Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

3.4.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý

đến ý định mua theo các đặc điểm cá nhân bằng T-test và One–Way Anova

Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Independent Samples T-test và One – Way ANOVA để kiểm định mức độ đánh giá của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại smartphone có sự khác biệt hay khơng, giữa khách hàng có đặc điểm khác nhau về giới tính, thu nhập, nghề nghiệp và trình độ học vấn. Với độ tin cậy 95%, sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua là có ý nghĩa thống kê (Hay mức ý nghĩa Sig < 0,05).

Bên cạnh đó, để kiểm định tính phân phối chuẩn của phương sai của các tổng thể con, thực hiện kiểm định Levene’s test trước khi kiểm định sự bằng nhau của các giá trị trung bình.

 Kiểm định Independent Samples T-test: Kiểm tra kiểm định Levene's ở bảng

Independent Samples Test.

+ Nếu Sig. của kiểm định này < 0,05 thì phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau, nên ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances not assumed. Nếu giá trị Sig. của kiểm định t ở phần Equal variances not assumed Sig. > 0,05 thì kết luận kiểm định T khơng có sự khác biệt, cịn Sig <= 0,05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính.

+ Nếu sig. của kiểm định này >=0,05 thì phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính ở trên khơng khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances assumed. Nếu giá trị Sig. của kiểm định t ở phần Equal variances not assumed Sig. > 0.05 thì kết luận kiểm định T khơng có sự khác biệt, cịn Sig <= 0,05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính.

 Kiểm định One-Way ANOVA

Thực hiện kiểm tra kiểm định Levene’s ở bảng Test of Homogeneity of variances, nếu Sig. ở kiểm định này < = 0,05 thì kết luận phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau.

Nếu Sig. ở kiểm định này > 0,05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên khơng khác nhau, xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu Sig. ở bảng này > 0,05 kết luận khơng có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính, cịn nếu Sig. ở bảng này < = 0,05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính.

Khi có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính với định lượng trong phần T – Test hoặc ANOVA ta tiếp tục theo dõi giá trị Mean ở bảng Descriptives và kết luận.

Nếu nhóm nào có giá trị Mean cao hơn thì kết luận nhóm đó tác động nhiều hơn với biến định lượng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chủ yếu của chương 3 bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng để phân tích dữ liệu.

Trong nội dung chương này, tác giả nghiên cứu và đưa ra thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa bao gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với kích thước mẫu khoảng 250 người.

Dựa vào nghiên cứu và thảo luận nhóm chuyên gia, tác giả điều chỉnh thang đo sơ bộ thành thang đo chính thức thích hợp với thị trường smartphone tại thành phố Biên Hòa, bao gồm 21 biến thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố biên Hòa và 5 biến thuộc yếu tố ý định mua smartphone của người dân. Chi tiết như sau:

- Thang đo “Xã hội” gồm 4 biến quan sát;

- Thang đo “Thương hiệu” gồm 5 biến quan sát;

- Thang đo “Cảm xúc” gồm 4 biến quan sát;

- Thang đo “Chất lượng” gồm 4 biến quan sát;

- Thang đo “Giá cả” gồm 4 biến quan sát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)