Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính quyết định triển khai thành công dự án ERP tại việt nam (Trang 66)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Nghiên cứu sử dụng hệ số Pearson’s để phân tích tương quan giữa các biến: Sự tham gia và phối hợp thực hiện dự án của người dùng, Quản trị dự án hiệu quả, Huấn luyện và đào tạo, Chuyển đổi dữ liệu, Chất lượng chuyên gia tư vấn, Sự cam kết và hỗ trợ của ban lãnh đạo, Doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, Kiểm thử hệ thống (các biến độc lập).

Kết quả dự án (biến phụ thuộc). Kết quả cho thấy biến Thành công dự án tương quan với hầu hết các biến nghiên cứu khác và hệ số tương quan đạt được mức ý nghĩa thống kê (p< 0.01). Chạy hồi quy với 8 nhân tố bằng phương pháp Enter, kết quả lần cuối cùng như sau:

Bảng 4.5: Đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Mơ hình

Mơ hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh

Sai số ước tính của độ lệch

chuẩn

1 .888a .788 .781 .476

a. Biến độc lập (Predictors): (Constant), KTHT, QDA, CLTV, TGND, HLDT, CDDL, CHQT, HTLD

b. Biến phụ thuộc (Dependent Variable): TCDA

Giá trị R2 điều chỉnh = 0.781 chứng tỏ rằng các nhân tố đưa vào phân tích giải thích được 78.1% đến sự thành cơng của dự án ERP. Với giá trị của R2 điều chỉnh hoàn toàn đủ giá trị tin cậy và chấp nhận trong điều kiện thực hiện dự án tại Việt Nam. Sau đó tiếp tục kiểm định độ phù hợp của mơ hình nhằm kiểm tra mơ hình hồi qui này có phù hợp với tập dữ liệu thu thập được và có ý nghĩa ứng dụng hay khơng thơng qua kiểm định trị thống kê F như sau:

Bảng 4.6: Kiểm định sự phù hợp của mơ hình (ANOVA). Kiểm định ANOVAb Mơ hình Tổng bình phương (Sum of Squares) df Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. Hồi quy 109.081 8 13.635 57.598 .000a Phần dư 33.379 141 .237 Tổng 142.460 149

a. Biến độc lập (Predictors): (Constant), KTHT, QLDA, CLTV, TGND, HLDT, CDDL, CHQT, HTLD

B. Biến phụ thuộc (Dependent Variable): TCDA

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi qui riêng phần trong mơ hình.

Coefficientsa Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số đã chuẩn hoá t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

Beta Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) -3.150 .275 -11.456 .000 QLDA .211 .055 .134 3.838 .000 .722 1.385 CLTV .184 .055 .120 3.351 .001 .685 1.459 HLDT .332 .044 .280 7.570 .000 .642 1.557 TGND .195 .068 .104 2.886 .004 .679 1.473 CHQT .408 .049 .330 8.333 .000 .561 1.783 CDDL .184 .047 .155 3.928 .000 .565 1.770 HTLD .009 .044 .007 .200 .841 .759 1.318 KTHT .190 .060 .118 3.163 .002 .630 1.587

Nhân tố hỗ trợ lãnh đạo sẽ được loại bỏ khỏi mơ hình phân tích hồi quy do có chính có sig = 0.841 >0,05, 7 nhân tố cịn lại trong mơ hình phân tích đều phù hợp ở mức ý nghĩa sig rất nhỏ (< 0.05), không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến nghĩa là các nhân tố khơng có mối tương quan với nhau. Giá trị R2 đã điều chỉnh = 0.781 cho biết có 78.1% sự biến thiên của triển khai dự án thành cơng được giải thích bởi các biến: Chuẩn hố quy trình, sự tham gia của người dùng, Chất lượng tư vấn, Quản lý dự án, Huấn luyện đào tạo, Chuyển đổi dữ liệu, Hỗ trợ lãnh đạo. Trong đó các biến khác nhau có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến triển khai thành công dự án. Kết quả phân tích cũng cho thấy giả định về liên hệ tuyến tính, phân phối chuẩn của phần dư, giả định phương sai của sai số khơng đổi, giả định về tính độc lập của sai số không bị vi phạm. Chỉ số VIF cho kết quả nhỏ hơn 2, kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kết quả kiểm định giả thuyết

Kết quả của các tham số trong mơ hình lý thuyết được trình bày trong bảng 4.7 cho biết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê hay không và mức độ tác động của mỗi các biết độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự tác động của yếu tố Hỗ trợ lãnh đạo đối với thành công dự án, nên giả thuyết H1 không được chấp nhận, các giả thuyết còn lại tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc (KQDA) nên được chấp nhận. Cụ thể như sau:

- Giả thuyết H1 phát biểu: Sự cam kết và hỗ trợ của ban lãnh đạo dự án tác động dương đến sự đến triển khai thành công dự án ERP. Kết quả kiểm định cho thấy giả thuyết này khơng được chấp nhận vì sig = 0.841 >0.05. Kết quả này khi phân tích lại so với trong thực tiễn thì chưa thực sự thuyết phục, đây cũng là một điểm hạn chế của đề tài cần được nghiên cứu thêm.

- Giả thuyết H2: Sự sẵn sàng thay đổi quy trình nghiệp vụ tác động dương đến sự triển khai thành công dự án ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận có sig = 0.00 < 0.05. Như vậy nếu doanh nghiệp sẵn sàng trong việc thay đổi quy trình

nghiệp vụ của họ để tương thích với quy trình phần mềm thì làm tăng sự thành cơng của dự án.

- Giả thuyết H3: Quản lý dự án hiệu quả tác động dương đến sự triển khai thành công dự án ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận có sig = 0.00 < 0.05. Như vậy nếu như dự án được quản lý hiệu quả sẽ làm tăng sự thành công của dự án.

- Giả thuyết H4: Chất lượng chuyên viên tư vấn tác động dương đến sự triển khai thành công dự án ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận có sig = 0.00 < 0.05. Như vậy nếu chất lượng của các chuyên viên tư vấn triển khai dự án càng cao thì sẽ làm tăng sự thành công của dự án.

- Giả thuyết H5, H9: Sự tham gia và phối hợp thực hiện dự án của người dùng (TGND) tác động dương đến sự triển khai thành công dự án. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận có sig = 0.04 < 0.01. Như việc người dùng dành thời gian tham gia dự án theo đúng cam kết và sự phối hợp trong thực hiện công việc của người dùng làm tăng sự thành công của dự án.

- Giả thuyết H6: Huấn luyện và đào tạo có tác động dương đến sự thành cơng dự án ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận có sig = 0.00 < 0.05. Như vậy nếu công tác huấn luyện và đào tạo người dùng được thực hiện tốt sẽ làm tăng sự thành công dự án.

- Giả thuyết H7: Chuyển đổi dữ liệu có tác động dương đến sự thành cơng dự án ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận có sig = 0.00 < 0.05. Như vậy việc chuyển đổi dữ liệu lên hệ thống mới kịp thời và chính xác sẽ làm tăng sự thành công dự án.

- Giả thuyết H8: Kiểm thử hệ thống tác động dương đến sự thành công dự án ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận có sig = 0.02 < 0.05. Như vậy nếu việc kiểm thử hệ thống được thực hiện tốt sẽ làm tăng sự thành công dự án.

Trong các nhân tố có tác động đến kết quả dự án thì nhân tố chuẩn quá quy trình nghiệp vụ (CHQT) ảnh hưởng lớn nhất với hệ số  = 0.330, Tiếp đến là Nhân tố Huấn

luyện đào tạo ( = 0.280) cũng có mức ảnh hưởng lớn. Nhân tố Chất lượng tư vấn (B = 0.120) có ảnh hưởng nhỏ nhất.

4.4 Tóm tắt chƣơng 4

Chương 4 trình bày kết quả kiểm định thang đo của các khái niệm nghiên cứu, quá trình kiểm định thang đo cho thấy một số biến quan sát không đạt yêu cầu, sau khi loại bỏ thì các thang đo đáp ứng được yêu cầu. Kết quả phân tích khám phá nhân tố trong 9 nhân tố tham gia vào mơ hình thì kết quả cho kết quả 8 nhân tố, như vậy có hai nhân tố gộp vào nhau, qua phân tích thì sự gộp hai nhân tố này là phù hợp với thực tiễn. Phân tích hồi quy bội cho ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công dự án, trong đó nhân tố hỗ trợ lãnh đạo bị loại ra khỏi mơ hình do có sig khơng đáp ứng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tham gia là khác nhau.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, Ý NGHĨA 5.1 Kết quả nghiên cứu 5.1 Kết quả nghiên cứu

Thông qua kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đển vấn đề triển khai thành công dự án ERP tại thị trường Việt Nam, luận văn đưa ra các kết luận như sau:

Từ việc tổng kết cơ sở lý thuyết về các nghiên cứu về dự án ERP tại các thị trường khác nhau, từ kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu đã tổng hợp và đề xuất mơ hình nghiên cứu có 9 nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề triển khai thành công dự án ERP tại Việt Nam. Bằng các kỹ thuật phân tích hỗn hợp giữa định tính và định lượng các nhân tố theo các khía cạnh tiếp cận khác nhau được tiếp tục xây dựng và phát triển thơng qua 33 biến quan sát có ảnh hưởng đến vấn đề triển khai thành công dự án ERP. Thông qua các kỹ thuật phân tích thống kê cho thấy các biến quan sát: CHQT_3, QTDA_2, HLDT_1, KTHT_4 có độ tin cậy thấp. Những biến quan sát bị loại này khi phân tích về mặt ý nghĩa thực tiễn đặt trong ngữ cảnh các dự án tại Việt Nam là phù hợp vì chúng khơng đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Kết quả phân tích khám phá EFA cho ra kết quả hai khái niệm Sự tham gia của người dùng và Văn hoá doanh nghiệp bị gom lại. Hai khái niệm này cùng chỉ cùng một đối tượng là người dùng trong việc tham gia vào dự án. Vì vậy hai khái niệm này được gom lại và đặt tên thành: Sự tham gia và phối hợp thực hiện dự án của người dùng. Như vậy mơ hình lý thuyết được điều chỉnh lại với 8 nhân tố: (1) Doanh nghiệp chuẩn hố quy trình nghiệp vụ; (2) Huấn luyện và đào tạo; (3) Sự tham gia và phối hợp thực hiện của người dùng; (4) Quản lý dự án hiệu quả; (5) Kiểm thử hệ thống; (6) Chuyển đổi dữ liệu; (7) Chất lượng chuyên viên tư vấn; (8) Sự cam kết và hỗ trợ của lãnh đạo. Kết quả EFA cũng cho thấy mơ hình nghiên cứu bị chi phối bởi 8 nhân tố, và các nhân tố này chỉ giải thích được 78.245% sự biến thiên của sự triển khai thành công dự án ERP. Vì thế, sẽ cịn có những yếu tố khác, biến quan sát khác có thể cũng ảnh hưởng nhưng chưa được nghiên cứu này bao qt hết trong mơ hình nghiên cứu hiện tại do có

sự giới hạn về đối tượng khảo sát, các dự án ERP tại Việt Nam là không nhiều và quy mô cũng khác nhau.

Qua kết quả hồi quy chứng tỏ mức độ của các nhân tố tác động đến triển khai thành công dự án là khác nhau trong việc đưa dự án đến thành công. Mức độ tác động của mỗi nhân tố là khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Doanh nghiệp chuẩn hố quy trình nghiệp vụ; (2) Huấn luyện và đào tạo; (3) Chuyển đổi dữ liệu; (4) Quản lý dự án hiệu quả; (5) Chất lượng chuyên viên tư vấn; (6) Kiểm thử hệ thống; (7) Sự tham gia của người dùng. Trong 8 nhân tố đề xuất trong mơ hình lý thuyết, nhân tố Sự cam kết và hỗ trợ của lãnh đạo có ảnh hưởng thấp đến thành công dự án. Nguyên nhân chủ yếu do có sự biến thiên rất lớn về quan điểm của các đối tượng khảo sát, từ mức hồn tồn khơng đồng ý tới mức hồn tồn đồng ý.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu luận văn đã đề xuất được mơ hình lý thuyết về các nhân tố chính quyết định đến việc triển khai thành công dự án ERP tại Việt Nam. Qua quá trình kiểm định đã khẳng định được các nhân tố, mức độ tác động đến kết quả triển khai dự án ERP tại Việt Nam. Kết quả của luận văn này là một tham khảo cho các doanh nghiệp triển khai dự án, các nhà triển khai dự án, các trung tâm đào tạo về chuyên ngành ERP trong việc tổ chức thực hiện dự án, đào tạo với mục đích gia tăng khả năng thực hiện thành cơng dự án.

5.2 Hàm ý, chính sách cho triển khai thành cơng dự án ERP tại Việt Nam

Trên cơ sở các nhân tố đã được nghiên cứu trong luận văn này, tác giả đề xuất các định hướng giải pháp trong việc kiểm sốt các nhân tố. Như đã phân tích, dự án ERP là một dạng dự án phức tạp, tác động hầu hết đến các bộ phận của doanh nghiệp và có nguy cơ thất bại cao. Như đã tổng kết trong phần lý thuyết, có rất nhiều nhân tố tác động đến việc triển khai thành công dự án ERP, trong dự án này chỉ thực hiện nghiên cứu trên các nhân tố chính phù hợp với mơi trường tại Việt Nam. Để triển khai thành cơng thì cần chú trọng đến việc kiểm soát những nhân tố ảnh hưởng đến dự án, việc kiểm sốt tốt các nhân tố sẽ góp phần đưa dự án đến thành cơng.

Kiểm sốt nhân tố Chuẩn hố quy trình nghiệp vụ:

Doanh nghiệp trước khi triển khai ERP phải cân nhắc, xem xét để chuẩn hố lại các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp trước khi ứng dụng ERP.

Mục tiêu: Chuẩn hố quy trình nghiệp vụ nhằm đạt các mục tiêu sau:

- Đạt được sự chuẩn hố quy trình kinh doanh nhằm tối ưu quy trình nghiệp vụ kinh doanh

- Giảm thiểu được các chỉnh sửa hệ thống ERP

Cách thực hiện:

- Trước khi thực hiện triển khai dự án doanh nghiệp cần cân nhắc chuẩn hố lại quy trình hoạt động doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã có quy trình ISO sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai ERP.

- Trong q trình thực hiện dự án, thơng thường thì các nhân viên nghiệp vụ có xu thế lái quy trình ERP theo quy trình hiện tại của họ. Vì ERP phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau từ nhân viên cho tới các cấp quản lý. Chính vì vậy, việc xây dựng quy trình thì các nhà quản lý cần tham gia vào thảo luận và xây dựng. Tư tưởng và tầm nhìn của các cấp quản lý sẽ giúp cho việc chuẩn hố quy trình mang tính khả thi và nhanh hơn.

Kiểm soát nhân tố Huấn luyện và đào tạo

Theo các chuyên gia trong ngành ERP thì việc khơng nghiêm túc trong việc tổ chức các khoá đào tạo làm cho người dùng không đủ tự tin sử dụng hệ thống từ đó phát sinh những sai sót dữ liệu, làm dữ liệu hệ thống khơng kiểm sốt được làm tăng nguy cơ thất bại của dự án.

Mục tiêu: Việc huấn luyện, đào tạo các nhân viên doanh nghiệp nhằm đáp ứng được mục tiêu kiểm soát hệ thống là :

- Đạt được các kiến thức về lý thuyết về ERP nhằm có thể vận dụng trong việc thảo luận, trao đổi xây dựng quy trình, kiểm thử hệ thống và khai thác sử dụng hệ thống sau khi đưa vào sử dụng.

- Đạt được các kỹ năng về thực hành, có thể thao tác được các nghiệp vụ trên hệ thống theo các nghiệp vụ.

Cách thực hiện:

- Trước khi thực hiện đào tạo phải xác định rõ: mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo, đối tượng đào tạo, kết quả đạt được là gì, phương pháp đào tạo như thế nào.

- Các tài liệu đào tạo cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và nên gởi trước cho học viên. - Đánh giá kết quả học viên căn cứ trên các bài kiểm tra lý thuyết, bài thực hành

trên hệ thống

- Các học viên không đạt yêu cầu cần phải xử lý, hoặc đào tạo lại, hoặc đề nghị dự án thay đổi người trong một số trường hợp nhất định.

Kiểm soát nhân tố Sự tham gia của người dùng

Trong quá trình làm dự án, người dùng sẽ phối hợp với các tư vấn từ công ty triển khai để thực hiện dự án. Chính vì vậy nên người dùng là một trong những nhân tố quan trọng cho sự thành cơng của dự án.

Mục đích: Kiểm sốt nhân tố người dùng với mục đích sau:

- Đảm bảo được người dùng nắm được các kiến thức về quy trình nghiệp vụ, chức năng hệ thống ERP cả về kiến thức lý thuyết đến việc thực hành hệ thống.

- Đảm bảo người dùng tuân thủ các quy định của dự án, quy định trong việc thao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính quyết định triển khai thành công dự án ERP tại việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)