Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn chọn giống lúa năng suất cao phẩm chất tốt cho vùng phù sa ngập lũ tại huyện cờ đỏ tp. cần thơ vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

3.3.6 Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo

3.3.6.1 Tỷ lệ xay chà

- Mỗi mẫu lấy 200 gam lúa, sau đó đem xay rồi cân trọng lượng gạo lức.

- Dùng máy Satake để chà trắng gạo trong thời gian 3 phút, cân trọng lượng gạo

trắng.

- Lựa gạo nguyên và gạo gãy, cân trọng lượng gạo nguyên.

- Các thông số về tỷ lệ gạo lức, gạo trắng, gạo nguyên được tính theo cơng thức

sau:

• Tỷ lệ gạo lức = (Trọng lượng gạo lức/Trọng lượng lúa ban đầu) x 100

Bảng 3.12: Phân cấp tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1980)

Đánh giá Loại Tỷ lệ gạo lức (%)

Tốt 1 > 79

Trung bình 2 75 – 79

Kém 3 < 75

• Tỷ lệ gạo trắng = (Trọng lượng gạo trắng/Trọng lượng lúa ban đầu) x 100

Bảng 3.13: Phân cấp tỷ lệ gạo trắng theo IRRI (1980)

Đánh giá Loại Tỷ lệ gạo trắng (%)

Rất tốt 1 > 70,1

Tốt 2 65,1 – 70

Trung bình 3 60,1 – 65

Kém 4 < 60

• Tỷ lệ gạo nguyên = (Trọng lượng gạo nguyên/Trọng lượng lúa ban đầu) x 100

Bảng 3.14: Phân cấp tỷ lệ gạo nguyên theo IRRI (1980)

Đánh giá Loại Tỷ lệ gạo nguyên (%)

Rất tốt 1 > 57

Tốt 2 46 – 56,9

Trung bình 3 39 – 45,9

Kém 4 30 – 38,9

3.3.6.2 Độ dài hạt

Lấy ngẫu nhiên 10 hạt gạo nguyên của mỗi giống xếp nối nhau trên giấy kẽ ô ly, đo chiều dài và chiều rộng 10 hạt, sau đó tính trung bình của một hạt (mm) và phân loại chiều dài của hạt gạo.

35

Bảng 3.15: Phân loại kích thước và hình dạng hạt gạo theo IRRI (1980)

Loại hạt Chiều dài (mm) Dạng hạt Tỷ lệ dài/rộng

Rất dài >= 7,00 Thon dài > 3,0 Dài 6,00 – 6,99 Trung bình 2,1 – 3,0 Trung bình 5,00 – 5,99 Bầu 1,1 – 2,0 Ngắn < 5,00 Tròn > 1,1

3.3.6.3 Độ bạc bụng

- Dựa vào tỷ lệ bạc bụng: Lấy ngẫu nhiên 200 hạt gạo (3 lần lặp lại/mẫu). Tính %

hạt bị bạc bụng.

- Dựa vào % diện tích bị bạc bụng của gạo chà trắng: Đếm ngẫu nhiên 200 hạt

gạo (3 lần lặp lại/giống), quan sát bằng kính lúp, đếm số hạt bị bạc bụng và phân theo các cấp sau:

Bảng 3.16: Phân cấp bạc bụng dựa vào % vết đục của hạt gạo theo IRRI (1996) Thang điểm Cấp Mô tả

Không 0 Không bị bạc bụng

Nhỏ 1 Vết đục < 10% diện tích hạt Trung bình 5 Vết đục 10 – 20% diện tích hạt Lớn 9 Vết đục > 20% diện tích hạt

3.3.6.4 Độ trở hồ

Theo phương pháp IRRI, 1996:

- Chuẩn bị mỗi mẫu/giống gồm 6 hạt gạo nguyên chà trắng không bị nứt cho vào

đĩa petri (3 lần lặp lại).

- Thêm 10ml KOH 1,7% vào mỗi đĩa.

- Sắp các hạt sao cho dang đều ra cho mỗi hạt có đủ khoảng cách để nở. - Đậy đĩa petri, để yên 23 giờ ở nhiệt độ phòng 300C.

Bảng 3.17: Thang điểm đánh giá độ trở hồ theo IRRI (1996)

Cấp Mô tả Độ trở hồ Phân hủy do độ kiềm

1 Hạt không bị ảnh hưởng Cao Thấp 2 Hạt phồng lên Cao Thấp

3 Hạt phồng lên, viền khơng rõ và hẹp Cao/Trung bình Thấp/Trung bình 4 Hạt phồng lên, viền hồn tồn rõ và rộng Trung bình Trung bình 5 Hạt tách rời hay đứt đoạn, viền rõ rộng Trung bình Trung bình 6 Hạt bị tan ra hịa lẫn với rìa ngồi Thấp Cao 7 Tất cả các hạt bị tan ra và hịa lẫn hồn toàn Thấp Cao

36

3.3.6.5 Hàm lượng amylose

Hàm lượng amylose trong hạt gạo được phân tích trên máy quang phổ theo phương pháp của Graham (2002).

Bước 1: Chuẩn bị các dung dịch sau

- Ethanol 95%. - NaOH 1M.

- Dung dịch Iod (0,2% I2 và 2%KI).

- Acid acetic 1M.

Bước 2: Chuẩn bị mẫu

- Cân 100mg bột gạo (tương đương 0,1 gam) đã được nghiền mịn, cho vào ống

nghiệm 15ml.

- Thêm 1ml ethanol 95%, lắc nhẹ cho tan đều.

- Thêm 9ml NaOH 1M, đun sôi ở nhiệt độ 800C trong 10 phút và lắc đều.

- Để nguội ở nhiệt độ phòng.

- Chuyển mẫu vào bình định mức 100ml, thêm nước cất đến vạch 100ml, lắc đều.

Bước 3: Pha loãng mẫu và đo

- Thêm nước cất vào đến 1/2 bình, lắc đều. - Thêm 1ml dung dịch acid acetic 1M, lắc đều.

- Thêm 2ml dung dịch Iod, lắc đều.

- Thêm nước cất đến vạch định mức 100ml, lắc đều và để yên khoảng 30 phút. - Lắc đều trước khi cho vào cuvette, độ hấp thụ ở bước sóng 620nm.

Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả

- Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b

Trong đó:

Y: Độ hấp thụ OD

X: Lượng amylose có trong mẫu đem đo (mg/l)

- Tính hàm lượng amylose theo công thức sau:

Amylose (%) = X × 2

37

Bảng 3.18: Thang điểm đánh giá hàm lượng amylose theo IRRI (1996)

Hàm lượng amylose (%) Đánh giá Phân loại gạo

0 – 2 Nếp Nếp 3 – 9,9 Rất thấp Gạo dẻo 10 – 19,9 Thấp Gạo dẻo 20 – 25 Trung bình Mềm cơm > 25 Cao Cứng cơm 3.3.6.6 Mùi thơm

- Đánh giá mùi thơm ngay sau khi thu hoạch lúa.

- Mỗi giống cân 2 gam gạo cho riêng vào mỗi ống nghiệm.

- Thêm vào 5ml dung dịch KOH 1,7%. Sau đó lấy nắp đậy kín ống nghiệm lại. - Xếp vào tủ sấy, sấy trong 20 phút ở 60oC.

- Đem ra, để nguội và ngửi để phân hạng mùi thơm.

- Dùng giống gạo thơm Jasmine85 để đối chứng.

Bảng 3.19: Đánh giá mùi thơm hạt gạo theo thang điểm của IRRI (1996) Cấp đánh giá Đặc tính thể hiện

Cấp 0 Không thơm

Cấp 1 Thơm nhẹ

Cấp 2 Thơm

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn chọn giống lúa năng suất cao phẩm chất tốt cho vùng phù sa ngập lũ tại huyện cờ đỏ tp. cần thơ vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)