Cơ cấu nhân lực theo vùng, miền: lao động Ngân hàng tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 10,46%. Thấp nhất là vùng Tây Nguyên 2,83%, vùng trung di và miền núi phía Bắc 2,23%. Viêc phân bổ nhân lực này cũng phù hợp với sự phát triển kinh tế của các vùng miền, phù hợp với đặc điểm hoạt động và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng tập trung ở các thành phố, thị trấn nơi có tiềm năng phát triển kinh tế.
2.3.2 Trình độ chun mơn
Hầu hết nhân lực làm việc trong ngành Ngân hàng đều có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thơng trung học (99,5%), cịn lại một bộ phận rất nhỏ làm việc ở bộ phận phục vụ (lao công, làm công tác vệ sinh công sở) chưa học hết bậc học phổ thông trung học.
Trong toàn ngành, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo chuyên môn chiếm 86,75%. Phân chia theo cấp bậc đào tạo như sau:
Số có trình độ sau đại học (Thạc Sĩ, tiến sỹ) là 5.433 người chiếm tỷ lệ 3,1%. Trong đó, số chun ngành tài chính Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng được hiểu dưới góc độ chun mơn hẹp - chuyên ngành Ngân hàng) 2364 (1,35%), chuyên ngành khác 3.069 người (1,75%);
đó, số chuyên ngành tài chính Ngân hàng 53.735 người (30,66%), chuyên ngành khác 60.271 người (34,39%);
Nhân lực có trình độ cao đẳng là 13.205 người chiếm tỷ lệ 7,54%. Trong đó, số có chun ngành tài chính Ngân hàng 5.470 người (3,12%), chuyên ngành khác 7.735 người (4,41%);
Nhân lực có trình độ trung cấp là 19.553 người chiếm tỷ lệ 11,16%. Trong đó, số chun ngành tài chính Ngân hàng 7106 người (4,05%), chuyên ngành khác 12.447 người (7,1%);
Nhân lực chưa qua đào tạo (bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên) 23.053 người, chiếm 13,15%.