Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.2 Một số căn cứ để đề xuất giải pháp
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 được Chính Phủ phê duyệt trong Quyết định 723/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 với mục tiêu là sửa đổi, bổ sung các qui định về thuế nhằm hồn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chiến lược cải cách cũng nêu rõ quan điểm của Chính Phủ đối với một số sắc thuế cụ thể như sau:
5.2.1. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến 2020
a. Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thứ nhất, nghiên cứu giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ khơng chịu
thuế GTGT để việc tính thuế, khấu trừ thuế không bị ngắt quãng giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, hồn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương
pháp khấu trừ thuế.
Thứ ba, áp dụng một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối
với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu).
Thứ tư, qui định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế
b. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thứ nhất, thực hiện điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù
hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực,
tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Thứ ba, bổ sung qui định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế.
c. Đối với công tác quản lý thuế
Thứ nhất, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế tạo thuận lợi cho
người nộp thuế tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế;
Thứ hai, chuẩn hóa qui trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thơng tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao;
Thứ ba, xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế giản đơn đảm bảo ghi chép
đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
Thứ tư, nghiên cứu việc xã hội hóa đối với dịch vụ hỗ trợ về thuế.
Thứ năm, sửa đổi qui định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất
kê khai, nộp thuế; thay đổi phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho người nộp thuế kinh doanh dưới “ngưỡng tính thuế GTGT”.
d. Đối với cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Thứ nhất, phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ
trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế;
Thứ hai, xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực
điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thơng tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
Thứ ba, khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm
thủ tục về thuế.
e. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất
Thứ nhất, xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung
thống nhất trên phạm vụ cả nước;
Thứ hai, phát triển ứng dụng công nghệ thơng tin trong các hoạt động quản lý
thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với q trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử;
Thứ ba, xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang
thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ.
f. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra
Thứ nhất, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân
thủ của người nộp thuế theo phương thức kiểm tra, thanh tra trên cơ sở quản lý rủi ro.
Thứ hai, áp dụng phương pháp thanh tra máy tính, kĩ năng thanh tra theo
chuyên đề
5.2.2. Định hướng cải thiện mơi trường đầu tư của Chính Phủ
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được Chính phủ ban hành trong Nghị quyết số 19- 2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 với mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, cải thiện mạnh các chỉ số đang bị xếp hạng thấp. Cụ thể: Chỉ số
khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc. Giải quyết tranh chấp hợp đồng tăng thêm 10 bậc; giải quyết phá sản doanh nghiệp tăng thêm 10 bậc.
Thứ hai, hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh
doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Thứ ba, giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra
chuyên ngành; đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xuống còn dưới 10%.
Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ
tục hành chính, thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến. Đến hết 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4.
Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch để du lịch từng bước
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics để tạo thuận lợi và giảm chi phí kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể là:
- Cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 67/136 quốc gia)
- Từng bước giảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số Hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160 quốc gia).