Mối liên quan giữa tổn thương mô bệnh học với một số xét nghiệm cận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học và tính đa hình thái gen STAT4; IRF5; CDKN1A trong viêm thận lupus (Trang 135 - 137)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.3. Đặc điểm tổn thương mô bệnh học viêm thận lupus và phân loại theo

4.3.6. Mối liên quan giữa tổn thương mô bệnh học với một số xét nghiệm cận

Nếu như các triệu chứng lâm sàng phụ thuộc chủ quan của bác sĩ thăm

khám thì các thăm dị cận lâm sàng là phản ánh trung thực nhất chứng minh

mối liên quan giữa tổn thương trên mơ bệnh học với các xét nghiệm có liên

quan đến cơ chế bệnh sinh của LBĐHT và VTL. Bảng 3.17 cho thấy hầu hết

các xét nghiệm cận lâm sàng đều có sự khác biệt giữa nhóm class IV và các nhóm tổn thương cịn lại, p<0,001.

- Tình trng thiếu máu qua ch s hemoglobin: nhóm bệnh nhân class IV-S; IV-G có chỉ số hemoglobin 90,6 ±17,1 và 90,1 ±16,9 thấp hơn các nhóm tổn

thương cịn lại, p<0,001. Kết quả này tương tựnhư nghiên cứu của Bancha

Satirapoj và Yi Tang tổn thương class IV có tình trạng thiếu máu nặng

hơn nhóm tổn thương còn lại, p<0,01 [76, 88].

- Nồng độ ure, creatinin máu và MLCT: mức độ tổn thương thận thể hiện qua nhiều thơng số trong đó có nồng độ ure và creatinin máu. Tổn thương

class IV là một tổn thương lan tỏa với > 50% số cầu thận bị tổn thương thường kèm theo các tổn thương ngồi cầu thận, chính vì vậy sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến khả năng đào thải chất độc dẫn tới nồng độ ure và

creatinin máu tăng, MLCT giảm. Kết quả bảng 3.18 cho thấy nồng độ ure,

creatinin nhóm class IV cao hơn, MLCT thấp hơn rõ rệt nhóm bệnh nhân cịn lại, p<0,001. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị

Liệu [72]; Phạm Hoàng Ngọc Hoa [83]; Yi Tang [88]; Intissar Haddiya [81]; Bancha Satirapoj [76] và nhiều tác giả khác [84, 101]. Nồng độ

creatinin máu thời điểm nhập viện được đánh giá rất quan trọng trong tiên

lương lâu dài và nguy cơ tử vong của bệnh nhân đã được khẳng định qua

- T l protein niệu 24h ≥ 3,5gr và HCTH: theo cơ chế tổn thương cầu thận, protein niệu 24h và HCTH xuất hiện tỷ lệ cao trong VTL class V. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện qua bảng 3.17 và một số

báo cáo quốc tế lại cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có protein niệu 24h ≥ 3,5gr và

HCTH chủ yếu xuất hiện trong VTL class IV đặc biệt là class IV-G. Ở

nhóm bệnh nhân tổn thương class IV-G 87,7% có protein niệu 24h ≥ 3,5gr

và 82,5% đủ tiêu chuẩn chẩn đốn HCTH, cao hơn các nhóm bệnh nhân cịn lại có ý nghĩa thống kê, p<0,001 và đặc biệt khơng có bệnh nhân nào HCTH xuất hiện ở nhóm class I; II. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với

cơ chế tổn thương class IV-G là tổn thương lan tỏa, cấp tính và nặng. Kết

quả nghiên cứu này cũng tương tự như một số nghiên cứu trong nước và quốc tế [72, 76, 77, 81, 85, 88, 104, 106]. Protein niệu cao và HCTH được một số nghiên cứu đánh giá là yếu tố nguy cơ xấu cho tiên lượng hay làm

tăng khảnăng tiến triển đến suy thận mạn [3, 107, 108].

- Mức độ đái máu và tỷ l xut hin tr niu: mức độ đái máu và xuất hiện trụ niệu là hai biểu hiện thường gặp và cơ bản trong tổn thương cầu thận,

tổn thương thận càng nặng thì mức độ đái máu càng nhiều. Mối liên quan

giữa mức độ đái máu và tỷ lệ xuất hiện trụ niệu trong nghiên cứu của

chúng tôi được chứng minh từ kết quả nghiên cứu. Mức độ đái máu và tỷ

lệ có trụ niệu cao nhất ở nhóm class IV-G so với các nhóm cịn lại có ý

nghĩa thống kê, p=0,001. Nghiên cứu của Zhaleh S.S; Yi Tang và Nezhad

S.T cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đái máu và trụ niệu ở nhóm class IV là

cao nhất, khác biệt so với các nhóm tổn thương class I; II; III và V có ý

nghĩa thống kê [84, 85, 88].

- Nồng độ kháng th kháng ANA và kháng th kháng dsDNA: trong khi

kháng thể ANA khơng có độ đặc hiệu cao thì độ đặc hiệu của kháng thể

dsDNA đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. So sánh nồng độ kháng

thể kháng ANA và dsDNA giữa các nhóm bệnh nhân tổn thương thận theo phân loại ISN/RPS 2003 kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa

nồng độ kháng thể kháng dsDNA của nhóm class III; IV với các nhóm cịn lại, p=0,01; với nồng độ kháng thể kháng ANA thì khơng có sự khác biệt giữa các nhóm (bảng 3.18). Kết quả cũng phù hợp với một số nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa kháng thể kháng ANA và dsDNA với

tổn thương trên mô bệnh học: nghiên cứu của IG Okpechi [77]; Bancha

Satirapoj [76]; Stephen D. Marks [105]; Yi Tang [88].

- Nồng độ b th C3,C4: bổ thể tham gia trong cơ chế bệnh sinh của

LBĐHT đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Tổn thương VTL

class III; IV là những tổn thương nặng và mang tính chất cấp tính. Nồng

độ C3; C4 nhóm bệnh nhân có tổn thương class III; IV thấp hơn so với các nhóm cịn lại, p=0,0001. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như một số

nghiên cứu quốc tế: nghiên cứu của Yi Tang; A. Hurtado cũng cho thấy

tổn thương class III; IV có nồng độ bổ thể C3; C4 giảm có ý nghĩa so với

các tổn thương còn lại [88, 106]; IG Okpechi kết luận độ nhạy và độ đặc hiệu của C3; C4 trong VTL class III; IV so với các loại tổn thương cịn lại, trong đó độ nhạy/độ đặc hiệu của C3 là 86,3%/51,7% và của C4 là 42,3%/80,4% [77].

Đối chiếu tổn thương trên mô bệnh học với các đặc điểm cận lâm sàng, một số nhà nghiên cứu đưa ra các giá trị tiên đoán cho tổn thương thận

tăng sinh (class III/IV) khi có các biểu hiện cận lâm sàng xuất hiện đồng

thời như: đái máu; protein niệu cao; albumin máu thấp; giảm C3 và tăng

dsDNA với giá trị tiên đốn chính xác lên đến trên 81% [77]. Điều này có thể hữu ích cho một số trung tâm còn hạn chế trong việc sinh thiết thận và

đọc tiêu bản mô bệnh học, giúp các nhà lâm sàng có thể tiên đốn để điều trị sớm cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học và tính đa hình thái gen STAT4; IRF5; CDKN1A trong viêm thận lupus (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)