Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 33)

Stt Yếu tố Kỳ vọng

về dấu

A Yếu tố bên ngồi

1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên +

2 Tăng trưởng kinh tế +

3 Chính sách thuế đa dạng, phù hợp

B Tổ chức quản lý người nộp thuế

4 Tổ chức bộ máy thu, nộp thuế +

5 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế +

6 Quy trình, thủ tục hành chính thu, nộp thuế +

C Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã

7 Sự chủ động của cấp xã trong thu, chi ngân sách +

8 Sự phối hợp giữa các cơ quan thu, chi ngân sách +

9 Năng lực cán bộ tài chính cấp xã +

D Yếu tố phân cấp nguồn thu

10 Số lượng các khoản thu phân chia giữa cấp xã và cấp trên + 11 Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia

cho ngân sách cấp xã do Bộ Tài chính quy định

+ 12 Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia

cho ngân sách cấp xã do HĐND cấp tỉnh quy định

+

E Chính sách động viên, khen thưởng

13 Chính sách khen thưởng thu vượt kế hoạch +

14 Chính sách khai thác, động viên nguồn thu +

Nguồn: Tổng hợp cơ sở lý thuyết và đề xuất của tác giả

Các biến này kỳ vọng mang dấu dương (+) có nghĩa là khi các biến quan sát này được cải thiện thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

2.3.2. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu

2.3.2.1. Các giả thuyết

Trên cơ sở 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã với 14 yếu tố đại diện nêu trên, 5 giả thuyết được đặt ra như sau:

Giả thuyết H1: Mơi trường bên ngồi càng thuận lợi thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

Giả thuyết H2: Quản lý người nộp thuế càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

Giả thuyết H3: Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

Giả thuyết H4: Phân cấp ngân sách giữa cấp trên và cấp xã càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

Giả thuyết H5: Chính sách động viên, khen thưởng càng tốt thì thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

2.3.2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

25

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan và tham khảo ý kiến chuyên gia

Khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã ở Vĩnh Long

Mơi trường bên ngồi

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

- Tăng trưởng kinh tế

- Chính sách thuế đa dạng, phù hợp

Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã

- Sự chủ động của cấp xã trong thu, chi ngân sách - Sự phối hợp giữa các cơ quan thu, chi ngân sách - Năng lực cán bộ tài chính cấp xã

Chính sách động viên, khen thưởng

- Chính sách khen thưởng thu vượt kế hoạch

- Chính sách khai thác, động viên nguồn thu

H1 +

Yếu tố phân cấp nguồn thu

- Số lượng các khoản thu phân chia giữa cấp xã và cấp trên - Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho

ngân sách cấp xã do Bộ Tài chính quy định

- Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã do HĐND cấp tỉnh quy định

H2 +

H3 + H4 +

Tổ chức quản lý người nộp thuế

- Tổ chức bộ máy thu, nộp thuế

- Công tác quản lý đối tượng nộp thuế - Quy trình, thủ tục hành chính thu, nộp thuế

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, khung nghiên cứu được thiết kế như hình 2.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Hình 2.4: Khung nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và đề xuất của tác giả

Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phỏng vấn những người đã trực tiếp tham gia vào công tác quản lý thu, chi ngân sách cấp xã, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

Các biến độc lập được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường cảm nhận của người được phỏng vấn về thực trạng các yếu tố tại thời điểm phỏng vấn. Các thông tin liên quan đến đối tượng phỏng vấn sử dụng thang đo định danh.

Thiết lập và hiệu chỉnh thang đo

Kiểm định thang đo

Kiểm định mơ hình

Xây dựng các giải pháp Thu thập số liệu Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Phỏng vấn qua bảng câu hỏi

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Thống kê mơ tả; phân tích nhân tố; phân tích hồi quy đa biến

2.4.2. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

2.4.2.1. Chọn điểm điều tra

Vĩnh Long là một tỉnh ở ĐBSCL. Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Long luôn chú trọng tăng cường khả năng tự cân đối ngân sách của tỉnh nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực, các ngành nghề chủ lực, những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc khả năng tự cân đối ngân sách, đặc biệt là ngân sách cấp xã. Chính vì lẽ đó, Vĩnh Long được chọn làm điểm nghiên cứu của luận văn.

Đề tài chọn 107/107 xã và 8/8 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long để thu thập thông tin sơ cấp. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu như trên đảm bảo 100% xã, huyện trên địa bàn đều được phỏng vấn, đảm bảo chất lượng cho mẫu nghiên cứu.

2.4.2.2. Chọn mẫu điều tra

Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích nhân tố nên cỡ mẫu điều tra được tính tốn trước. Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Đề tài chọn cỡ mẫu tối thiểu bằng 10 lần biến quan sát nên số lượng quan sát tối thiểu của nghiên cứu tính theo cơng thức = 10 lần x 14 biến quan sát = 140.

Về phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tiêu chí quản lý. Cụ thể:

Tại cấp xã: phỏng vấn 2 người gồm 1 Chủ tịch/Phó Chủ tịch phụ trách quản lý tài chính và 1 cán bộ chuyên trách về tài chính tại UBND xã.

Tại cấp huyện: Phỏng vấn 2 người gồm 1 Trưởng/Phó Phịng Tài chính huyện phụ trách ngân sách cấp xã và 1 cán bộ chuyên trách quản lý ngân sách cấp xã.

trực tiếp phụ trách quản lý NSNN cấp huyện, xã; 1 Trưởng/Phó Phịng phụ trách NSNN cấp huyện, xã; 1 cán bộ chuyên trách về NSNN cấp huyện, xã.

Tổng số quan sát được phỏng vấn 233 đủ đảm bảo cho điều kiện cỡ mẫu tối thiểu là 75. Số lượng quan sát trong nghiên cứu được phân bổ theo bảng 2.2.

Bảng 2.2: Các biến quan sát sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Stt Đối tượng phỏng vấn Số lượng tại

mỗi cấp Số lượng cấp Cộng 1 Cấp xã 2 107 214 Chủ tịch/Phó Chủ tịch 1

Cán bộ tài chính tại UBND xã 1

2 Cấp huyện 2 8 16

Trưởng/Phó Phịng Tài chính huyện 1

Cán bộ chuyên trách về tài chính 1 3 Cấp tỉnh (Sở Tài chính) 3 1 3 Giám đốc/Phó Giám đốc 1 Trưởng/Phó Phịng 1 Cán bộ chuyên trách 1 Tổng cộng 233

Nguồn: Tổng hợp cơ sở lý thuyết và đề xuất của tác giả

2.4.3. Dữ liệu nghiên cứu

2.4.3.1. Dữ liệu và phương pháp thu thập

Thu thập số liệu thứ cấp là các thơng tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội của các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, số liệu thống kê về thu – chi ngân sách, … từ báo cáo quyết toán, dự toán về NSNN hàng năm, các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu có liên quan về NSNN và ngân sách cấp xã.

Các tài liệu liên quan đến công tác đổi mới quản lý ngân sách cấp xã; các nghiên cứu liên quan đến ngân sách cấp xã bao gồm đã được công bố trên internet, các tạp chí chuyên ngành, Nguồn tài liệu từ các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư của các cơ quan nhà nước, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục thuế, Cục Thống

kê tình Vĩnh Long; Từ UBND các huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh và UBND các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Thu số liệu sơ cấp: Thiết lập bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn (trực tiếp và bằng thư tín) đối tượng được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Nội dung chính của bảng câu hỏi gồm:

Thông tin của đối tượng được phỏng vấn: số năm làm việc trong lĩnh vực tài chính; các thơng tin cá nhân như trình độ nghiệp vụ; chức vụ công tác.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã gồm 15 yếu tố (xem thêm mục 2.3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long trang 23).

2.4.3.2. Phương pháp xử lý, tính tốn số liệu

Số liệu được phân tích, xử lý trên phần mềm SPSS version 16.0 và Microsoft Excel 2007. Đề tài tổng hợp tài liệu tham khảo, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các nội dung có liên quan đến đề tài. Tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu về tình hình cân đối ngân sách trong những năm qua và khả năng tự cân đối ngân sách ở các xã thuộc tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

2.4.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

Theo từng mục tiêu cần nghiên cứu, sử dụng các phương pháp phân tích sau. Nhằm đạt mục tiêu 1, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp dựa trên nghiên cứu lý thuyết, tham khảo các tài liệu, các đề tài đã nghiên cứu trong thực tế trước đây nhằm nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bản tỉnh Vĩnh Long.

Nhằm đạt mục tiêu 2, luận văn sử dụng mơ hình phân tích nhân tố gồm các cơng việc chính như sau:

Phỏng vấn qua bảng câu hỏi được thực hiện để thu thập số liệu. Số liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng các phương pháp như thống kê mơ tả; phân tích

Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến rác; phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra các yếu tố chính có ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã; trên cơ sở các yếu tố mới được rút ra từ phân tích nhân tố được đưa vào phương trình hồi quy đa biến để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bản tỉnh Vĩnh Long.

Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mơ tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo.

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến rác trước. Tiêu chuẩn để chọn các biến khi nó có độ tin cậy Cronbach’s alpha từ 0,6.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu trong nghiên cứu sử dụng. Trong nghiên cứu có thể thu thập được một lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Các nhân tố chung có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát. Các biến còn lại sau khi đã xử lý bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố sẽ được đưa vào phân tích hồi quy đa biến.

Trong q trình phân tích EFA, tác giả phân tích chọn lọc một vài yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã ở Vĩnh Long. Các nhân tố chung có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát theo mơ hình phân tích Fi = Wί1X1 + Wί2X2 + Wί3X3 + …. + WίkXk

Trong đó:

W: quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor score coefficient) k: số biến

Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là các biến có tương quan với nhau. Để xác định các biến có tương quan như thế nào, ta sử dụng kiểm định Barlett’s để kiểm định giả thuyết:

H0: các biến khơng có liên quan lẫn nhau H1: có tương quan giữa các biến

Mong đợi bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là chấp nhận giả thiết H1: các biến có liên quan với nhau. Điều này có được khi giá trị p vuale sau khi kiểm định phải nhỏ hơn mức ý nghĩa xử lý α.

Đồng thời, phân tích nhân tố được xem là thích hợp khi giá trị hệ KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) trong khoảng từ 0,5 đến 1,0. Khi đó, các tương quan đủ lớn để có thể áp dụng phân tích nhân tố.

Sau khi rút được các nhân tố và lưu lại thành các biến mới, các biến này sẽ được thay cho tập hợp biến gốc để đưa vào phân tích hồi quy.

Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã (biến phụ thuộc).

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = α0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ….βkXk

Trong đó:

Y (Biến phụ thuộc): Khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã.

X1,X2, X3, …Xk (Các biến độc lập) : các nhân tố mới được rút ra từ phân tích nhân tố, là các biến ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

βi : các tham số hồi quy, đo lường độ lớn và chiều hướng ảnh hưởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

Nhằm đạt mục tiêu 3, luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch kết quả đã phân tích được ở các mục tiêu trên để rút ra tồn tại và nguyên nhân làm căn cứ đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày những khái niệm về ngân sách và các lý luận về ngân sách nhà nước đặc biệt là ngân sách cấp xã. Đồng thời cũng lược khảo một số tài liệu nghiên cứu có liên quan. Giới thiệu mơ hình phân tích nhân tố. Từ đó, làm cơ sở xây dựng mơ hình định lượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích số liệu.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL). Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ và Sóc Trăng; Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long

Nguồn: gis.chinhphu.vn

So với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là một tỉnh có quy mơ tương đối nhỏ cả về diện tích lẫn dân số của tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long, nhưng lại là tỉnh có mật độ dân cư cao nhất (698 người/km2), diện tích đất canh tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)