THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn chọn giống lúa năng suất cao phẩm chất tốt cho vùng phù sa ngập lũ tại huyện cờ đỏ tp. cần thơ vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 69)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.5 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

4.5.1 Số bông/m2

Số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào khả năng nhảy chồi của giống và một phần chịu ảnh

hưởng của một số biện pháp kỹ thuật cũng như điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón… Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997), trong bốn yếu tố tạo thành năng suất thì số bơng/m2 là yếu tố có tính quyết định nhất và sớm nhất. Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa, nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010).

Qua kết quả thống kê bảng 4.9 cho thấy giữa các giống có số bơng/m2 khác biệt ở mức

ý nghĩa 1% với số bơng/m2 trung bình là 298 bơng. Giống có số bơng/m2 cao nhất là

giống đối chứng MTL145 (425 bông), thấp nhất là MTL832 (232 bông). So với giống đối chứng OMCS2000 (302 bơng) thì chỉ có một giống MTL832 có số bơng nhỏ hơn; và giống đối chứng MTL145 có số bơng lớn hơn (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Các giống cịn lại khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Cịn khi so

với giống đối chứng thì tất cả các giống có số bơng/m2 nhỏ hơn ở mức ý nghĩa 1%

Nguyễn Văn Sánh (1981), theo rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây thì tăng năng suất lúa chúng ta phải chú trọng tăng số bông/m2. Tuy nhiên, cây lúa chỉ cần số bơng vừa phải, gia tăng số hạt chắc/bơng thì tốt hơn là gia tăng số bông/m2. Đối với lúa cấy, số bơng trên đơn vị diện tích cần thiết để cho năng suất cao là 350 – 450

bông/m2 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010). Cũng từ bảng 4.9 cho thấy ba giống MTL793 (350

bông/m2), MTL145 (425 bông/m2) và MTL830 (358 bông/m2) là những giống có số

53

4.5.2 Số hạt chắc/bơng

Mùa vụ có ảnh hưởng đến số hạt chắc/bơng ở mỗi điểm. Số hạt chắc/bông ở các điểm trong vụ Đông Xuân luôn cao hơn vụ Hè Thu.

Số hạt chắc/bơng là một đặc tính di truyền nhưng nó chịu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trường. Những điều kiện thời tiết không thuận lợi như nhiệt độ thấp hoặc cao vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa, có thể gây ra bất thụ. Các điều kiện khơng thuận lợi khi chín có thể gây ức chế sự sinh trưởng của vài gié hoa cho những gié hoa lép (Yoshida, 1981).

Qua kết quả thống kê bảng 4.9 cho thấy các giống có số hạt chắc/bơng biến động từ 67 hạt ( đối chứng MTL145) đến 117 hạt (MTL746), trung bình là 90 hạt, và giữa các giống có số hạt chắc/bơng khác biệt có ý nghĩa 1%. So với giống đối chứng OMCS2000 (92 hạt) thì hầu hết các giống có số hạt chắc/bơng khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các giống cịn lại MTL746, MTL797 có số hạt chắc/bơng lớn hơn; trừ MTL145 thì có số hạt chắc/bơng nhỏ hơn giống đối chứng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%).

So với giống đối chứng MTL145 thì các giống MTL746, MTL790, MTL797, MTL799, MTL801, MTL828, MTL832, MTL834 và giống đối chứng OMCS2000 có số hạt chắc/bơng lớn hơn ở mức ý nghĩa 1%. Các giống cịn lại khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

Số hạt chắc/bông là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của giống lúa. Đối với lúa cấy số hạt chắc trên bông lý tưởng là 100 - 120 hạt là tốt trong điều kiện ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010). Cũng từ bảng 4.9 thì các giống lúa thí nghiệm có số hạt chắc/bông lý tưởng là MTL746 (117 hạt), MTL832 (100 hạt), MTL834 (100 hạt) và MTL797 (116 hạt).

4.5.3 Tỷ lệ hạt chắc

Các biện pháp kỹ thuật như cấy đúng thời vụ để lúa trổ bơng, nở hoa thuận lợi, bón đón địng tạo cây khỏe, duy trì lá xanh ở cuối thời vụ, phòng trừ sâu bệnh, ngăn ngừa tác hại của thiên nhiên… là những biện pháp nhằm tăng tỷ lệ hạt chắc (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997). Cây lúa chỉ cần có số bơng vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bơng thì tốt hơn gia tăng số bơng trên đơn vị diện tích (Bùi Chí Bửu và ctv, 1998). Do đó, để có năng suất cao tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Yoshida ,1981).

Qua kết quả thống kê bảng 4.9 cho thấy giữa các giống có tỷ lệ hạt chắc khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với tỷ lệ hạt chắc trung bình là 90,8%, biến thiên từ 84,8 – 94,4%. Giống có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là MTL835; và cao nhất là các giống MTL746, MTL801, MTL831. So với giống đối chứng MTL145 (88,7%) thì các giống có tỷ lệ hạt chắc lớn hơn là MTL746, MTL758, MTL800, MTL801, MTL831, MTL833,

54

OMCS2000 (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Các giống cịn lại có tỷ lệ hạt chắc khơng khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng.

So với giống đối chứng OMCS2000 (93,2%) thì hầu hết các giống có tỷ lệ hạt chắc khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại là MTL790, MTL797, MTL798 MTL834, MTL835, MTL145 có tỷ lệ hạt chắc nhỏ hơn so với giống đối chứng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Nhìn chung, tất cả các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ hạt chắc trên 80% là, các giống này có khả năng cho năng suất cao. Tuy nhiên để năng suất đạt tối hảo chúng ta phải xem xét thêm các yếu tố cấu thành năng suất cho hòa hợp

4.5.4 Trọng lượng 1000 hạt

Yoshida (1981), ở hầu hết các điều kiện, trọng lượng 1000 hạt là một đặc tính rất ổn định của giống chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định. Và điều kiện mơi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kì giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt, cho đến khi vào chắc rộ (15 – 25 ngày sau khi trỗ) trên độ mẫy của hạt. Phần lớn các giống lúa có trọng lượng 1000 hạt biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010).

Qua kết quả thống kê bảng 4.9 cho thấy giữa các giống có trọng lượng 1000 hạt khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với trọng lượng 1000 hạt trung bình là 27,1g. Tất cả các giống có trọng lượng 1000 hạt trên 20g; chỉ có giống MTL776, MTL778, MTL832 là có trọng lượng 1000 hạt trên 30g. So với giống đối chứng MTL145 (23,4g) thì tất cả các giống có trọng lượng 1000 hạt cao hơn (khác biệt có ý nghĩa 1%).

So với giống đối chứng OMCS2000 (26,4g) thì các giống MTL790, MTL145 có trọng lượng 1000 hạt thấp hơn; cao hơn là giống MTL776, MTL778, MTL758, MTL800, MTL832, MTL833 (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Các giống cịn lại có trọng lượng 1000 hạt khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

4.5.5 Năng suất thực tế (tấn/ha)

Năng suất lúa được hình thành từ 4 thành phần năng suất là số bông/m2, số hạt/bông,

tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt, các thành phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau, là một trong những chỉ tiêu có tính quyết định trong chọn giống. Nếu bốn thành phần năng suất không đạt đến mức cân bằng tối hảo hoặc vượt mức cân bằng tối hảo cũng làm giảm năng suất. Mức cân bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kĩ thuật canh tác (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010).

Qua kết quả thống kê bảng 4.9 cho thấy giữa các giống lúa thí nghiệm có năng suất khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với năng suất biến thiên từ 5,7 tấn/ha (MTL829) đến 8,0 tấn/ha (MTL830), trung bình là 6,9 tấn/ha. So với giống đối chứng OMCS2000 (8,0

55

tấn/ha) thì các giống MTL797, MTL799, MTL829, MTL831, MTL832, MTL834, MTL835, MTL145 có năng suất thấp hơn ở mức ý nghĩa 1%. Các giống cịn lại khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. So với giống đối chứng MTL145 thì giống có năng suất cao hơn là MTL790, MTL792, MTL793, MTL830, OMCS2000 (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Các giống cịn lại khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

Để cho năng suất cao, cây lúa cần có số bơng/m2 vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên

bông là biện pháp tăng năng suất tốt hơn là tăng số bông/m2 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010).

Năng suất lúa trong điều kiện sản xuất ngoài đồng sẽ thấp hơn năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm. Cũng từ bảng 4.9 cho thấy hầu hết các giống lúa thí nghiệm có năng suất cao từ 6,0 tấn/ha trở lên, trừ giống MTL829 (5,7 tấn/ha). Do giống MTL829 có ba

thành phần năng suất đầu (số bông/m2, số hạt chắc/bông, TL hạt chắc) đều thấp hơn so

với nhiều giống khác.

Bảng 4.9: Thành phần năng suất và năng suất của 22 giống lúa thí nghiệm

Thứ tự Giống Số bông/m2 Số hạt chắc/bông TL hạt chắc (%) TL 1000 hạt (g) NS thực tế (tấn/ha)

1 MTL746 256efg 117a 94,4a 26,1fg 6,8b-g 2 MTL776 265d-g 82bcd 89,6b-f 32,1a 7,3a-e 3 MTL778 337bc 74cd 92,0a-e 32,1a 7,4a-e 4 MTL758 319bcd 89bcd 94,1ab 29,6c 6,9a-f 5 MTL790 311b-e 97abc 87,9efg 24,6h 7,7abc 6 MTL792 337bc 79bcd 92,2a-e 26,5fg 7,5a-d 7 MTL793 350bc 78bcd 93,0a-d 26,4fg 7,7abc 8 MTL797 242fg 116a 86,7fg 25,7g 6,3d-g 9 MTL798 339bc 83bcd 86,8fg 26,0g 6,9a-g 10 MTL799 251efg 91bc 91,2a-e 26,3fg 6,0fg 11 MTL800 269d-g 91bcd 93,9ab 27,7de 6,9a-g 12 MTL801 267d-g 99ab 94,4a 26,7efg 7,0a-f 13 MTL828 303b-f 95abc 89,9b-f 26,0g 7,4a-e 14 MTL829 272d-g 90bcd 88,8c-g 26,3fg 5,7g 15 MTL830 358b 82bcd 91,2a-e 26,1fg 8,0a 16 MTL831 289c-g 83bcd 94,4a 26,5fg 6,6c-g 17 MTL832 232g 100ab 90,9a-f 30,7b 6,0fg 18 MTL833 290c-g 86bcd 93,6ab 27,8d 7,1a-f 19 MTL834 254efg 100ab 86,7fg 27,2def 6,6c-g 20 MTL835 288c-g 80bcd 84,8g 26,0fg 6,5d-g 21 MTL145 425a 67d 88,7d-g 23,4k 6,2efg 22 OMCS2000 302b-f 92bc 93,2abc 26,4fg 8,0ab

TB 298 90 90,8 27,1 6,9

F ** ** ** ** **

CV(%) 10,8 13,6 2,5 2,2 8,9

Chú thích: tỷ lệ (TL), trọng lượng (TL), năng suất(NS); MTL145 và OMCS2000 là giống đối chứng (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

56

4.6 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT HẠT GẠO 4.6.1 Phẩm chất xay chà

Phẩm chất hạt không chỉ phụ thuộc vào giống lúa mà còn tùy thuộc vào môi trường sản xuất, hệ thống thu hoạch, sau thu hoạch và chế biến. Trong đó các đặc tính này liên quan đến đặc tính lý hóa và mối liên quan của chúng thông qua sự thể hiện của hạt gạo.

Theo Lê Xuân Thái và ctv (2005) thì tỷ lệ gạo lức (hay trọng lượng hạt) chiếm 80%, tỷ lệ gạo trắng thường chiếm khoảng 70% và gạo nguyên là 50%.

4.6.1.1 Tỷ lệ gạo lức

Tỷ lệ gạo lức cho biết hạt lúa có vỏ trấu dày hay mỏng, đồng thời tỷ lệ gạo lức lớn thể hiện khả năng vận chuyển chất khô của cây lúa vào hạt ở giai đoạn vào chắc đầy đủ (Lê Xuân Thái, 2003).

Qua kết quả thống kê bảng 4.10 cho thấy giữa các giống có tỷ lệ gạo lức khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với tỷ lệ gạo lức trung bình là 80%. Giống có tỷ lệ gạo lức cao nhất là MTL776, OMCS2000, MTL832 (81%); thấp nhất là giống MTL793 (77%). So với giống đối chứng MTL145 (80%) thì hầu hết các giống có tỷ lệ gạo lực khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê; trừ giống MTL793 có tỷ lệ gạo lức thấp hơn (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%).

So với giống đối chứng OMCS2000 (81%) thì các giống MTL746, MTL793, MTL831 có tỷ lệ gạo lức thấp hơn (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Các giống cịn lại khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

Gạo lức là hạt gạo vừa được tách vỏ trấu, hạt gạo chưa được chà trắng. Tỷ lệ gạo lức chiếm khoảng 80% trọng lượng hạt thóc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010). Cũng từ bảng 4.10 thì hầu hết các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ gạo lức từ 80% trở lên. Chứng tỏ các giống này có tỷ lệ gạo lức cao và được đánh giá là gạo lức loại 1; các giống còn lại là MTL746, MTL790, MTL829, MTL831, MTL793 thuộc loại 2.

4.6.1.2 Tỷ lệ gạo trắng

Theo nhận định của Bùi Chí Bửu và ctv (1995), cho rằng những giống có tỷ lệ gạo trắng cao, thể hiện tốc độ chất khơ vào hạt lớn. Do đó, tỷ lệ gạo trắng vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu do cường độ bức xạ cao hơn, đã giúp cây lúa tăng quá trình quang hợp, tăng sự tích lũy chất khơ ở hạt, làm hạt no hơn dẫn đến tỷ lệ gạo trắng cao hơn (Lê Thu Thủy và ctv, 2005).

Từ kết quả thống kê bảng 4.10 cho thấy các giống có tỷ lệ gạo trắng biến động từ 67,1% (MTL829) đến 72,9% (MTL778), trung bình là 69,9% và giữa các giống có tỷ lệ gạo trắng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.

57

Các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ gạo trắng trên 70% là MTL776, MTL778, MTL792, MTL798, MTL800, MTL830, MTL831, MTL833, MTL835 và giống đối chứng OMCS2000. Các giống này được đánh giá thuộc gạo trắng loại 1, các giống còn lại thuộc gạo trắng loại 2.

4.6.1.3 Tỷ lệ gạo nguyên

Bảng 4.10: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của 22 giống lúa thí nghiệm

Thứ tự Giống Tỷ lệ gạo lức (%) Loại Tỷ lệ gạo trắng (%) Loại Tỷ lệ gạo nguyên (%) Loại 1 MTL746 79cd 2 67,9 2 64,0fg 1 2 MTL776 81ab 1 71,4 1 65,7b-f 1 3 MTL778 80abc 1 72,9 1 66,6a-f 1 4 MTL758 80abc 1 69,9 2 61,3ghk 1 5 MTL790 79bcd 2 69,6 2 63,2fgh 1 6 MTL792 80abc 1 71,5 1 68,5a-d 1 7 MTL793 77d 3 69,0 2 64,7efg 1 8 MTL797 80abc 1 69,7 2 64,4efg 1 9 MTL798 80abc 1 70,6 1 64,6efg 1 10 MTL799 79abc 1 68,5 2 60,3hk 1 11 MTL800 80abc 1 71,5 1 69,9a 1 12 MTL801 79bc 1 67,8 2 65,1d-f 1 13 MTL828 80abc 1 70,0 2 65,6c-f 1 14 MTL829 79bcd 2 67,1 2 58,7k 1 15 MTL830 79abc 1 70,3 1 67,7a-e 1 16 MTL831 79cd 2 70,4 1 68,7abc 1 17 MTL832 81a 1 69,8 2 64,9ef 1 18 MTL833 80abc 1 70,5 1 68,5a-d 1 19 MTL834 80abc 1 68,2 2 65,6c-f 1 20 MTL835 80abc 1 70,9 1 63,5fgh 1 21 MTL145 80abc 1 69,0 2 64,6efg 1 22 OMCS2000 81ab 1 72,2 1 69,2ab 1

TB 80 69,9 65,2

F ** ns **

CV(%) 1,3 2,8 2,8

Chú thích: MTL145 và OMCS2000 là giống đối chứng (**) khác biệt ở mức ý 1%, (ns) khác biệt khơng có ý nghĩa

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa thống kê

Theo yêu cầu xay chà đòi hỏi các giống lúa khi xay ngồi tỷ lệ gạo lức, gạo trắng thì tỷ lệ gạo nguyên cũng rất quan trọng, giống có tỷ lệ gạo ngun càng cao thì càng được ưa chuộng, tỷ lệ gạo nguyên của các giống lúa thường khoảng 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ gạo nguyên sau khi xay chà bị biến động rất lớn, đây là một đặc tính di truyền và chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian hạt chín, kéo dài đến sau thu hoạch (Khush et al, 1979).

Qua kết quả thống kê bảng 4.10 cho thấy giữa các giống có tỷ lệ gạo nguyên khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Giống có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất nhất là MTL829 (58,7%), cao

58

nhất là MTL800 (69,9%), tỷ lệ gạo nguyên trung bình 65,2%. So với giống đối chứng MTL145 (64,6%) thì giống MTL799 và MTL829 có tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn; giống có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn là MTL792, MTL800, MTL831, MTL833, OMCS2000 (khác biệt có ý nghĩa 1%). Các giống cịn lại có tỷ lệ gạo ngun khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

So với giống đối chứng OMCS2000 (69,2%) thì hầu hết các giống có tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn (khác biệt có ý nghĩa 1%). Trừ các giống MTL776, MTL778, MTL792, MTL800, MTL830, MTL831, MTL833 khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Tất cả các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ gạo nguyên khá cao (trên 50%), thuộc gạo nguyên loại 1.

Trong công tác chọn giống, chúng ta cần chú ý đến tỷ lệ gạo nguyên hơn là tổng lượng gạo thu hồi được, vì giá trị thương phẩm của hạt gạo tùy thuộc rất lớn vào tỷ lệ gạo nguyên (Nguyễn Ngọc Đệ, 2010).

4.6.2 Hình dạng và kích thước hạt gạo

Theo Somrith (1974) thì yếu tố di truyền, lai tạo sẽ chi phối chiều dài, chiều rộng, yếu tố mơi trường ảnh hưởng rất ít, trong đó chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hưởng của môi trường và được điều khiển bởi đa gen.

Theo Jennings (1979), kích thước hạt và hình dáng hạt có liên quan chặt chẽ đến năng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn chọn giống lúa năng suất cao phẩm chất tốt cho vùng phù sa ngập lũ tại huyện cờ đỏ tp. cần thơ vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)