CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.3.2.2 Cường lực mạ
Cường lực mạ được biết thơng qua đếm số chồi trung bình từ 10 cây mạ được đo.
Tổng chiều cao 10 cây mạ Chiều cao mạ trung bình =
10
Tổng số chồi 10 cây mạ Số chồi trung bình =
29
Bảng 3.2: Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá cường lực mạ (Bộ NN&PTNT, 2004) Thang điểm Tình trạng mạ
1 Mạnh: cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh (chồi) 5 Trung bình: cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh
9 Yếu: cây mảnh yếu hoặc cồi cọc, lá vàng
3.3.2.3 Thời gian sinh trưởng
Ghi nhận ngày gieo, ngày cấy, ngày trổ 5%, trổ 80%, ngày thu hoạch. Thời gian sinh trưởng được tính từ lúc nảy mầm đến khi thu hoạch (85% hạt chín vàng trên bơng).
3.3.2.4 Chiều cao cây
Chọn 3 điểm ngẫu nhiên trên mỗi nghiệm thức (cách hàng bìa 2 – 3 hàng), cặm 3 cọc cố định tại 3 điểm, mỗi điểm lấy 1 bụi để đo chiều cao, chiều cao được tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất khi lúa chưa trổ và đến chóp bơng khi lúa đã trổ. Đo 3 lần lặp lại.
Chiều cao cây trung bình = ∑ chiều cao 3 bụi/3
3.3.2.5 Số chồi
Ghi nhận cùng lúc với đo chiều cao ở 3 vị trí. Mỗi vị trí chọn 4 bụi liên tiếp theo hình vng (4 bụi quanh cọc), đếm tổng số chồi của 12 bụi và tính trung bình. Cây lúa được tính là 1 chồi khi có 3 lá thật trở lên. Được ghi nhận 10, 20, 30, 40, 60 ngày sau cấy. Số chồi trung bình/bụi = số chồi 12 bụi/12
3.3.2.6 Khả năng nảy chồi: Ghi nhận ở giai đoạn lúa đâm chồi tích cực.
Bảng 3.3: Thang đánh giá khả năng nảy chồi của bộ giống thí nghiệm (IRRI, 1996)
Cấp Mô tả 1 Rất tốt: > 25 chồi/bụi 3 Tốt: 20 – 25 chồi/bụi 5 Trung bình: 10 – 19 chồi/bụi 7 Kém: 5 – 9 chồi/bụi 9 Rất kém: < 5chồi/bụi 3.3.2.7 Đổ ngã
Được ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần trăm cây bị ngã và được đánh giá theo IRRI (1998).
Số chồi hữu hiệu
Tỷ lệ chồi hữu hiệu = x 100
30
Bảng 3.4: Thang đánh giá cấp độ đổ ngã cây lúa theo IRRI (1988) Cấp Mức độ biểu hiện
1 Đứng thẳng
3 50% cây hơi xiên 5 75% cây hơi xiên
7 75% cây bị ngã
9 Tất cả các cây đều bị ngã rạp
3.3.2.8 Chiều dài bông, độ hở cổ bông
Đo chiều dài bông vào lúc thu hoạch, chọn ngẫu nhiên 10 bông/lô và đo từ cổ bơng đến chóp bơng.
Chiều dài bơng trung bình (cm) = ∑ chiều dài 10 bông/10
Chiều dài độ hở cổ bông đo từ cổ bông đến cổ lá cờ, được đánh giá như sau: Kín (cổ bơng nằm trong cổ lá cờ), hở trung bình (cổ bơng nằm ngồi cổ lá cờ và có khoảng cách 1 – 5cm), hở xa (cổ bơng nằm ngồi cổ lá cờ và có khoảng cách > 5cm).
Chiều dài độ hở cổ bơng trung bình (cm) = ∑ chiều dài độ hở cổ bông 10 bông/10
3.3.3 Phương pháp điều tra sâu bệnh
Bảng 3.5: Bảng quy định tạm thời về mật độ sâu, tỷ lệ bệnh
Mật độ (con/m2), tỷ lệ (%) STT Tên dịch hại Giai đoạn sinh
trưởng Nhiễm nhẹ Nhiễm trung bình Nhiễm nặng Đẻ nhánh 10 – 20 >20 – 40 >40 1 Sâu cuốn lá Đòng- trổ 5 – 10 >10 – 20 >20 Đẻ nhánh 5 – 10% >10 – 20% >20% 2 Sâu đục thân Đòng- trổ 3 – 5% >5 – 10% >10% Đẻ nhánh 500 – 1.000 >1.000 – 2.000 >2.000 3 Rầy nầu Đòng- trổ 1.500 – 3.000 >3.000 – 6.000 >6.000 Nguồn: Cục BVTV 3.3.3.1 Sâu đục thân
Chọn ngẫu nhiên 10 chồi trong lô đếm số chồi hoặc bông bị hại.
Bảng 3.6: Đánh giá cấp gây hại của sâu đục thân theo thang đánh giá của IRRI (1996) Cấp Mức độ thiệt hại Đánh giá
0 Không bị thiệt hại Rất kháng 1 Xuất hiện chết đọt 1 – 10% Kháng 3 Xuất hiện chết đọt 11 – 20% Hơi kháng 5 Xuất hiện chết đọt 21 – 30% Hơi nhiễm 7 Xuất hiện chết đọt 31 – 60% Nhiễm 9 Xuất hiện chết đọt > 61% Nhiễm nặng % chồi héo hay bông bạc = (số chồi hay bông bị hại/tổng số chồi hay bông điều tra) x 100
31
3.3.3.2 Sâu hại trên lá (sâu cuốn lá)
§ Đánh giá mật độ: Mỗi lơ chọn 5 điểm, mỗi điểm điều tra bằng khung 40 x 50cm.
Mật độ sâu (con/m2) = (tổng số sâu sống/tổng diện tích điều tra) x 100
§ Đánh giá cấp: Tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống.
Bảng 3.7: Đánh giá cấp độ thiệt hại trên đồng ruộng do sâu cuốn lá theo IRRI (1988) Cấp Mức độ thiệt hại Đánh giá
0 0% Rất kháng 1 1 – 10% Kháng 3 11 – 20% Hơi kháng 5 21 – 35% Hơi nhiễm 7 36 – 50% Nhiễm 9 51 – 100% Nhiễm nặng 3.3.3.3 Rầy nâu
§ Đánh giá mật độ: Chọn 20 chồi trong lô, nhẹ nhàng rẽ lúa bên cạnh để quan sát và
đếm mật số rầy nâu.
Mật độ (con/m2 ) = (tổng rầy đếm được/tổng số chồi điều tra) x (số chồi/m2)
§ Đánh giá cấp: Quan sát lá, cây bị bệnh héo và chết, ghi nhận chủ yếu ở giai đoạn
nhánh, chồi tối đa và trổ.
Bảng 3.8: Đánh giá cấp độ thiệt hại trên đồng ruộng do rầy nâu (IRRI, 1988)
Cấp Mô tả bệnh Cấp Đánh giá
0 Không bị thiệt hại < 1 Rất kháng 1 Lá cây hơi vàng 1,0 – 3,0 Kháng 3 Lá bị vàng một phần, không cháy rầy 3,1 – 4,5 Kháng vừa 5 Lá vàng, một số cây bị lùn hay héo, có 10 – 25% bị cháy rầy 4,6 – 5,5 Nhiễm vừa 7 Hơn ½ số cây bị héo và cháy rầy, số cây còn lại rất lùn 5,6 – 7,0 Nhiễm 9 Tất cả cây đều chết 7,1 – 9,0 Nhiễm nặng
3.3.3.4 Điều tra bệnh
- Bệnh trên thân: mỗi điểm điều tra 10 dãnh ngẫu nhiên. - Bệnh trên lá: điều tra toàn bộ số lá của 10 dãnh ngẫu nhiên. - Bệnh trên hạt: điều tra tỷ lệ hạt bệnh trên bơng.
32
• Bệnh lem lép hạt
Bảng 3.9: Đánh giá cấp độ bệnh lem lép hạt trên lúa theo ( IRRI) Cấp Số bông bị thiệt hại
0 Khơng có vết bệnh 1 Vết bệnh < 1% hạt bị bệnh 3 > 1 – 5% hạt bị bệnh 5 > 5 – 25% hạt bị bệnh 7 > 25 – 50% hạt bị bệnh 9 > 50 % hạt bị bệnh
Nguồn: chi cục bảo vệ thực vật An Giang
• Bệnh vàng lùn: Quan sát từ lúc đâm chồi cho đến lúa chín
Bảng 3.10: Đánh giá cấp gây hại của bệnh vàng lùn trên lúa theo (IRRI) Cấp Đánh giá
0 Rất kháng không bị thiệt hại 1 Kháng, thiệt hại rất ít
3 Hơi kháng, lá thứ nhất và lá thứ 2 vàng cam, cây bị lùn 5 Hơi nhiễm, hơn 50% cây bị vàng, cây lùn thật sự
7 Nhiễm, hơn 50% số chồi chết còn lại những chồi khác bị lùn 9 Rất nhiễm, tất cả đều chết
Nguồn: chi cục bảo vệ thực vật An Giang
• Bệnh cháy lá: Ghi nhận trong điều kiện nhà lưới.
Bảng 3.11: Đánh giá cấp thiệt hại bệnh cháy lá trong điều kiện nhà lưới IRRI (1996)
Cấp Mô tả triệu chứng Đánh giá
0 Khơng có vết bệnh Rất kháng 1 Vết bệnh nhỏ bằng đầu kim Kháng 2 Vết bệnh rộng hơn, màu nâu Kháng 3 Vết bệnh màu nâu xám, đường kính 1 – 2 mm, ở giữa hơi trịn
có viền nâu Hơi kháng
4 Vết bệnh điển hình dạng mắt én, dài 1 – 2 mm dọc theo phiến
lá, chiếm ít hơn 2% diện tích lá Hơi kháng 5 Vết bệnh điển hình chiếm 2 – 10% diện tích lá Hơi nhiễm 6 Vết bệnh điển hình chiếm 11 – 25% diện tích lá Nhiễm 7 Vết bệnh điển hình chiếm 26 – 50% diện tích lá Nhiễm 8 Vết bệnh điển hình chiếm 51 – 75% diện tích lá Rất nhiễm 9 Tất cả các lá đều cháy Rất nhiễm
3.3.4 Phương pháp tính thành phần năng suất
- Gặt 3 điểm ngẫu nhiên trên ruộng. - Mỗi điểm 4 bụi tổng cộng là 12 bụi. - Đếm tổng số bông của 12 bụi (P).
33
- Tuốt tất cả hạt lép và hạt chắc. - Đếm tất cả hạt lép (U).
- Cân toàn bộ hạt chắc (W), đơn vị (gam).
- Từ W đếm 1000 hạt và cân trọng lượng (gam) của 1000 hạt (w).
- Tất cả trọng lượng được đo đều quy về ẩm độ chuẩn 14% theo công thức sau:
W14% = 86 ) 100 ( H W× − Trong đó:
W: Trọng lượng lúc cân (gam) H: Ẩm độ lúc cân - Tính tốn: • Số bơng/bụi = 12 P • Số bơng/m2 = 36 , 0 ) 2 , 0 15 , 0 ( 12 P P S P = × × = Ghi chú: (0,15 x 0,2) mật độ cấy 15 x 20 cm • Trọng lượng 1000 hạt ở ẩm 14% chớnh l w14% ã Ht chc/bụng = % 14 % 14 1000 w P W ì ì ã T lệ hạt chắc = 100 1000 1000 % 14 % 14 % 14 % 14 × + × × U W w W w
3.3.5 Phương pháp tính năng suất thực tế
Gặt 5m2, tùy theo mật độ mà chúng ta gặt, gặt xong ra hạt phơi khơ. Sau đó đem cân
trọng lượng hạt chắc (ký hiệu W), đo độ ẩm và quy trọng lượng về ẩm độ chuẩn. Năng suất thực tế được tính như sau:
NSTT (tấn/ha) = 1000 10000 5 % 14 × W = W14% (5m2) (kg) x 2
34
3.3.6 Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo
3.3.6.1 Tỷ lệ xay chà
- Mỗi mẫu lấy 200 gam lúa, sau đó đem xay rồi cân trọng lượng gạo lức.
- Dùng máy Satake để chà trắng gạo trong thời gian 3 phút, cân trọng lượng gạo
trắng.
- Lựa gạo nguyên và gạo gãy, cân trọng lượng gạo nguyên.
- Các thông số về tỷ lệ gạo lức, gạo trắng, gạo nguyên được tính theo cơng thức
sau:
• Tỷ lệ gạo lức = (Trọng lượng gạo lức/Trọng lượng lúa ban đầu) x 100
Bảng 3.12: Phân cấp tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1980)
Đánh giá Loại Tỷ lệ gạo lức (%)
Tốt 1 > 79
Trung bình 2 75 – 79
Kém 3 < 75
• Tỷ lệ gạo trắng = (Trọng lượng gạo trắng/Trọng lượng lúa ban đầu) x 100
Bảng 3.13: Phân cấp tỷ lệ gạo trắng theo IRRI (1980)
Đánh giá Loại Tỷ lệ gạo trắng (%)
Rất tốt 1 > 70,1
Tốt 2 65,1 – 70
Trung bình 3 60,1 – 65
Kém 4 < 60
• Tỷ lệ gạo nguyên = (Trọng lượng gạo nguyên/Trọng lượng lúa ban đầu) x 100
Bảng 3.14: Phân cấp tỷ lệ gạo nguyên theo IRRI (1980)
Đánh giá Loại Tỷ lệ gạo nguyên (%)
Rất tốt 1 > 57
Tốt 2 46 – 56,9
Trung bình 3 39 – 45,9
Kém 4 30 – 38,9
3.3.6.2 Độ dài hạt
Lấy ngẫu nhiên 10 hạt gạo nguyên của mỗi giống xếp nối nhau trên giấy kẽ ô ly, đo chiều dài và chiều rộng 10 hạt, sau đó tính trung bình của một hạt (mm) và phân loại chiều dài của hạt gạo.
35
Bảng 3.15: Phân loại kích thước và hình dạng hạt gạo theo IRRI (1980)
Loại hạt Chiều dài (mm) Dạng hạt Tỷ lệ dài/rộng
Rất dài >= 7,00 Thon dài > 3,0 Dài 6,00 – 6,99 Trung bình 2,1 – 3,0 Trung bình 5,00 – 5,99 Bầu 1,1 – 2,0 Ngắn < 5,00 Tròn > 1,1
3.3.6.3 Độ bạc bụng
- Dựa vào tỷ lệ bạc bụng: Lấy ngẫu nhiên 200 hạt gạo (3 lần lặp lại/mẫu). Tính %
hạt bị bạc bụng.
- Dựa vào % diện tích bị bạc bụng của gạo chà trắng: Đếm ngẫu nhiên 200 hạt
gạo (3 lần lặp lại/giống), quan sát bằng kính lúp, đếm số hạt bị bạc bụng và phân theo các cấp sau:
Bảng 3.16: Phân cấp bạc bụng dựa vào % vết đục của hạt gạo theo IRRI (1996) Thang điểm Cấp Mô tả
Không 0 Không bị bạc bụng
Nhỏ 1 Vết đục < 10% diện tích hạt Trung bình 5 Vết đục 10 – 20% diện tích hạt Lớn 9 Vết đục > 20% diện tích hạt
3.3.6.4 Độ trở hồ
Theo phương pháp IRRI, 1996:
- Chuẩn bị mỗi mẫu/giống gồm 6 hạt gạo nguyên chà trắng không bị nứt cho vào
đĩa petri (3 lần lặp lại).
- Thêm 10ml KOH 1,7% vào mỗi đĩa.
- Sắp các hạt sao cho dang đều ra cho mỗi hạt có đủ khoảng cách để nở. - Đậy đĩa petri, để yên 23 giờ ở nhiệt độ phòng 300C.
Bảng 3.17: Thang điểm đánh giá độ trở hồ theo IRRI (1996)
Cấp Mô tả Độ trở hồ Phân hủy do độ kiềm
1 Hạt không bị ảnh hưởng Cao Thấp 2 Hạt phồng lên Cao Thấp
3 Hạt phồng lên, viền khơng rõ và hẹp Cao/Trung bình Thấp/Trung bình 4 Hạt phồng lên, viền hồn tồn rõ và rộng Trung bình Trung bình 5 Hạt tách rời hay đứt đoạn, viền rõ rộng Trung bình Trung bình 6 Hạt bị tan ra hịa lẫn với rìa ngồi Thấp Cao 7 Tất cả các hạt bị tan ra và hịa lẫn hồn toàn Thấp Cao
36
3.3.6.5 Hàm lượng amylose
Hàm lượng amylose trong hạt gạo được phân tích trên máy quang phổ theo phương pháp của Graham (2002).
Bước 1: Chuẩn bị các dung dịch sau
- Ethanol 95%. - NaOH 1M.
- Dung dịch Iod (0,2% I2 và 2%KI).
- Acid acetic 1M.
Bước 2: Chuẩn bị mẫu
- Cân 100mg bột gạo (tương đương 0,1 gam) đã được nghiền mịn, cho vào ống
nghiệm 15ml.
- Thêm 1ml ethanol 95%, lắc nhẹ cho tan đều.
- Thêm 9ml NaOH 1M, đun sôi ở nhiệt độ 800C trong 10 phút và lắc đều.
- Để nguội ở nhiệt độ phòng.
- Chuyển mẫu vào bình định mức 100ml, thêm nước cất đến vạch 100ml, lắc đều.
Bước 3: Pha loãng mẫu và đo
- Thêm nước cất vào đến 1/2 bình, lắc đều. - Thêm 1ml dung dịch acid acetic 1M, lắc đều.
- Thêm 2ml dung dịch Iod, lắc đều.
- Thêm nước cất đến vạch định mức 100ml, lắc đều và để yên khoảng 30 phút. - Lắc đều trước khi cho vào cuvette, độ hấp thụ ở bước sóng 620nm.
Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả
- Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b
Trong đó:
Y: Độ hấp thụ OD
X: Lượng amylose có trong mẫu đem đo (mg/l)
- Tính hàm lượng amylose theo công thức sau:
Amylose (%) = X × 2
37
Bảng 3.18: Thang điểm đánh giá hàm lượng amylose theo IRRI (1996)
Hàm lượng amylose (%) Đánh giá Phân loại gạo
0 – 2 Nếp Nếp 3 – 9,9 Rất thấp Gạo dẻo 10 – 19,9 Thấp Gạo dẻo 20 – 25 Trung bình Mềm cơm > 25 Cao Cứng cơm 3.3.6.6 Mùi thơm
- Đánh giá mùi thơm ngay sau khi thu hoạch lúa.
- Mỗi giống cân 2 gam gạo cho riêng vào mỗi ống nghiệm.
- Thêm vào 5ml dung dịch KOH 1,7%. Sau đó lấy nắp đậy kín ống nghiệm lại. - Xếp vào tủ sấy, sấy trong 20 phút ở 60oC.
- Đem ra, để nguội và ngửi để phân hạng mùi thơm.
- Dùng giống gạo thơm Jasmine85 để đối chứng.
Bảng 3.19: Đánh giá mùi thơm hạt gạo theo thang điểm của IRRI (1996) Cấp đánh giá Đặc tính thể hiện
Cấp 0 Không thơm
Cấp 1 Thơm nhẹ
Cấp 2 Thơm
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm.
- Dùng phép thử F để đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Dùng phép thử
38
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TÌNH HÌNH CHUNG
Thí nghiệm tại công ty nông nghiệp Cờ Đỏ huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ vụ Đơng xn 2012 – 2013. Đất thí nghiệm tương đối bằng phẳng có nhiều phù sa do đất thí nghiệm chỉ làm 2 vụ và ngập lũ vào tháng 9 – 10, gần kênh nên chủ động được nước (mực
nước được đảm bảo giao động từ 5 – 11cm). Kết quả ghi nhận được về năng suất của các giống tương đối cao. Công tác quản lý sâu sâu bệnh được giám sát chặt chẽ và sử dụng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, trong vụ Đơng Xn có lúc thời tiết bất lợi như đêm lạnh, sáng sớm có nhiều sương mù, trưa nắng nóng, ẩm độ cao thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Cụ thể ở các giai đoạn sau:
Giai đoạn 10NSC đến 30NSC: Ở tất cả các giống lúa đều bị dịi đục ngọn tấn
cơng nên bị héo ở đầu lá giống như bị bệnh cháy bìa lá, nhưng với tỷ lệ khơng đáng kể trên tổng thể.
Giai đoạn 20NSC: Giống ở số 5R1 (MTL790) và 6R2 (MTL792) đều có 2 bụi bị
bệnh vàng lùn (không nằm trong bụi lúa khảo sát). Chứng tỏ 2 bụi này bị rầy nâu có mang mầm bệnh hút chích.
Giai đoạn 30NSC: Ở giống số 6R2 (MTL792) cịn 1 bụi bị bệnh vàng lùn (khơng
nằm trong bụi lúa khảo sát). Bên cạnh đó cũng có một vài giống xuất hiện sâu cuốn lá