3.2.1. Đối tƣợng khảo sát
Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả đã lựa chọn đối tƣợng để tiến hành thảo luận nhóm là các chuyên gia, nhà quản lý trong công ty Change Interaction cùng một số ngƣời tiêu dùng đƣợc chọn theo phƣơng pháp phi xác suất. Việc lựa chọn này nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát thông qua ý kiến của các chuyên gia và ngƣời tiêu dùng.
Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, đối tƣợng khảo sát là những ngƣời tiêu dùng trong độ tuổi từ 15-40 tuổi, sống và làm việc tại TP HCM. Tác giả lựa chọn đối tƣợng khảo sát trong độ tuổi từ 15-40 vì đây đang là độ tuổi sử dụng internet nhiều nhất tại Việt Nam, theo báo cáo Vietnam Net Citizen (AC Nielsen, 2010).
3.2.2. Cách thức khảo sát:
Việc khảo sát đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp sử dụng bảng khảo sát trực tuyến. Liên kết chứa câu hỏi khảo sát đƣợc gửi đến ngƣời tiêu dùng thông qua Email hoặc các phƣơng tiện trao đổi trực tuyến nhƣ Skype, Facebook Messenger..v..v..
3.2.3. Quy mô và cách chọn mẫu
Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thảo luận nhóm đƣợc thực hiện với nhóm gồm 05 chuyên gia và cán bộ quản lý, cùng 03 ngƣời tiêu dùng, thông qua việc lựa chọn đích danh cá nhân và mời tham dự thảo luận.
Sau khi lựa chọn, điều chỉnh thang đo sơ bộ, tác giả đã tiến hành khảo sát thử với 31 nhân viên của Công ty TNHH Change Interaction (có trụ sở tại TP HCM) để đánh giá tính phù hợp của các nhân tố.
Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Đám đông mục tiêu là tất cả ngƣời tiêu dùng đang sống và
làm việc tại TP HCM. Theo một số nhà nghiên cứu, số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), các thang đo trong luận văn có tổng số biến là 26, nhƣ vậy mẫu nghiên cứu cần có ít nhất là 130 ngƣời. Sau khi cân nhắc tác giả đề ra mục tiêu thu thập đƣợc ít nhất là 180 bản trả lời.