Thực trạng về số thu thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 40)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế các tỉnh miền Đông

3.2.1 Thực trạng về số thu thuế

Thuế là cơng cụ kinh tế quan trọng để Chính Phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là nguồn thu chính của Ngân sách quốc gia/địa phương. Một trọng những yêu cầu quan trọng của chính sách thuế là phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, sự biến động của kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam và các kinh tế các vùng. Việc Việt Nam hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới đã tạo ra cả cơ hội phát triển, nhưng cũng khơng ít

thách thức đặc biệt là những cam kết về mở cửa thị trường, công bố lộ trình cắt giảm thuế các mặt hàng theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến biến động số thu thuế và thu ngân sách của từng vùng, trong đó có Vùng kinh tế Đơng Nam Bộ.

Nhưng nhìn chung số thu thuế của 6 tỉnh Đông Nam Bộ vẫn nằm trong xu hướng tăng (năm sau cao hơn năm trước). Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai có số thu ổn định. Tính riêng năm 2015, trong 6 tỉnh thì có 2 tỉnh có số thu thuế thấp hơn, 4 tỉnh có số thu thuế cao hơn so với năm 2014. Vượt trội là tổng số thu thuế của Thành phố Hồ chí Minh đạt 312,64 nghìn tỉ, tăng 11,4% so với năm 2014.

Bảng 3.1 Số thu thuế của các tỉnh Đơng Nam Bộ

Đơn vị tính : Nghìn tỉ đồng

Tên địa phương 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Bình Phước 1,12 0,96 1,86 2,18 3,04 2,5 3,61 4,6 4,14 4,05 3,85 Tây Ninh 1,43 1,42 1,73 1,92 2,84 3,06 4,56 5,29 5,62 5,26 5,93 Bình Dương 5,99 5,78 9,14 12,64 8,48 23,28 26,19 28,15 32,93 35,09 36,31 Đồng Nai 8,54 8,87 11,45 14,43 7,72 23,27 27,51 31,49 34,62 38,02 40,8 Bà Rịa - Vũng Tàu 13,95 16,02 17,04 31,77 9,18 78,44 121,34 126,85 118,22 109,03 84,24 Tp. Hồ Chí Minh 59,94 60,89 92,34 121,64 45,92 180,7 135,06 235,35 252,54 280,59 312,64 Tổng số thu của cả vùng Tốc độ tăng tổng số thu

3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Bộ

Nhiều năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết 53 ngày 29-8-2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đơng Nam Bộ và kinh tế phía Nam tới năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Đông Nam Bộ đã đạt được những thành tự to lớn. Đến nay, vùng Đơng Nam bộ chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% thu ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình qn cả nước; có tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,4 lần đến 1,6 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước.

Những năm qua, các địa phương vùng Đông Nam bộ phát triển ngày càng năng động, đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững ở nhiều lĩnh vực như điện tử, phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thơng, du lịch; đã phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: Khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, cơng nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng cơng nghiệp hóa của vùng và cả nước.

Tuy nhiên, theo ông Cao Đức Phát, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Theo đó, vùng Đơng Nam bộ về cơ bản vẫn chưa chuyển đổi thành công sang mơ hình tăng trưởng với giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại, trong đó hàm lượng cơng nghệ và tri thức đóng vai trị quyết định. Kết cầu hạ tầng của vùng chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông đuờng bộ, đường thủy, cảng biển chưa thực sự kết nối tốt, chưa hiện đại, chi phí cao; chưa hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt; chất lượng đơ thị cịn thấp, các khu công nghiệp chồng chéo về chức năng; các trung tâm đô thị trong vùng kém kết nối cả về giao thông, chức năng kinh tế và dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, vùng chậm hình thành các trung tâm khoa học, cơng nghệ sáng tạo trình độ quốc tế, ít sáng chế cơng nghệ, đóng góp khoa học cơng nghệ chưa cao vào mơ hình tăng trưởng; giữa các tỉnh, thành phố cịn thiếu sự phối hợp, thậm chí cạnh tranh nhau

về chính sách, hệ thống dịch vụ cơng... làm chậm hình thành một không gian kinh tế vùng thống nhất. Mặc dù có Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm, Ban Chỉ đạo, nhưng các tổ chức này họat động kém hiệu quả do thiếu cơ chế có hiệu lực để thực thi các quyết sách được thống nhất.

3.2.3. Thực trạng về lực lượng lao động

Trong 6 tỉnh Đông Nam Bộ, xếp về cơ cấu trình độ chun mơn kỹ thuật của dân số thì TP.Hồ Chí Minh đứng đầu với khoảng 9,8% dân số có trình độ từ đại học trở lên, tiếp đó là Bà Rịa - Vũng Tàu với 4,8%, Đồng Nai 3,5%, Bình Dương 2,7%, tỷ lệ này thấp nhất ở hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước với 2,1%. Tỷ lệ lao động có học vấn cao cịn q khiêm tốn so với nhu cầu phát triển và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam này.

Đơng Nam Bộ có hơn 10,9 triệu dân trên 15 tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của vùng Đông Nam Bộ cao và được xếp vào tỷ lệ "dân số vàng”. Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên của cả vùng là 6,6%, tỷ lệ dân số có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cũng chỉ chiếm vài phần trăm và hầu hết dân số khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật, nhất là ở tỉnh Tây Ninh chiếm 92,7% dân số. Vì vậy tuy có tiềm năng về nguồn lao động dồi dào nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao bao giờ cũng là vấn đề cấp thiết. Lực lượng lao động trên địa bàn chưa đáp ứng được cầu lao động tại địa phương nhất là ở tứ giác cơng nghiệp TP.Hồ Chí Minh - Đồng Nai- Bà Rịa Vũng Tàu- Bình Dương, nên đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh thành khác đến làm việc, tập trung nhiều tại các khu cơng nghiệp. Tại các khu cơng nghiệp Bình Dương lao động ngoại tỉnh chiếm đến 90% lực lượng lao động, trong đó lao động có chứng chỉ nghề chỉ khoảng 56%.

Ngoài các trường, trung tâm ở các tỉnh thành trong vùng, TP.Hồ Chí Minh hiện là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn cho cả khu vực, mỗi năm có khoảng 100.000 sinh viên đại học, cao đẳng và khoảng 50.000 học sinh trung cấp tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo tại TP.Hồ Chí Minh. Nhưng trong số lao động đã qua đào tạo chỉ có khoảng

30% đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Thực tế cho thấy nhiều chương trình dạy vẫn nặng về lý thuyết, thiên về việc dạy những gì trường có mà chưa chú trọng đào tạo những gì xã hội cần. Vẫn cịn nhiều bất cập, khi có trên 50% sinh viên ra trường khơng có việc làm hoặc có việc nhưng khơng đúng ngành được học và việc các doanh nghiệp lại phải mất thời gian đào tạo lại trở nên phổ biến. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kết quả thống kê của Viện Chiến lược công nghệ thông tin khi phỏng vấn sinh viên mới ra trường thì 72% khơng có kinh nghiệm thực hành, 42% khơng có kỹ năng làm việc nhóm, 70% khơng thành thạo ngoại ngữ và 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại các nhân viên mới trong thời gian ít nhất là 3 tháng.

3.2.4. Thực trạng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì năm 2016 các tỉnh Đông Nam Bộ không chỉ tiếp tục dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi mà cịn nâng cao được chất lượng thu hút đầu tư. Cụ thể, theo Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Đồng Nai thu hút vốn FDI của tỉnh năm 2016 đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với kế hoạch đề ra. Đây là kết quả thu hút FDI cao nhất từ trước đến nay và có ý nghĩa lớn khi Đồng Nai đã chuyển hướng sang thu hút FDI có chọn lọc. Như vậy, tính đến nay, tỉnh này đã thu hút được trên 1.653 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 30,2 tỷ USD.

Tại Bình Dương, cuối tháng 11/2016, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ký kết biên bản ghi nhớ với lãnh đạo Tập đoàn Kolon Industries (Hàn Quốc) triển khai Dự án Nhà máy sản xuất bố lốp, túi khí ơ tơ đặt tại khu công nghiệp Bàu Bàng với tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Như vậy, năm 2016, Bình Dương thu hút khoảng 2 tỷ vốn FDI cấp mới và tăng vốn. Tính đến tháng 12/2016, tỉnh này đã có trên 2.818 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn trên 25,6 tỷ USD.

Năm 2016, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng thu hút được khoảng trên 400 triệu USD vốn đầu tư FDI mới và tăng thêm, nâng tổng số dự án FDI lên con số 302, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 27 tỷ USD. Mặc dù đã mất ngôi vị đứng đầu và tụt xuống xếp

ở vị trí thứ 5 về thu hút đầu tư FDI nhưng ước tính năm 2016, TP. Hồ Chí Minh cũng thu hút được 800 triệu USD vốn FDI cấp mới và trên 500 triệu USD tăng vốn.

Bảng 3.2 Số vốn FDI đầu tư vào các tỉnh Đông Nam Bộ qua các năm

Đơn vị tính: Triệu USD

Tên địa phương 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Bình Phước 17,8 45,5 105,2 1 104,2 164,5 86,9 95,3 112,6 157,3 256,26 Tây Ninh 79,4 44,3 138,9 112,6 114,2 133,6 538,3 209,2 184,8 749,2 528,18 Bình Dương 833,4 1.342,7 2.258 1.026,1 2.722,4 730,4 1.006,2 2.798,4 1.070 1.477,1 2.952,76 Đồng Nai 1.153,2 1.006,9 2.414,8 1.928,6 2.644,6 544,1 850,9 1.133,9 1.163,5 1.832,7 1.946,97 Bà Rịa - Vũng Tàu 740,3 1.881,1 1.126,9 9,376 6.803,5 2.558 954,6 487 199,9 304,7 732,41 Tp. Hồ Chí Minh 899 2.025,7 2.278,7 9.071,6 1.617,1 2.118 3.144,6 1.340 1.983,1 3.269,1 3.323,93

3.2.5. Thực trạng việc thành lập doanh nghiệp trong nước

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong tháng 7 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.262 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 122.097 tỷ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với tháng 6 năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 7 đạt 10,84 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7 là 114.976 lao động, tăng 19,9% so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 7 trên cả nước là 2.970 doanh nghiệp, tăng 9,0% so với tháng 6 năm 2018. Bảng phân loại các doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm 2018 như sau:

Bảng 3.3: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Stt Nội dung Số lượng Số vốn

(tỉ đồng)

Số lao động (người)

Tổng số 75.793 771.064 623.518

1 Đồng bằng Sông Hồng 22.578 225.141 200.690

2 Trung du & miền núi phía bắc 3.186 28.688 52.520 3 Bắc trung bộ & duyên hải miền trung 10.669 98.268 103.308

4 Tây nguyên 1.843 11.986 12.566

5 Đông nam bộ 32.113 356.629 192.083

6 Đồng bằng sông Cửu long 5.404 50.351 62.351

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Nếu so sánh với các năm trước, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:

+ Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng ở hầu hết các khu vực trong cả nước so với cùng kỳ năm trước, duy nhất khu vực Tây Nguyên là giảm. Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là các khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao, lần lượt là 32.113 doanh nghiệp (chiếm 42,4% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước) và 22.578 doanh nghiệp (chiếm 29,8%). Trong khi

đó, Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất với 1.843 doanh nghiệp (chiếm 2,4% trên tổng số doanh nghiệp).

+ Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 356.629 tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sơng Hồng có 225.141 tỷ đồng, chiếm 29,2%tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên có tổng số vốn đăng ký ít nhất là 11.986 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,6% tổng số vốn đăng ký của cả nước.

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, trong 7 tháng đầu năm thì khu vực Đông Nam Bộ đạt cao nhất là 11,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng đạt 10,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 9,3 tỷ đồng/doanh nghiệp;... Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất đạt 6,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.

+ Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 200.690 lao động, chiếm 32,2% tổng số lao động đăng ký; Tây Nguyên có 12.566 lao động đăng ký là khu vực có số lao động đăng ký ít nhất so với các khu vực còn lại, chỉ chiếm 2,0% tổng số lao động đăng ký.

Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 7 tháng đầu năm nay, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 16,5 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 11,5 lao động/doanh nghiệp. Là 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng xét về quy mô lao động, khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ chỉ đạt lần lượt là 8,9 lao động/doanh nghiệp và 6,0 lao động/doanh nghiệp, xếp thứ 4 và thứ 6 trong tất cả các khu vực.

3.2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

Theo Báo cáo “Tình hình doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài sau hơn 30 năm mở cửa” của Cục Đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI ln duy trì tăng trưởng ở mức cao. Tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp FDI có báo cáo đạt 3.471.519 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2015 (riêng tỉnh Bình Dương là 35,4%;

Đồng Nai là 22,9%; Hà Nội là 15,9%; TP Hồ Chí Minh là 17,6%). Tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng tài sản (18,6%) và tốc độ tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu (15,5%).

Theo thống kê của Cục Tài chính doanh nghiệp, số tiền nộp vào ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp FDI tăng nhanh qua các năm. Cụ thể là:

Bảng 3.4: Số tiền nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI

Đơn vị: Tỉ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI (khơng tính lĩnh vực dầu khí) 83.199 111.200 123.605 140.979 161.608

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Nếu xét theo vùng thì doanh nghiệp FDI vùng Đơng Nam Bộ (với 6 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm đến 49,1% tổng số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động và đóng góp 48,1% tổng số tiền của khu vực FDI cho NSNN của cả nước. Trong đó, số thu về các sắc thuế nội địa của doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành phố Hồ Chí Minh đạt 48.917 tỷ đồng, chiếm đến 30% số thu NSNN của doanh nghiệp có vốn ĐTNN cả nước.

3.2.7. Thực trạng về phát triển cơ sở hạ tầng (sân bay, cảng biển)

Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm đầu mối vận tải lớn nhất cả nước, trong thời gian qua đảm nhận khoảng 18% khối lượng vận tải hàng hóa, khoảng 23% khối lượng vận tải hành khách của cả nước. Lượng hàng thông qua cảng biển chiếm 62% cả nước và lượng hành khách thông qua các cảng hàng không chiếm 60% cả nước. Cùng với sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thơng, dịch vụ vận tải có những tiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)