Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.5 Một số nghiên cứu về số thu thuế của quốc gia/địa phương
Thuế là lĩnh vực đã xuất hiện từ rất sớm, chính vì thế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về đề tài này. Tuy nhiên, thuế là vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp, mang tính địa phương và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, vì vậy đây vẫn là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, những nơi chốn khác nhau và góc nhìn khác nhau. Có tác giả tiến hành nghiên cứu về số thu thuế ở các nước có thu nhập thấp, các nước nhận viện trợ hoặc tác động từ góc nhìn từ sự ổn định về chính trị, v.v.v. Sự đa dạng của các cơng trình nghiên cứu khơng chỉ thể hiện ở sự phong phú về đề tài mà còn thể hiện ở quy mơ. Có cơng trình nghiên cứu trên một tỉnh/ thành, một khu vực gồm nhiều tỉnh thành, một quốc gia nhưng cũng có cơng trình nghiên cứu trong một vùng gồm nhiều quốc gia. Trong phần này, tác giả lược khảo một số cơng trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài.
Bird, Martínez - Vázquez và Torgler (2008) nghiên cứu trên một phạm vi rộng, gồm 110 quốc gia thuộc nhóm đang phát triển trong giai đoạn 1990–1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy dù là quốc gia đang phát triển nhưng GDP bình quân đầu
người có quan hệ đồng biến đến số thu thuế. Khía cạnh hội nhập quốc tế có ảnh hưởng tới tổng số thu thuế nhưng trong thời kỳ này và ở mức thu nhập còn thấp thì tác động này khơng đáng kể. Dân số gia tăng cùng với tỷ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp so với GDP tăng là nguyên nhân dẫn tới mức thu thuế thấp hơn. Nghiên cứu cũng tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của chính trị, theo đó, chỉ số về các quyền tự do cơng dân, sự ổn định về chính trị, sự minh bạch của pháp luật hay tổng hợp lại đó là một quốc gia có thể chế tốt sẽ có tác động tích cực đến số thu thuế.
Cũng thực hiện nghiên cứu ở các nước đang phát triển, Gupta (2007) đã tiến hành nghiên cứu dựa trên số liệu từ 105 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 25 năm. Kết quả nghiên cứu cho biết các biến có ảnh hưởng và làm gia tăng số thu thuế bao gồm: GDP bình quân đầu người, kim ngạch thương mại, viện trợ nước ngoài và các chỉ số về ổn định chính trị, kinh tế. Chiều ngược lại, các yếu tố tỷ trọng đóng góp ngành nơng nghiệp trong GDP, tình trạng tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới số thu thuế. Các loại thuế dù là thuế trực thu hay gián thu đều chịu ảnh hưởng của tham nhũng, bất ổn chính trị và lạm phát.
Dựa trên dữ liệu của 75 quốc gia, bao gồm cả các quốc gia phát triển và đang phát triển, trong giai đoạn 1985–1995, nghiên cứu của Piancastelli (2001) đã chỉ ra GDP bình quân đầu người, tỉ trọng công nghiệp trên GDP và độ mở thương mại là các yếu tố quan trọng quyết định số thu thuế. Cũng như kết quả của nhiều nghiên cứu khác, Piancastelli cho biết khi tỷ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp trên GDP cịn cao thì số thu thuế sẽ hạn chế, hay nói cách khác, tỷ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp có quan hệ nghịch chiều so với số thu thuế của quốc gia. Ngoài ra, nghiên cứu cịn tìm thấy tình trạng tham nhũng có tác động tiêu cực một cách nghiêm trọng đến số thu thuế ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Về vấn đề viện trợ của nước ngồi, tác giả đã chia mẫu tổng thể thành ba nhóm nhỏ tương ứng với ba mức thu nhập khác nhau, kết quả cho thấy viện trợ nước ngồi có tác động tích cực đáng kể tới số thu thuế ở các quốc gia có thu nhập thấp nhưng khơng có ý nghĩa ở các nước thu nhập trung bình và thu nhập cao.
Castro và Camarillo (2014) tiến hành nghiên cứu trên 34 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for Economic Co- operation and Development) trong giai đoạn từ năm 2001-2011. Tác giả sử dụng đồng thời kỹ thuật phân tích bảng tĩnh và bảng động để phân tích tác động của các yếu tố kinh tế, cấu trúc, thể chế và xã hội đến số thu thuế. Điểm đặc biệt trong nghiên cứu này mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đó là việc phân tích tác động về độ trễ của biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy độ trễ của số thu thuế có tác động tích cực, tức việc số thu thuế của năm trước cũng góp phần ảnh hưởng đến số thu của năm hiện tại. Ngoài ra, kết quả cho thấy GDP bình quân đầu người cao, mức độ phát triển ngành công nghiệp mạnh và vốn đầu tư nước ngoài là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới số thu thuế. Trong khi biến số đại diện cho khu vực nông nghiệp và tỉ trọng đầu tư trực tiếp nước ngồi liên quan đến hình thành tổng vốn cố định lại có tác động hạn chế. Có kết quả tương tự về ảnh hưởng từ thu nhập bình quân đầu người, trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2000, ở phạm vi gồm 16 nước Ả Rập, nghiên cứu của Eltony (2002) cho biết các yếu tố GDP bình quân đầu người cùng với tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu có ảnh hưởng cùng chiều đến tổng số thu thuế.
Từ nhiều quốc gia và nhiều châu lục khác nhau, gồm 11 nước thuộc châu Á, 19 nước Mỹ Latinh và 9 nước thành viên EU, Profeta và Scabrosetti (2010) phân tích các yếu tố quyết định đến số thu thuế của 39 quốc gia trong giai đoạn 1990– 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số về quyền dân chủ, quyền tự do cơng dân và quyền chính trị càng cao thì càng làm gia tăng hiệu quả của hệ thống thuế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về tác động của một số yếu tố kinh tế đến số thu thuế tính theo châu lục. Cụ thể, nghiên cứu tìm thấy GDP bình quân đầu người và tỷ lệ nợ trên GDP khơng có ý nghĩa trong việc quyết định số thu thuế ở các nước thuộc khu vực châu Á nhưng lại có tác động mạnh ở các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh. Tỷ trọng nông nghiệp trên GDP tăng làm hạn chế số thu thuế ở Mỹ Latinh nhưng trong giai đoạn này lại khơng có ý nghĩa ở châu Á. Độ mở của nền kinh tế có tác động tích cực đến số thu thuế ở châu Á và châu Âu, nhưng độ
mở của nền kinh tế làm hạn chế số thu thuế ở Mỹ Latinh. Mặc dù kết quả này còn phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi thu thập dữ liệu nhưng sự khác biệt đó đặt ra vấn đề liệu rằng yếu tố văn hóa, địa lý có ảnh hưởng đến số thu thuế hay khơng?.
Amin và cộng sự (2014) nghiên cứu tác động của các yếu tố đến số thu thuế ở Pakistan giai đoạn 1980–2010. Trong khoảng thời gian 30 năm, các yếu tố gồm bất ổn chính trị, khối lượng thương mại, thu nhập thực bình quân đầu người và lạm phát là những yếu tố chính ảnh hưởng đến số thu thuế.
Nghiên cứu của Teera (2003) được thực hiện ở Uganda. Kết quả nghiên cứu cho thấy số thu thuế bị ảnh hưởng bởi tình trạng trốn thuế, độ mở thương mại, tỷ trọng nông nghiệp. Tác giả cho rằng khi tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tăng thì tổng thu thuế sẽ giảm. Đối với các nước đang phát triển thì thương mại nước ngồi đóng góp lớn vào số thu thuế của chính phủ.
Dioda (2012) sử dụng dữ liệu bảng cho 32 quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribbean trong khoảng thời gian từ 1990–2009 để đánh giá ý nghĩa thống kê của một số biến góp phần quyết định tới tỉ trọng số thu thuế trên tổng GDP. Các kết quả chỉ ra các biến có ảnh hưởng đáng kể đến số thuế thu được bao gồm: Quyền tự do công dân, số lao động nữ, cơ cấu dân số theo độ tuổi, sự ổn định về chính trị, trình độ giáo dục, mật độ dân số và quy mô của kinh tế ngầm.
Nghiên cứu của Ayenew (2016) được thực hiện dựa trên dữ liệu trong giai đoạn từ năm 1975 đến 2013 để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế ở Ethiopia trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP bình quân đầu người, viện trợ nước ngồi và tỷ trọng cơng nghiệp ảnh hưởng tích cực đến số thu thuế trong khi đó các lạm phát là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế.
Một số nghiên cứu trong nước như: Sử Đình Thành và cộng sự (2015) đánh giá khả năng thu thuế của Việt Nam trong giai đoạn 1988–2013 và cho thấy khả năng thu thuế của hệ thống thuế Việt Nam vẫn do những yếu tố kinh tế quyết định. Mức thu nhập cao hơn, độ mở thương mại rộng hơn và tỉ trọng nông nghiệp trên GDP thấp hơn có thể dẫn tới khả năng thu và tổng thu thuế cao hơn.
Nghiên cứu luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Hoàn thiện
quản lý thu thuế nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống ở Hà Nội). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng
tới quản lý thu thuế bao gồm đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm ngành của doanh nghiệp, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố luật pháp và yếu tố thuộc về cơ quan thuế.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu cho thấy yếu tố kinh tế quan trọng nhất và có tác động mạnh đến số thu thuế. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP và độ mở thương mại có tác động tích cực, nhưng tỉ trọng nơng nghiệp trên GDP lại có tác động tiêu cực. Tác động của những yếu tố khác là chưa rõ ràng, kết quả vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thời gian, khu vực và quy mô mẫu nghiên cứu.