Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 42)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ, LÝ THUYẾT

2. Cơ sở lý luận của đề tài

2.3. Kinh nghiệm các nước

2.3.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Vào cuối những,năm 60 của thế kỷ XX. Hàn Quốc vẫn còn 70% dân số sống ở nơng thơn với điều kiện rất khó khăn, khơng thể tiếp cận được các dịch vụ cơ bản của xã hội, GDP bình quân đầu người,chỉ có 85 USD, phần lớn người dân khơng đủ ăn. Lúc này chính phủ đã xây dựng nên phong trào “Saemaulundong”, theo tiếng Hàn Saemaul là sự đổi mới của cộng đồng, undong có nghĩa là phong trào, “Saemaulundong” co thể hiểu la “Phong trào đối mới nông thôn”. Khác với các chương trình khác thường có sự áp đặt từ trên xuống, phong trào “Saemaulundong” tăng cường việc trao quyền và trách nhiệm của người dân trong các hoạt động ở nông thôn, định hướng họ theo nhu,cầu và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, khuyến khích người dân tham gia từ những việc đơn giản đến những việc phức tạp. (Phạm Xuân Liêm, 2011).

Ngay từ đầu, “Phong trào đổi mới nông thôn” đã đề cao 3 thành tố chính đó là: “Chăm chỉ - Tự lực – Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công. “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân, “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể. (Tuấn Anh, 2012).

Chỉ sau,8 năm (1971- 1978), các dự,án phát triển kết cấu hạ tầng nông thơn cơ bản được hồn thành, bộ mặt nơng thơn,Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu, Một trong những bài học kinh nghiệm đã được Hàn Quốc tổng kết, đó là: Phát huy nội lực của nhân dân để,xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương

châm là nhân dân quyết định và làm mọi,việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của”, dân quyết,định loại cơng trình, dự án cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định và,chỉ đạo thi công, nghiệm thu cơng trình; Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn, thành lập,hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng kinh phí của nhà nước cơng khai, dân chủ, bàn bạc,để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương.

Phong,trào “Saemaulzmdong” của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng,đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội,năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào "Saemauhmdong" với mức,đầu tư khơng lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở nên một quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới.

2.3.1.2. Mơ hình nơng thơn,mới ở Trung Quốc

Xây,dựng nông thôn mới trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc là nhằm mục đích để phát triển tồn diện sức sản xuất ở nông thôn, thiết lập cơ chế tăng thu nhập ổn định cho người nông dân, nâng cao thu nhập cho khoảng 900 triệu nông dân, nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Xây dựng nơng thơn mới trong lĩnh vực chính trị là tăng cường giáo dục và nâng cao năng lực thực hành dân chủ của nông dân để phát huy dân chủ và tăng cường xây dựng pháp quyền ở khu vực nông,thôn, từng bước để người nông dân thực hiện quyền làm chủ của mình theo quy định của pháp luật.

Xây dựng nơng thơn mới trong lĩnh vực văn hóa chủ yếu là trên cơ sở tăng cường đầu tư và xây dựng dịch vụ văn hóa cơng ở khu vực nơng thơn, thực hiện nhiều hình thức và nhiều hoạt,động văn hóa quần chúng để làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội là tăng cường sự đầu tư của nhà nước đối với sự nghiệp công ở nông thôn nhằm phổ cập giáo dục và phổ cập nghề, tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống chăm sóc y tế ở khu vực nông thôn, thiết lập và hồn thiện hệ thống bảo đảm xã hội ở nơng thôn.

Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực pháp quyền có nghĩa là đồng thời với xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phải nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu của xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật của người nông dân, nâng cao sự hiểu biết và năng lực của nông dân trong việc sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Xây dựng nơng thơn mới ở Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, xây dựng nông thôn,mới là biện pháp quan trọng để thực hiện

quan điểm phát triển khoa học.

Nội dung quan trọng của quan điểm phát triển khoa học chính là đảm bảo sự phát,triển hài hịa, tồn diện và bền vững về kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm đảm bảo sự phát triển hài hịa giữa thành thị và nơng thơn. Quan điểm phát triển khoa học đòi hỏi phải bảo đảm để đại đa số nơng dân tham gia vào tiến trình phát triển và thụ hưởng thành quả của phát triển. Nếu coi nhẹ nguyện vọng và lợi ích của đơng đảo nông dân, để kinh tế - xã hội vùng nơng thơn lạc hậu kéo dài, thì sự phát triển ấy khơng thể là sự phát triển tồn diện và bền vững, quan điểm phát triển khoa học cũng không thể thực hiện.

Thứ hai, xây dựng,nông thôn mới là một yêu cầu nhằm bảo đảm cho sự

thuận lợi của tiến trình hiện đại hóa ở Trung Quốc.

Thứ ba, xây dựng,nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây

dựng xã hội khá giả toàn diện.

Thứ tư, xây dựng nông thôn,mới là động lực lâu dài bảo đảm cho sự phát

triển nhanh và ổn định về kinh tế của Trung Quốc.

Thứ năm, xây dựng nông,thôn mới là cơ sở quan trọng của xây dựng xã hội

hài hòa xã hội chủ nghĩa.

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Với,việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau, đến nay, cơng cuộc xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Các,ngành nghề trong nông nghiệp và khu vực nông thôn phát triển mạnh mẽ. Nơng nghiệp Trung Quốc đã hình thành nên nhiều sản phẩm nơng nghiệp có giá trị cao, như: Lương thực, chăn nuôi, cao su tự nhiên, hoa quả... Nhiều sản phẩm của ngành trồng trọt được canh tác trên diện tích lớn, sản lượng nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số lượng các doanh nghiệp đầu đàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như số lượng hợp tác xã và hiệp hội không ngừng tăng lên.

Kết,cấu hạ tầng của khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn như đường giao thông, nước, điện, nhà ở, nhà văn hóa, trạm y tế... đều được xây dựng và phát triển theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới. Khu vực nông thôn nhiều nơi đã xây dựng cơ sở thu gom và xử lý rác thải, phòng cháy chữa cháy, năng lượng mặt trời; quan tâm cải thiện hệ thống điện, nước, xây dựng phịng văn hóa, trung tâm,học tập cộng đồng; tăng cường và hồn thiện hệ thống thủy lợi và các cơng trình thủy lợi; đầu tư phát triển hệ thống internet ở vùng nông thôn; nâng cao khả năng thu phát và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; tỷ lệ nơng dân tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng lên. Những biện pháp này đã góp phần cải thiện diện mạo của nơng thôn Trung Quốc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân.

Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng nơng thôn đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều tập tục lạc hậu ở vùng nông thôn đã được thay thế bằng nếp sống mới; tính tích cực của người nơng dân trong q trình xây dựng nơng thơn mới khơng ngừng được nâng cao… Với việc triển khai nhiều phong trào, nhiều đợt vận động, số gia đình và số thơn đạt chuẩn “Hộ gia đình mười sao”, “Gia đình bình an”, “Con cái hiếu thuận”, “Thơn hài hịa”, “Thơn làng thành tín”… ngày càng nhiều; quan niệm và tư tưởng của người dân vùng nơng thơn khơng ngừng được đổi mới, trình độ văn hóa giáo dục của người dân ngày được nâng cao; trình độ văn minh của người dân nông thôn từ ăn, mặc, ở, đi, sử dụng đồ sinh hoạt, nói chuyện đến sự ứng xử đối với người và vật đều được nâng lên một cách rõ nét. Các cấp chính quyền của Trung Quốc cịn tổ chức để người dân tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao do cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tổ chức.

Dân chủ pháp quyền vùng nông thôn không ngừng được tăng cường, hệ thống chính,trị ở cơ sở khơng ngừng được củng cố. Các cấp,ủy đảng và chính quyền của Trung Quốc rất coi trọng việc tăng cường giáo dục pháp luật và ý thức dân chủ cho người dân, đặc biệt coi trọng xây dựng hệ thống chính trị, nhất là tổ chức cơ sở đảng, đẩy mạnh và tăng cường thực hiện tự quản, tự trị ở cấp thôn. Thông qua việc tăng cường giáo dục, ý thức pháp luật và ý thức dân chủ của người dân và cán bộ, công chức được nâng lên. Nhiều văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người nông dân, như: Luật Nông nghiệp, Luật Tổ chức Ủy ban thôn dân, Luật Hợp đồng, Luật Giải quyết tranh chấp dân sự… đã được tuyên truyền đầy đủ cho người dân; việc thực hiện quản trị thôn theo pháp luật, thực hiện quản lý dân chủ, giám sát dân chủ có bước cải thiện đáng kể.

Kinh nghiệm trong xây dựng nông,thôn mới ở Trung Quốc

Thứ nhất, sự coi trọng của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với xây dựng

nông thôn mới; quan tâm xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế đánh giá và bồi dưỡng,cán bộ trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, xuất phát từ thực tế để lựa chọn nơi làm thí điểm, ban hành các quy

định có liên quan để điều chỉnh việc triển khai, thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới.

Thứ ba, tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn khác nhau.

Kinh phí phục vụ việc xây dựng các điểm nông thôn mới được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là nguồn kinh phí từ các dự án, nguồn kinh phí từ nhà nước, nguồn kinh phí do người dân đóng góp, nguồn kinh phí do doanh nghiệp đóng góp và nguồn kinh phí do cá nhân tài trợ, trong đó sự đóng góp của người dân (bao gồm sự đóng góp về ngày công) chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư.

Thứ tư, coi trọng công tác truyên truyền, tổ chức và động viên sự tham gia

của tất cả các lực lượng, phát huy vai trị chủ thể của nơng dân.

Thứ năm, phát huy đầy đủ vai trò và tác dụng của nhân viên chỉ đạo xây

Thứ sáu, tập trung đổi mới cơ chế, thể chế xây dựng,nông thôn mới, khắc

phục một số rào cản của thể chế.

Trung Quốc rất coi trọng việc đổi mới cơ chế phối hợp nhằm tích hợp và phát huy sức mạnh của nhiều chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Trong lĩnh vực đầu tư nguồn lực tài chính, bên cạnh nguồn lực đầu tư từ nhà nước, cịn có cơ chế để huy động sự tham gia và đóng góp của người dân, doanh nghiệp, xã hội và cá nhân trong xây dựng nông,thôn mới. Bên cạnh vai trị quan trọng của chính quyền cịn coi trọng việc phát huy vai trị chủ thể của người dân trong xây dựng nơng thôn mới, hướng dẫn người dân khắc phục tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” vào chính quyền.

Thứ bảy, coi trọng cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu,của tổ chức cơ sở Đảng.

Thứ tám, tập trung,phát triển ngành nghề có thế mạnh, bảo đảm việc nâng

cao thu nhập của người dân.

Thứ chín, coi trọng xây dựng văn hóa nơng thơn, làm cho văn hóa trở thành

một trong những trụ cột quan trọng của xây dựng nông thơn mới.

Xây,dựng văn hóa nơng thơn là một nhân tố đặc biệt quan trọng trong xây dựng nơng thơn mới, nên kiên trì lấy chính quyền làm chủ đạo, lấy hương trấn làm cơ sở, lấy thôn làm trọng điểm, lấy nông hộ làm đối tượng, quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa cấp huyện, xã và trấn, xây dựng mạng lưới dịch vụ cơng về văn hóa.

Thứ mười, tăng cường xây dựng dân chủ pháp quyền, tơn trọng tơn giáo tín

ngưỡng, tăng cường đồn kết, coi đây là bảo đảm quan trọng trong xây,dựng nông thôn mới.

Coi trọng xây dựng các mơ hình, điển hình tốt trong xây dựng nơng thơn mới, như: Mơ hình dựa trên vai trị chủ đạo của doanh nghiệp; mơ hình và điển hình về dựa vào sức mạnh của người nơng dân; mơ hình và mơ hình dựa trên vai trị chủ đạo của kinh tế tập thể; mơ hình và điển hình về xây dựng văn hóa dân tộc; mơ hình và điển hình về bảo vệ và phát triển mơi trường sinh thái. Các mơ hình, điển hình thành cơng về xây dựng nông thôn mới đều thực hiện tốt xây dựng văn minh tinh

thần, xây dựng văn hóa nơng thơn, xây dựng văn hóa trở thành một trụ cột quan trọng của xây dựng nông thôn mới.

2.3.2. Xây,dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Thực,hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X,về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, ngày 04-6-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số,800/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng,nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Sau hơn 5 năm thực hiện, ngày 16-8-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ- TTg, phê duyệt,Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được triển khai trên phạm vi nơng thơn tồn quốc. Mục tiêu đặt ra là xây dựng nơng,thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh,tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh,công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể đến năm,2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nơng thơn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới); đến năm 2020 có: 50%,số xã đạt tiêu chuẩn Nơng thơn mới; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất một huyện đạt chuẩn nơng thơn mới. Chương trình giao cho các bộ, ngành, chính quyền địa phương những nhiệm vụ cụ thể trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện và hoàn thành các tiêu chí nơng thơn mới. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Đồng thời, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các cơng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân.

Những kết quả bƣớc đầu trong xây dựng nông thôn mới

Về kết quả thực hiện xây dựng,nông thôn, mới, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, cả nước có 3.289 xã (đạt 36,84%) được công, nhận đạt chuẩn nơng thơn mới (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hồn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cả nước cịn 121 xã đạt dưới 5 tiêu,chí, giảm 136 xã (vượt mục tiêu năm 2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới 150 xã). Bình qn tiêu chí/xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt mục tiêu đạt 14 tiêu chí. Cả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 42)