Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân tại địa bàn TP HCM (Trang 55 - 57)

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu

2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu. Thiết kế mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chọn lọc. Kích Cơ sở lý thuyết Mơ hình dự kiến với các yếu tố ảnh hưởng, các biến quan sát Thảo luận nhóm

Mơ hình với các yếu tố ảnh hưởng, các biến quan sát chính thức

Điều chỉnh

Xây dựng bảng câu hỏi và phỏng vấn chính thức

Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Phân tích EFA dữ liệu thu thập được

Phân tích hồi quy để xây dựng mơ hình nghiên cứu và kiểm

định các giả thiết nghiên cứu.

Phân tích ANOVA

nhân đã từng tham gia hoặc đã có ý định tham gia dịch vụ Internet Banking trên tiêu chí tối đa hóa ngành nghề, độ tuổi… để đảm bảo tính khái quát của mẫu.

Thời gian thực hiện phỏng vấn

Việc phỏng vấn được tiến hành từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014.

Phương thức thu thập và kết quả thu thập các quan sát

Bên cạnh phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua các nhân viên giao dịch tại các ngân hàng, phỏng vấn gián tiếp thông qua gửi bảng câu hỏi qua e-mail cũng

được sử dụng. Tổng số bảng câu hỏi được gửi đi là 180 bảng câu hỏi, thu về 165

bảng câu hỏi.

Bảng 2.4: thống kê kết quả thu thập bảng câu hỏi

Phương thức

Số lượng

Phỏng vấn trực tiếp Gián tiếp qua e-mail

Số bảng câu hỏi gửi 146 34

Thu thập được khảo sát 142 23

Không thu thập được khảo sát 4 11

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Qua bảng số liệu trên có thể thấy kết quả thu thập từ phương thức phỏng vấn trực tiếp hiệu quả hơn khảo sát qua e-mail. Nhờ sự tương tác trực tiếp các đối tượng

được khảo sát hợp tác hơn trong việc đánh giá bảng câu hỏi.

Sự phù hợp của mẫu nghiên cứu

Sau khi nhập số liệu và làm sạch số liệu thì số bảng câu hỏi sử dụng được để phân tích là 140 quan sát.

Theo nguyên tắc kinh nghiệm số quan sát trong mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu. Số biến quan sát của các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh lại theo kết quả nghiên cứu sơ bộ là 24 biến quan sát. Do đó, kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 x 24 = 120 quan sát. Vậy kích

2.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.

Để phân tích dữ liệu thu thập từ các bảng câu hỏi khảo sát, đề tài đã sử dụng

phần mềm SPSS 16.0 để xác định các yếu tốảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.Kết quả phân tích EFA sẽ là cơ sở để xác đinh lại các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Dữ liệu kết quả của bảng câu hỏi được xử lý như sau:

Kiểm định thang đo.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, từ đó

có thể kết luận kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Cronbach’s Alpha là công cụ kiểm định thang đo, giúp loại đi những biến quan sát khơng đạt u cầu, vì sự tồn tại của các biến này trong mơ hình có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các yếu tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mơ hình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,60 trở lên.

Phân tích EFA.

Sau khi độ tin cậy thang đo đạt yêu cầu, dùng phân tích EFAđể xác định đâu là những yếu tố thực sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet

Banking.

Sự phù hợp khi áp dụng phương pháp phân tích EFA được đánh giá qua

kiểm định KMO và Bartlett’s.

Phân tích hồi quy đa biến.

Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện sau đó để kiểm định các giả thiết

nghiên cứu.

Phân tích ANOVA.

Phân tích này nhằm đánh giá quyết định sử dụng dịch vụ Internet Bankingcó phụ thuộc vào sự khác nhau theo trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi... hay chỉ chịu tác động bởi các yếu tố thuộc về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân tại địa bàn TP HCM (Trang 55 - 57)