Chi ngân sách xã theo địa bàn huyện giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 57)

Đvt: tỷ đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Bình quân Tổng chi 235,6 242,2 233,6 237,1 Bình Minh 11,0 11,5 11,1 11,2 Bình Tân 21,3 21,7 21,7 21,5 Trà Ôn 28,2 27,6 27,8 27,9 Tam Bình 35,6 37,0 37,3 36,7 Long Hồ 36,3 34,8 35,9 35,7 TP Vĩnh Long 29,5 33,3 23,9 28,9 Vũng Liêm 44,0 47,4 46,3 45,9 Măng Thít 29,7 28,9 29,6 29,4

Chia ra theo các xã thuộc:

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2014

3.2.2. Cân đối sách cấp xã Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013

Theo số liệu sổ sách thì các năm 2011, 2012, 2013 ngân sách cấp xã Vĩnh Long đạt cân đối (tổng thu – tổng chi = 0). Tuy nhiên, cân đối này đạt được là nhờ vào khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên rất lớn. Nếu loại trừ khoản thu bổ sung thì 107/107 xã đều khơng đạt tự cân đối (tổng thu – tổng chi < 0).

3.2.3. Khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013

Để đánh giá khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013, các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên sẽ được loại trừ đi khi tính tốn. Do tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã cho phép là 70 - 100% nên đề tài tiến hành xem xét khả năng cân đối tương ứng với các trường hợp tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã thay đổi như sau:

Trường hợp 1: Tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã đang áp dụng (bình quân 16,6%) theo số liệu thực tế thu thập được từ Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long.

áp dụng cho tất cả các xã.

Trường hợp 3: Điều chỉnh tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã lên 100%, áp dụng cho tất cả các xã.

Kết quả tổng hợp từ bảng 3.6 cho thấy, với tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã đang áp dụng 16,6% thì khơng xã nào đạt tự cân đối. Với tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã 70% thì 28/107 xã (tỷ lệ 26,17%) đạt tự cân đối. Với tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã100%, có 33/107 xã (tỷ lệ 30,84%) đạt tự cân đối.

Bảng 3.6: Danh sách xã đạt tự cân đối tương ứng với các tỷ lệ (%) phân chia cho ngân sách cấp xã Hiện tại 70% 100% 1 Cái Vồn Bình Minh 0 1 1 2 Đơng Bình Bình Minh 0 0 1 3 Thuận An Bình Minh 0 1 1

4 Lơc Hịa Long Hồ 0 1 1

5 Long Phước Long Hồ 0 0 1

6 Phú quới Long Hồ 0 0 1 7 Tân Hạnh Long Hồ 0 1 1 8 Thanh Đức Long Hồ 0 1 1 9 Thị Trấn Long Hồ 0 1 1 10 An Phước Măng Thít 0 1 1 11 Mỹ An Măng Thít 0 1 1 12 Mỹ Phước Măng Thít 0 1 1 13 Nhơn Phú Măng Thít 0 1 1

14 TT Cái Nhum Măng Thít 0 1 1

15 Song phú Tam Bình 0 1 1 16 TT Tam Bình Tam Bình 0 1 1 17 Tường Lộc Tam Bình 0 1 1 18 Phương 1 TP Vĩnh Long 0 1 1 19 Phường 2 TP Vĩnh Long 0 1 1 20 Phường 3 TP Vĩnh Long 0 1 1 21 Phường 4 TP Vĩnh Long 0 1 1 22 Phường 5 TP Vĩnh Long 0 1 1 23 Phương 8 TP Vĩnh Long 0 1 1 24 Phường 9 TP Vĩnh Long 0 1 1

25 Tân Ngãi TP Vĩnh Long 0 1 1

26 Trường An TP Vĩnh Long 0 1 1

27 Hựu Thành Trà Ôn 0 0 1

28 TT Trà Ôn Trà Ôn 0 1 1

29 Hiếu Phụng Vũng Liêm 0 1 1

30 Tân An Luông Vũng Liêm 0 1 1

31 Thị Trấn Vũng Liêm 0 1 1

32 Trung Hiếu Vũng Liêm 0 1 1

33 Trung Thành Vũng Liêm 0 0 1

Cộng 0 28 33

Tỷ lệ (%) 0 26,17 30,84

Tỷ lệ điều tiết

Stt Tên xã Huyện/TP

3.2.4. Những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý và tự cân đối ngân sách cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long sách cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long

3.2.4.1. Về thiết kế hệ thống ngân sách

Hệ thống ngân sách ở nước ta được thiết kế “mang tính lồng ghép và có tính thứ bậc rất cao” nghĩa là ngân sách cấp trên phải “ôm” cả ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Mặc dù có ưu điểm là tập trung nguồn thu, nguồn lực tổng về một đầu mối, tránh phân tán, cục bộ theo từng địa phương và có thể điều hịa, điều tiết chung từ trung ương (TƯ) xuống địa phương theo từng địa phương, từng giai đoạn và yêu cầu đầu tư phát triển, nhất là ở những địa phương khó khăn, vùng sâu vùng xa. Những bất cập trong quản lý ngân sách theo kiểu lồng ghép này buộc ngân sách địa phương phụ thuộc ngân sách TƯ thì cịn dẫn đến tình trạng “khơng phải chịu trách nhiệm đến cùng” bởi TƯ không thể quản lý chặt chẽ, chi tiết ngân sách của địa phương, cịn địa phương cũng khơng phải chịu trách nhiệm hồn tồn khi có sai lầm trong quản lý ngân sách. Nguyên nhân chính là địa phương chưa có quyền tự chủ tài chính3.

Luật NSNN 2002 quy định việc lập dự toán ngân sách hàng năm mà chưa quy định xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu trung hạn. Trên thực tế khi quyết định các chính sách chi ngân sách, hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản, việc bố trí dự tốn ngân sách khơng chỉ dừng lại ở một năm mà sẽ phải bố trí ngân sách trong một số năm đề thực hiện.Từ đó, đã hạn chế tính dự báo của NSNN, hạn chế tính chủ động của các địa phương trong xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách một cách hợp lý và hiệu quả nhất; gây mất cân đối ngân sách.

3.2.4.2. Về phân chia nguồn thu giữa ngân sách xã và cấp trên

Về tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách xã: Với tỷ lệ phân chia hiện nay, cịn tình trạng một số xã, thị trấn thừa nguồn nhưng UBND huyện không thể điều

3

Bài viết “Sửa đổi luật ngân sách nhà nước: Xóa tâm lý ỷ lại ngân sách nhà nước” ngày 21/07/2014 tại http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5557

chuyển cho các xã khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến cân đối ngân sách huyện và ngân sách xã.

3.2.4.3. Về quy trình ngân sách

Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã thực hiện theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Tuy vậy, bộ máy quản lý ngân sách địa phương cấp xã vẫn còn khá cồng kềnh với nhiều cấp quản lý đan xen, chồng chéo với rất nhiều cơ quan tham gia vào quá trình quản lý ngân sách. Ngân sách ở mỗi cấp giao cho nhiều cơ quan thực hiện (đầu tư, tài chính, chủ quản) dẫn đến ngân sách bị phân tán ảnh hưởng đến thực hiện phân cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN. Ngân sách ở cấp xã phải được HĐND 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) thông qua và điều chỉnh. HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách xã, phê chuẩn quyết toán và kiểm tra, giám sát chấp hành ngân sách của UBND xã. Ban Tài chính xã giúp UBND về quản lý tài chính trên địa bàn xã (hình 3.3). Dẫn đến quá trình lập, xét duyệt, phê chuẩn ngân sách qua rất nhiều khâu, nhiều lần trong cùng một cấp, trong khi đó yêu cầu về thời gian lập và xem xét quyết định ngân sách lại rất ngắn.HĐND chỉ căn cứ vào báo cáo quyết tốn ngân sách do UBND đệ trình mà xét duyệt, khơng nghiên cứu thẩm tra kỹ và lại thường quyết toán ngân sách. UBND lại cơ bản căn cứ vào các báo cáo quyết toán của ngành chức năng mà thu thập khơng có ý kiến xử lý.

Các chỉ tiêu ngân sách (từ khâu lập dự tốn đến chấp hành và quyết tốn) cịn rất cồng kềnh, phức tạp. Một số chỉ tiêu ngân sách nhiều khi do thói quen mà khơng tính đến sự biến đổi và tính khả thi trong thực tế hoặc yêu cầu cấp dưới rất chi tiết tính tốn cụ thể cho từng loại, nhưng quá trình xét duyệt của cấp trên chưa được tính tốn trên cơ sở khoa học và căn cứ vững chắc; một số chỉ tiêu mang nặng tính áp đặt chủ quan. Kinh phí cấp phát cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách không sát với thực tế, nhưng lại bắt buộc các đơn vị sử dụng phải thực hiện đúng số cấp phát, không được làm theo nhu cầu thực tế. Các chỉ tiêu thu, chi ngân sách như: định mức chi hành chính quá lạc hậu, rất chậm sửa đổi các định mức chi cho sự nghiệp kinh tế chưa bản hành cho từng loại hình, các căn cứ xác định số thu chưa đầy đủ.

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống 3 cấp ngân sách địa phương (tỉnh - huyện - xã)

Nguồn: Luật NSNN 2002

Về cấp phát ngân sách, Luật NSNN (2002) quy định tại điều 57 “Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự tốn chi q để thực hiện”. Quy định này gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện đầu tư, mua sắm lớn, trường hợp cần số tiền lớn hơn dự toán chi quý nhưng vẫn nằm trong dự toán năm thì phải chờ sang quý sau.

3.2.4.4. Về trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia ngân sách xã

Trình độ chun mơn của cán bộ cấp xã cịn nhiều bất cập, đại bộ phận chưa được đào tạo bài bản đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng khó khăn. Theo số liệu thống

kê năm 2012 của Sở nội vụ tỉnh Vĩnh Long thì số cán bộ chủ chốt có trình độ đại học là 7,9%; cấp 3 là 40,1%; còn lại 52,0% là cấp 2 trở xuống; trong đó cán bộ lãnh đạo khơng có chun mơn nghiệp vụ là 65,2%. Đây là những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện tự cân đối ngân sách cấp xã.

3.2.4.5. Công tác quản lý, hạch toán, kiểm soát ngân sách

Cơng tác kế tốn, hạch toán ngân sách ở xã còn nhiều bất cập. Yêu cầu ghi chép sổ sách và hạch tốn có nhiều đối tượng trong khi chỉ có 1 cán bộ kế tốn vừa làm kế toán ngân sách xã vừa làm kế toán đơn vị tổng dự toán, thực hiện báo cáo thu chi, quản lý sổ sách của các quỹ, các khoản công nợ, …

Chưa quản lý chặt chẽ trong công tác quản lý thu. Một số khoản thu ví dụ như lệ phí chứng thực do cịn nể nang đơi lúc khơng thu đối với những người quen biết. Cịn để thất thốt trong thu lệ phí chợ, chưa ni dưỡng nguồn thu đối với thuế tài nguyên nên số thu năm sau cịn thấp hơn năm trước.

Cơng tác quản lý thu chi ở xã chủ yếu dựa trên phương pháp thủ công nên hiệu quả quản lý thấp, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại.

Công tác lập dự toán thu, chi ngân sách ở cấp xã chưa đảm bảo chất lượng, chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách các năm trước. Vẫn cịn tình trạng một số xã, phường thực hiện thu thấp hơn khả năng và chi cao (vượt cả nguồn thu) để tranh thủ sự hỗ trợ ngân sách cấp trên.

Về vai trị kiểm sốt của KBNN: KBNN chủ yếu chỉ mới dừng ở mức kiểm sốt khoản chi có trong dự tốn được duyệt và có chứng từ kèm theo , cịn khoản chi đó thực tế có đảm bảo đúng tiêu chuẩn định mức, có hợp lý, chi đúng nhiệm vụ, đúng phân cấp hay khơng thì chưa kiểm soát hết được.

3.3. ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN

3.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra

Tổng số phiếu phỏng vấn là 233, sau khi sàng lọc loại bỏ 7 phiếu phỏng vấn khơng đạt u cầu thì thu được 226 phiếu hợp lệ. Như vậy, số lượng quan sát của

mẫu là 226 > 140, thỏa mãn điều kiện về cỡ mẫu.

3.3.1.1. Theo đối tượng phỏng vấn

Cơ cấu mẫu điều tra theo đối tượng phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.7, cụ thể:

Về vị trí cá nhân được phỏng vấn: 0,4% là Giám đốc/Phó Giám đốc Sở; 4,0% là Trưởng/Phó Phịng tại Sở Tài chính và Phịng Tài chính cấp huyện; 45,6% Chủ tịch/Phó Chủ tịch xã phụ trách tài chính; 50,0% là cán bộ chuyên trách tài chính tại Sở Tài chính, Phịng Tài chính huyện và UBND xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)