Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến khả năng tự cân đối ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 64 - 66)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ CÂN ĐỐ

3.4.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến khả năng tự cân đối ngân sách

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1% Giả thuyết H2: Quản lý người nộp thuế càng tốt thì khả năng

tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1% Giả thuyết H3: Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã càng

tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1% Giả thuyết H4: Phân cấp ngân sách giữa cấp trên và cấp xã

càng tốt thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1% Giả thuyết H5: Chính sách động viên, khen thưởng càng tốt

thì thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao

Ủng hộ ở mức ý nghĩa 1%

Nguồn: Từ bảng 3.13

3.4.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã sách cấp xã

3.4.4.1. Ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố

Từ bảng 3.13 phương trình hồi quy tuyến tính cho mơ hình tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã như sau:

Y = 0,293 + 0,248F1 + 0,365F2 + 0,235F3 + 0,304F4 + 0,187F5 +ε

R2 = 0,829 = 82,9% có nghĩa là các biến trong mơ hình giải thích đến 82,9% khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã.

Hệ số từ mơ hình hồi quy được chọn thể hiện mức độ ảnh hưởng riêng của từng nhóm yếu tố đến biến động khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã, các nhóm yếu tố từ F1 đến F5 đều mang dấu dương, nghĩa là khi các nhóm nhân tố ảnh hưởng được cải thiện thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng tốt hơn; hệ số của nhóm yếu tố càng cao thì mức độ ảnh hưởng càng mạnh. Từ đó có thể thấy mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến biến động khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu là:

(1)F2- Phân cấp nguồn thu (0,365); (2)F4- Yếu tố bên ngoài (0,304);

(3)F1- Quản lý ngân sách của cấp xã (0,248); (4)F3- Quản lý đối tượng nộp thuế (0,235);

(5)F5- Chính sách động viên, khen thưởng (0,187).

3.4.4.2. Ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm nhân tố

Mức độ quan trọng của các yếu tố trong từng nhóm nhân tố được đánh giá thông qua trọng số (factor loading) của từng yếu tố trong kết quả phân tích nhân tố, trọng số càng lớn thì vai trị của yếu tố trong nhóm càng quan trọng. Từ kết quả phân tích nhân tố (factor analysis) tại bảng 3.12 ta thấy:

Đối với nhóm nhân tố F1 - Quản lý ngân sách của cấp xã thì yếu tố Năng lực cán bộ tài chính cấp xã có mức độ quan trọng nhất (0,929), tiếp theo là Sự chủ động của cấp xã trong thu, chi ngân sách (0,927) và cuối cùng là Sự phối hợp giữa các cơ quan thu, chi ngân sách (0,739).

Đối với nhóm nhân tố F2 – Phân cấp nguồn thu thì tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã do HĐND cấp tỉnh quy định có mức độ quan trọng nhất (0,893), tiếp theo là Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã do Bộ Tài chính quy định (0,830) và cuối cùng là Số lượng các khoản thu phân chia giữa cấp xã và cấp trên (0,700).

Đối với nhóm nhân tố F3 – Quản lý đối tượng nộp thuế thì Cơng tác quản lý đối tượng nộp thuế có mức độ quan trọng nhất (0,819), tiếp theo là Quy trình, thủ tục hành chính thu, nộp thuế (0,782) và cuối cùng là tổ chức bộ máy thu, nộp thuế (0,693).

Đối với nhóm nhân tố F4 – Yếu tố bên ngồi thì tăng trưởng kinh tế có mức độ quan trọng nhất (0,745), tiếp theo là chính sách thuế đa dạng, phù hợp (0,729) và cuối cùng là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (0,660).

Đối với nhóm nhân tố F5 – Chính sách động viên, khen thưởng thì Chính sách khen thưởng thu vượt kế hoạch có mức độ quan trọng nhất (0,849) và quan trọng kém hơn là chính sách khai thác, động viên nguồn thu (0,790).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối nhân sách cấp xã, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)