Tình hình thu, chi ngân sách cấp xã Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 50)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. THỰC TRẠNG TỰ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH CẤP XÃ Ở TỈNH VĨNH LONG

3.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách cấp xã Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

3.2.1.1. Thu ngân sách xã 2011 - 2013

Bảng 3.1 cho thấy kết quả tổng thu ngân sách cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 có sự biến động khơng lớn. Tổng thu ngân sách xã năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 235,6 tỷ đồng; 242,2 tỷ đồng; 233,6 tỷ đồng. Thu ngân sách xã năm 2012 tăng so với năm 2011 là 6,6 tỷ đồng (tăng 2,8%), sang năm 2013 thu ngân sách giảm 8,6 tỷ đồng so với năm 2012 (giảm 3,5%). Tốc độ tăng bình quân của thu ngân sách xã tính chung cho giai đoạn 2011 - 2013 là -0,4%/năm. Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% giảm bình quân 4,1%/năm; các khoản thu

điều tiết giảm bình quân 1,8%/năm, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng bình quân 0,1%/năm.

Bảng 3.1: Thu ngân sách xã tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013

Đvt: tỷ đồng, %

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Bình quân 2011 - 2013 Ngân sách cấp xã hưởng 100% 6,9 7,9 6,3 14,9 -20,0 -4,1 Thu phân chia theo tỷ lệ % 46,2 51,5 44,5 11,7 -13,7 -1,8

Thu trợ cấp 182,6 182,7 182,8 0,1 0,1 0,1

Tổng thu ngân sách cấp xã 235,6 242,2 233,6 2,8 -3,5 -0,4

Số thu ngân sách Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2014

Hình 3.2: Cơ cấu các nguồn thu ngân sách cấp xã Vĩnh Long 2011 - 2013

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2014

Hình 3.2 thể hiện cơ cấu nguồn thu ngân sách cấp xã ở Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013. Trong đó, khoản thu ngân sách cấp xã hưởng tỷ lệ phân chia 100% chiếm 3%; khoản thu phân chia theo tỷ lệ do HĐND tỉnh quy định chiếm 20% và khoản thu từ ngân sách cấp trên (thu trợ cấp) chiếm 77%.

Bảng 3.2 cho thấy tổng số thu chưa phân chia cho cấp xã năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 267,8 tỷ đồng; 281,0 tỷ đồng; 306,5 tỷ đồng. Tỷ lệ (%) phân chia

3%

20%

77%

Ngân sách cấp xã hưởng 100% Thu phân chia theo tỷ lệ % Thu trợ cấp

cho ngân sách cấp xã ngân sách xã được hưởng năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 17,2%; 18,3%; 14,5%. Tính bình qn cả giai đoạn 2011- 2013 thì tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã là 16,6%/năm.

Bảng 3.2: Tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã Vĩnh Long 2011 - 2013

Khoản mục Đvt 2011 2012 2013

Số thu chưa phân cho xã Tỷ đồng 267,8 281,0 306,5

Số thu xã hưởng theo tỷ lệ Tỷ đồng 46,2 51,5 44,5

Tỷ lệ phân chia cho xã % 17,2 18,3 14,5

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2014

Theo Luật NSNN năm 2002 thì tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã được hưởng do HĐND cấp tỉnh quyết định, đồng thời Bộ Tài chính cho phép tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã đối với một số khoản khuyến nghị là từ 70 – 100%; các khoản còn lại do HĐND cấp tỉnh quy định.

Bảng 3.3: Tỷ trọng các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013

Đvt: % Khoản thu Tỷ trọng Tỷ lệ phân chia thực tế cho cấp xã Vĩnh Long Tỷ lệ theo khuyến cáo của

Bộ Tài chính

Ngân sách xã hưởng 100% 1,92 100 100

Ngân sách xã hưởng 70 – 100% 6,05 70 - 100 70 – 100

Ngân sách xã hưởng tỷ lệ khác 92,03 7 - 15 Không quy định

Cộng chung 100,00 16,60

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2014

Đối với tỉnh Vĩnh Long thì tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã giai đoạn 2011 - 2013 có được từ 3 nguồn (bảng 3.3):

Khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 1,92% trong tổng số thu. Cấp xã được hưởng tỷ lệ thực tế là 100% đúng theo khuyến cáo của Bộ Tài chính.

Khoản thu ngân sách xã hưởng tỷ lệ từ 70 – 100%: khoản thu này chiếm tỷ trọng 6,05% trong tổng số thu. Cấp xã được hưởng tỷ lệ thực tế từ 70 - 100% đúng theo khuyến cáo của Bộ Tài chính.

Khoản thu xã hưởng tỷ lệ khác: chiếm tỷ trọng rất lớn đến 92,03%, khoản thu này HĐND cấp tỉnh chỉ cho phép hưởng tỷ lệ (%) phân chia cho cấp xã từ 7 – 15,00%. Tỷ lệ này Bộ Tài chính khơng khuyến cáo nên tỉnh thực hiện vẫn đúng theo quy định.

Như vậy, ngân sách cấp xã tỉnh Vĩnh Long được hưởng tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, do các khoản thu có tỷ lệ phân chia cao (70% trở lên) chiếm tỷ trọng thấp (7,97% trong tổng nguồn thu) trong khi tỷ trọng các khoản thu còn lại lớn (chiếm tỷ trọng 92,03%) chỉ được hưởng tỷ lệ phân chia thấp (7-15%) dẫn đến tỷ lệ tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 ở mức thấp là 16,6%. Như vậy, tỉnh Vĩnh Long thực hiện đúng quy định của Bộ Tài chính nhưng chưa phù hợp với khả năng tự cân đối của ngân sách cấp xã trên toàn tỉnh.

Nguồn thu ở cấp xã chủ yếu là thu phí, lệ phí, thu thuế nhà đất, chuyển quyền sử dụng đất, thuế mơn bài (bậc 1-3), lệ phí trước bạ nhà, đất; thuế giá trị gia tăng; thuế khoán hộ kinh doanh. Nhìn chung thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên vẫn là khoản thu chủ yếu của ngân sách cấp xã tại Vĩnh Long (chiếm đến 77% tổng thu); điều này đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm hơn về cơ chế, chính sách, về đầu tư để tăng dần tỷ lệ các xã tự cân đối ngân sách, giảm dần số xã nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên.

Mức thu ngân sách bình quân một xã là 2,2 tỷ đồng/năm. Phường 4 của thành phố Vĩnh Long có số thu bình qn cao nhất 4,1 tỷ đồng/năm, xã có số thu thấp nhất là Đơng Bình của thị xã Bình Minh 1,2 tỷ đồng/năm

Nếu xét theo địa bàn huyện thì các xã thuộc huyện Vũng Liêm có tổng số thu ngân sách cao nhất 45,9 tỷ đồng/năm; các xã thuộc thị xã Bình Minh có tổng số thu ngân sách thấp nhất là 11,2 tỷ đồng/năm. Tính bình qn theo từng xã thì các

xã/phường thuộc thành phố Vĩnh Long có số thu bình qn cao nhất 2,6 tỷ đồng/xã/năm; các xã thuộc thị xã Bình Minh có số thu bình qn thấp nhất 1,9 tỷ đồng/xã/năm (bảng 3.4).

Bảng 3.4: Thu ngân sách xã theo địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2013

Đvt: tỷ đồng

Huyện Thu bình quân

huyện/năm Tỷ trọng (%) Số xã Thu bình quân xã/năm Bình Minh 11,2 4,7 6 1,9 Bình Tân 21,5 9,1 11 2,0 Trà Ơn 27,9 11,8 14 2,0 Tam Bình 36,7 15,5 17 2,2 Long Hồ 35,7 15,1 15 2,4 TP Vĩnh Long 28,9 12,2 11 2,6 Vũng Liêm 45,9 19,4 20 2,3 Măng Thít 29,4 12,4 13 2,3 Tổng 237,1 100,0 107 2,2

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2014

Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù không biến động lớn nhưng ở mức rất cao (năm 2011: 182,6 tỷ đồng; năm 2012: 182,7 tỷ đồng; năm 2013: 182,8 tỷ đồng)2. Điều này cho thấy khả năng cân đối tổng thể ngân sách cấp xã ở Vĩnh Long kém.

3.2.1.2. Chi ngân sách xã giai đoạn 2011 - 2013

Tổng chi ngân sách cấp xã toàn tỉnh Vĩnh Long năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 235,6 tỷ đồng; 242,2 tỷ đồng; 233,6 tỷ đồng. Bình quân ngân sách cấp xã tỉnh Vĩnh Long chi 237,1 tỷ đồng/năm. Tương tự như nguồn thu, các xã thuộc huyện Vũng Liêm có tổng số chi lớn nhất là 45,9 tỷ đồng/huyện/năm và các xã thuộc thị xã Bình Minh có tổng số chi thấp nhất là 11,2 tỷ đồng/huyện/năm (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Chi ngân sách xã theo địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2013 Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Bình quân Tổng chi 235,6 242,2 233,6 237,1 Bình Minh 11,0 11,5 11,1 11,2 Bình Tân 21,3 21,7 21,7 21,5 Trà Ôn 28,2 27,6 27,8 27,9 Tam Bình 35,6 37,0 37,3 36,7 Long Hồ 36,3 34,8 35,9 35,7 TP Vĩnh Long 29,5 33,3 23,9 28,9 Vũng Liêm 44,0 47,4 46,3 45,9 Măng Thít 29,7 28,9 29,6 29,4

Chia ra theo các xã thuộc:

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)