêu cầu phân tích của bài nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận định lượng được sử dụng là phương pháp phân tích thống kê, hình thành các mơ hình hồi quy tuyến tính để đo lường sự tương quan giữa các yếu tố. Các dữ liệu sẽ được trình bày bằng cách sử dụng bảng và các biểu đồ biểu diễn. Bằng cách sử dụng kết quả của những thống kê trên, dự kiến sẽ cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và xác nhận các giả thuyết nghiên cứu.
2.3.2. Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu tài chính được thu thập từ Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm cho