Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 49 - 50)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế các tỉnh miền Đông

3.2.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

Theo Báo cáo “Tình hình doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài sau hơn 30 năm mở cửa” của Cục Đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI ln duy trì tăng trưởng ở mức cao. Tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp FDI có báo cáo đạt 3.471.519 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2015 (riêng tỉnh Bình Dương là 35,4%;

Đồng Nai là 22,9%; Hà Nội là 15,9%; TP Hồ Chí Minh là 17,6%). Tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng tài sản (18,6%) và tốc độ tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu (15,5%).

Theo thống kê của Cục Tài chính doanh nghiệp, số tiền nộp vào ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp FDI tăng nhanh qua các năm. Cụ thể là:

Bảng 3.4: Số tiền nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI

Đơn vị: Tỉ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI (khơng tính lĩnh vực dầu khí) 83.199 111.200 123.605 140.979 161.608

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Nếu xét theo vùng thì doanh nghiệp FDI vùng Đơng Nam Bộ (với 6 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm đến 49,1% tổng số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động và đóng góp 48,1% tổng số tiền của khu vực FDI cho NSNN của cả nước. Trong đó, số thu về các sắc thuế nội địa của doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành phố Hồ Chí Minh đạt 48.917 tỷ đồng, chiếm đến 30% số thu NSNN của doanh nghiệp có vốn ĐTNN cả nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)