Kiểm thử hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính quyết định triển khai thành công dự án ERP tại việt nam (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Phân tích các nhân tố chính quyết định việc triển khai thành cơng dự án

2.5.8 Kiểm thử hệ thống

Như đã tổng kết lý thuyết trong mục 2.3, kiểm thử hệ thống là một khâu quan trọng của dự án ERP. Nếu thực hiện nghiêm túc thì kiểm thử hệ thống sẽ tốn rất nhiều thời gian và cơng sức, chính vì điều đó mà nhiều dự án ERP tại Việt Nam vì áp lực tiến độ mà thực hiện khâu kiểm thử hệ thống không đạt yêu cầu. Nếu công việc kiểm thử hệ thống không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến nhiều phát sinh liên quan sẽ xảy ra trong giai đoạn đưa hệ thống vào sử dụng chính thức, và lúc này doanh nghiệp sẽ không đủ thời gian để xoay sở cho việc xử lý các phát sinh dẫn tới nguy cơ thất bại dự án.

H8: Kiểm thử hệ thống có tác động tích cực đến thành cơng dự án. 2.5.9 Yếu tố văn hóa doanh nghiệp

Theo các số liệu thống kê thì mỗi nước, vùng miền thì có tỷ lệ triển khai thành công khác nhau, đây là một vấn đề mà nhiều người trong ngành thường chú ý và họ cũng đã có ý kiến rằng Yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến việc triển khai thành cơng. Văn hóa DN thể hiện rất rõ khi áp dụng các quy trình bắt buộc từ phần mềm (PM). Sự tuân thủ hay khơng quen tn thủ quy trình của nhân viên sẽ tác động đến kết quả của ứng dụng, từ đó dẫn đến thành/bại của dự án. Nếu nhân viên năng động, tuân thủ quy định, khả năng thay đổi cao thì khả năng thành cơng dự án càng lớn hơn (Mai Thi, Thay đổi văn hóa doanh nghiệp, PCWorld). Một nghiên cứu tại thị trường Trung quốc chỉ ra rằng yếu tố văn hóa có tác động rất lớn, sự đụng chạm giữa văn hóa tổ chức trong phần mềm ERP với văn hóa tổ chức tại doanh nghiệp làm cho dự án thất bại nếu khơng có sự điều chỉnh từ một trong hai phía. Các nước phương Tây có xu hướng phụ thuộc vào thơng tin để ra quyết định, trong khi đó ở Trung quốc thì các nhà quản lý lại ra quyết định dựa vào kinh nghiệm, trực giác (Liang Zhang, Matthew K.O. Lee, Zhe Zhang 2002). Đồng ý với quan điểm yếu tố văn hóa có tác động đến triển khai ERP, các chuyên gia trong ngành ERP tại Việt Nam cũng cho rằng chính các thói quen của người dùng trong việc thay đổi để đáp ứng hệ thống mới sẽ ảnh hưởng đến kết quả ứng dụng ERP. Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã triển khai ERP nhưng trong cách điều hành, ra quyết định của họ vẫn theo cách cũ, không tận dụng những giá trị mà ERP mang lại. Chính điều này làm cho việc ứng dụng ERP không đạt được kết quả tối ưu như những gì ERP mang lại. Ngồi ra văn hố doanh nghiệp còn thể hiện trong sự hợp tác của các thành viên dự án, trong việc chia sẻ công việc giữa các thành viên dự án.

H9: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp động tích cực đến sự thành cơng của dự án. (+)

2.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Qua việc tổng hợp lý thuyết về các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện tại nhiều môi trường khác nhau, trên cơ sở kế thừa từ các mơ hình tiêu biểu của các tác giả khác đã nghiên cứu, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính (phụ lục 1), phân tích các nhân

tố đặt trong điều kiện thị trường tại Việt Nam (2.5), mơ hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Sự cam kết và hỗ trợ của ban lãnh đạo

Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ

Quản lý dự án hiệu quả

Chất lượng chuyên viên tư vấn

Sự tham gia của người dùng

Huấn luyện và đào tạo

Chuyển đổi dữ liệu

Kiểm thử hệ thống

Triển khai thành cơng dự án ERP

Văn hố doanh nghiệp

Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu cho mơ hình:

H1: Sự cam kết và hỗ trợ của ban lãnh đạo dự án tác động dương đến sự đến triển khai thành công dự án ERP.

H2: Sự sẵn sàng thay đổi quy trình nghiệp vụ tác động dương đến sự triển khai thành công dự án ERP.

H3: Quản lý dự án hiệu quả tác động dương đến sự triển khai thành công dự án ERP.

H4: Chất lượng chuyên viên tư vấn tác động dương đến sự triển khai thành công dự án ERP.

H5: Sự tham gia của người dùng có tác động dương đến sự triển khai thành công dự án ERP.

H6: Huấn luyện và đào tạo có tác động dương đến sự thành cơng dự án ERP.

H7: Chuyển đổi dữ liệu có tác động dương đến sự thành cơng dự án ERP.

H8: Kiểm thử hệ thống tác động dương đến sự thành công dự án ERP.

H9: Văn hóa doanh nghiệp có tác động dương đến sự thành cơng dự án ERP.

2.7 Tóm tắt chƣơng 2

Chương 2 đã trình bày tổng quan về dự án ERP, tổng kết các lý thuyết về các nhân tố tác động đến kết quả triển khai dự án ERP tại nhiều nước trên thế giới. Trong chương 2 cũng tiến hành tổng kết các thơng tin liên quan, các tính chất đặc thù của các dự án triển khai ERP tại Việt Nam. Trên cơ sở các lý thuyết, thông tin liên quan, tiến hành phân tích các nhân tố đặt trong bối cảnh tại Việt Nam, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết cho các nhân tố chính quyết định việc triển khai thành công dự án ERP tại Việt Nam.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu định tính 3.1 Nghiên cứu định tính

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu. Tiến hành bằng cách thảo luận tay đôi với 15 chuyên gia kinh nghiệm đã triển khai nhiều dự án tại thị trường Việt Nam để tìm hiểu các khái niệm và các tính chất đặc thù đối với các dự án triển khai ERP tại thị trường Việt Nam, xây dựng thang đo nháp, đề cương thảo luận được chuẩn bị trước. Mục đích của thảo luận nhằm khám phá, khẳng định các nhân tố tố có ảnh hưởng đến việc triển khai thành công dự án, thiết kế, điều chỉnh các biến quan sát đo lường cho các nhân tố đã nhận diện.

Tiến hành phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong ngành với mục đích đánh giá nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp để hồn chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng ở phần tiếp theo. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm phát hiện những yếu tố có tác động việc triển khai hệ thống thành công, hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc thù dự án tại Việt Nam.

3.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Đã nhận diện được các nhân tố chính có ảnh hưởng đến việc triển khai thành công dự án ERP tại Việt Nam. Những nhân tố này là những nhân tố có các khía cạnh nổi bật có tính chất quyết định đến triển khai thành cơng dự án. Trong các nhân tố nhận diện, bổ sung vào mơ hình nghiên cứu nhân tố “Văn hóa doanh nghiệp” thể hiện qua sự hợp tác của các thành viên dự án; sự tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ; sự sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ công việc giữa các thành viên dự án. Trong phần tổng kết lý thuyết từ các cơng trình nghiên cứu trước đó, nhân tố này ít được đề cập đến. Tuy nhiên qua nghiên cứu định tính, các chuyên gia về ERP tại Việt Nam khẳng định yếu tố này là quan trọng, là đặc thù đối với các dự án tại Việt Nam.

Thảo luận và phỏng vấn sâu giúp cho việc loại bỏ các biến không rõ nghĩa, trùng lắp giữa các biến quan sát gây hiểu nhầm cho người được phỏng vấn, đồng thời hiệu chỉnh được một số câu từ cho sáng nghĩa, phản ánh chính xác bản chất vấn đề cần nghiên cứu.

Kết quả của nghiên cứu định tính được sử dụng trong mục 2.5 trong việc phân tích các nhân tố phù hợp với đặc thù triển khai dự án tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất được mơ hình nghiên cứu trong mục 2.6 cũng như thiết kế, điều chỉnh các thang đo phù hợp.

3.2 Nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn 50 chuyên gia, các doanh nghiệp đã triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và bước đầu kiểm tra thang đo.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát từ các chuyên gia kinh nghiệm, các doanh nghiệp đã triển khai trên địa bàn nghiên cứu; phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0 thơng qua các bước phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội nhằm khẳng định các yếu tố, cũng như các giá trị, và độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công dự án ERP tại thị trường Việt Nam.

3.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng cơng cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 33 biến quan sát. Theo Hair et al. (2010) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu suy ra số lượng mẫu cần thiết có thể là 150.

Mẫu nghiên cứu trong luận văn được chọn đối với các dự án triển khai tại Việt Nam, các dự án khảo sát có các loại: Các doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp FDI. Đồng thời để nâng cao tính đại diện và chất lượng trả lời phỏng vấn, đối tượng được khảo sát là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành và tham gia nhiều dự án với vai trò là giám đốc dự án. Đối tượng khảo sát tại doanh nghiệp triển khai là trưởng ban dự án. Trên cơ sở đó, để phục vụ cơng trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu khảo sát 150 dự án tại Việt Nam.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thiết kế thu thập dữ liệu: Thảo luận với nhóm chuyên gia để đặt câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. Trong phiếu phỏng vấn chính thức có 33 mục hỏi cho thang đo nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công dự án ERP tại Việt Nam. Mỗi mục hỏi được cho điểm theo thang đo đơn hướng Likert từ 1 đến 5 với quy ước từ hoàn toàn phản đối (1) đến hoàn toàn đồng ý (5).

Cách thức khảo sát: qua kênh trao đổi email, trong đó có phần trao đổi trực tiếp trước với các đối tượng khảo sát để hướng dẫn cách đọc hiểu câu hỏi và trả lời. Bảng câu hỏi gồm 33 phát biểu liên quan đến Sự cam kết và hỗ trợ của ban lãnh đạo 4), Doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ (3), Quản lý dự án hiệu quả (5), Huấn luyện và đào tạo (3), Chuyển đổi dữ liệu (4), Kiểm thử hệ thống(4), Chất lượng tư vấn (4), Sự tham gia của người dùng (2), Văn hóa doanh nghiệp (3), Kết quả dự án (4).

3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui. Cụ thể gồm: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng

nhỏ (<0.3) và hệ số Cronbatch Alpha của thang đo > 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994). Sử dụng cơng cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory factor analysis) trên SPSS 16.0 để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo và loại bỏ các biến có thơng số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (Factor loading) và các phương sai trích được. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu qua hệ số KMO. Sau cùng sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình bằng chỉ tiêu R2 điều chỉnh, xây dựng mơ hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết đã đặt ra Nguyễn Đình Thọ (13, tr.488-514). Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, theo Hair et al. (2010), kích thước mẫu phải bảo đảm theo cơng thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mơ hình). Cỡ mẫu 150 là đạt yêu cầu.

3.2.4 Xây dựng thang đo lường các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về các nhân tố tác động đến việc triển khai thành công dự án ERP trong phần 2.3; các đặc điểm về triển khai ERP tại thị trường Việt Nam 2.4; phân tích các nhân tố trong điều kiện triển khai tại thị trường Việt Nam trong phần 2.5; nghiên cứu định tính sơ bộ bằng việc trao đổi, thảo luận với các chuyên gia triển khai trong ngành ERP, các doanh nghiệp đã triển khai, luận văn tiến hành điều chỉnh các nhân tố, thang đo cho phù hợp với điều kiện tại thị trường Việt Nam.

Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công dự án ERP tại thị trường Việt Nam bao gồm 9 nhân tố chính được nhận diện ban đầu. Những nhân tố này được nhận diện là những thành phần chính quyết định đến việc triển khai thành cơng dự án. Trong các nhân tố nhận diện, nhân tố Văn hóa doanh nghiệp được tác giả bổ sung thêm vào mơ hình. Trong phần tổng kết lý thuyết, nhân tố Văn hóa ít được đề cập đến tại các nước phát triển. Tuy nhiên đối với thị trường Việt Nam, qua phân tích thì nhận thấy rằng nhân tố này là quan trọng quyết định đến việc triển khai thành công dự án ERP. Thang đo cho từng nhân tố được kế thừa từ thang đo của các mơ hình nghiên

cứu đã đề cập trong phần tổng kết lý thuyết, thực hiện điều chỉnh, bổ sung trong phần nghiên cứu định tính trong điều kiện dự án thực hiện tại thị trường Việt Nam như sau:

- Thang đo Sự cam kết và hỗ trợ của ban lãnh đạo bao gồm các biến quan sát sau:

 Ban lãnh đạo dự án XYZ chỉ đạo và định hướng triển khai theo đúng mục tiêu dự án

 Ban lãnh đạo dự án XYZ chỉ đạo cung cấp các nguồn lực cho dự án theo đúng cam kết

 Ban lãnh đạo dự án ZYZ tham gia các buổi họp định kỳ của dự án  Ban lãnh đạo dự án XYZ giải quyết kịp thời các vấn đề của dự án. - Thang đo chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ bao gồm các biến quan sát sau:

 Doanh nghiệp triển khai dự án XYZ sẵn sàng trong việc thay đổi quy trình nghiệp vụ để tương thích với quy trình ERP.

 Doanh nghiệp triển khai dự án XYZ thực hiện thay đổi quy trình hiện tại tương thích với quy trình ERP

 Dự án XYZ có ít các chỉnh sửa ứng dụng (Customization) - Thang đo quản lý dự án hiệu quả bao gồm các biến quan sát sau:

 Quản lý dự án XYZ xác định rõ mục tiêu, phạm vi của dự án

 Quản lý dự án XYZ lập kế hoạch dự án tổng thể, chi tiết phù hợp với thời gian thực tế

 Quản lý dự án XYZ điều phối các nguồn lực dự án hiệu quả

 Quản lý dự án XYZ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các công việc dự án (Đúng kế hoạch, mục tiêu, phạm vi)

 Quản lý dự án XYZ giải quyết được các vấn đề phát sinh của dự án - Thang đo Huấn luyện và đào tạo bao gồm các biến quan sát sau:

 Các khóa đào tạo của dự án XYZ (theo phương pháp triển khai) đã được thực hiện đầy đủ theo đúng phương pháp triển khai.

 Sau mỗi khóa đào tạo, người dùng dự án XYZ được đánh giá và đạt được các yêu cầu về thực hành

 Người dùng dự án XYZ không đạt được yêu cầu đào tạo được đánh giá và đạo tạo lại.

- Thang đo Chuyển đổi dữ liệu bao gồm các biến quan sát sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính quyết định triển khai thành công dự án ERP tại việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)