CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.2. Đánh giá mức độ hoạt động viêm thận lupus bằng thang điểm
4.2.2. Mối liên quan giữa điểm SLEDAI với đặc điểm lâm sàng
- Trong 152 bệnh nhân nghiên cứu có 138 nữ và 14 nam, điểm SLEDAI trung bình nhóm bệnh nhân nữ là 18,0 ± 5,8và nhóm bệnh nhân nam là
17,9 ± 3,7, khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p=0,47.Về lý thuyết bệnh nhân nam mắc bệnh LBĐHT tỷ lệ thấp, tiên lượng thường nặng hơn,
được giải thích liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, tuy nhiên nhóm bệnh
nhân nam thấp nên kết quả có thể chưa thực sự thể hiện đúng bản chất của bệnh. Nghiên cứu của Yi Tang và cộng sự nhóm bệnh nhân nam SLEDAI
28,0 cao hơn nhóm bệnh nhân nữ 26,3 với p=0,008 [89] , tuy nhiên nghiên
cứu tìm ra nhóm bệnh nhân nam tỷ lệ dương tính với kháng thể ANCA cao
hơn và đưa ra giả thuyết liệu đây có phải là một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nặng của bệnh qua điểm SLEDAI; Mok CC nghiên cứu
so sánh mức độ hoạt động bệnh LBĐHT giữa nam và nữ cho chỉ số
SLEDAI nhóm nam là 12,8 và nữ là 11,7 khơng có sự khác biệt với p=0,23 [95]; Young Bin Joo: khơng có sự khác biệt SLEDAI nhóm bệnh nhân nam và nữ [89].
- Kết quả phân tích từ bảng 3.9 cho thấy, nhóm bệnh nhân hoạt động rất cao
(điểm SLEDAI > 19) có tỷ lệ xuất hiện triệu chứng lâm sàng đa dạng (ban
cánh bướm, viêm khớp, rụng tóc, tràn dịch màng tim/phổi) cao hơn nhóm
bệnh nhân có điểm hoạt động cao, hoạt động thấp và trung bình có ý nghĩa
thống kê p < 0,05. Sự xuất hiện này không chỉ đơn lẻ ở một triệu chứng
lâm sàng mà đồng thời nhiều triệu chứng kết hợp cho thấy biểu hiện đợt
cấp của bệnh tổn thương nhiều cơ quan cùng một lúc. Nghiên cứu của
quan đến mức độ hoạt động của LBĐHT, theo kết quả nghiên cứu điểm
trung bình SLEDAI 10 điểm sẽ có 4 cơ quan tổn thương và điểm SLEDAI
lên 40 sẽ tương ứng khoảng 10 biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, đặc biệt các biểu hiện thường gặp và được tính điểm trên bảng điểm SLEDAI [5].