CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
3.4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Trong q trình phân tích dữ liệu, đầu tiên tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Tác giả sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA nhằm loại các biến khơng phù hợp. Bởi vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Tuy nhiên, đối với biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha không cho biết được. Do đó, việc tính tốn hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
– Các biến quan sát có hệ số tương qua biến - tổng phải lớn hơn hoặc bằng 0,3, các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ; tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin
cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có các mức giá trị: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 thì độ tin cậy của thang đo sử dụng được, từ 0,6 đến 0,7 là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Trong đề tài nghiên cứu này, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha mà tác giả sử dụng sẽ bằng hoặc cao hơn 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0,3. Nếu hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì biến quan sát sẽ bị loại bỏ.