Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức, nghiên cứu tình huống nhà máy sản xuất giày dép nike tại khu vực phía nam, việt nam (Trang 59)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Đánh giá thang đo

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.2.1 Kiểm định thang đo đo lƣờng các yếu tố tính cách cá nhân

Thang đo yếu tố tính cách cá nhân mà đề tài sử dụng gồm 5 thành phần (5 thang đo con) với 20 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha, tất cả 20 biến quan sát c ủa 5 thang đo thành phần tiếp tục được đưa vào EFA.

Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 20 biến quan sát trong tổng thể khơng có tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố có kết quả sig = 0.000 và hệ số KMO = 0.884 > 0.5; qua đó bác bỏ giả thuyết trên, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp được sử dụng trong nghiên c ứu này.

Kết quả phân tích EFA cũng cho thấy tại mức Eigenvalue = 1 với phương sai trích nhân tố, phép quay Varimax cho phép trích được 4 nhân tố từ 20 biến quan sát và phương sai trích được là 58.60% (>50%). Như vậy là phương sai trích đạt yêu cầu.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 20 biến quan sát được nhóm thành 4 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều >0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng

trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Phương sai trích đạt 58.60% thể hiện rằng 4 nhân tố rút ra giải thích được 58.60% biến thiên của dữ liệu; do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 4 với Eigenvalue = 1.225 (Phụ lục 7).

Trong đó 2 nhóm biến Tính hướng ngoại (E) và Tính sẵn sàng trải nghiệm (OE) được gộp làm một. Xét ý nghĩa về mặt nội dung của các yếu tố thuộc nhóm biến Tính sẵn sàng trãi nghiệm (OE), cho thấy các yếu tố này đều đề cập đến việc xem xét các tính cách cá nhân về mặt hướng ngoại – hướng nội, như: phản ứng mau lẹ, năng lực tiếp thu, mức độ suy nghĩ rộng, mức độ bình tĩnh, mức độ chuyên tâm.

 OE1: Anh/Chị thường có những ý tưởng mới khi gặp phải những vấn đề

(đánh giá năng lực tiếp thu mạnh, suy nghĩ rộng,...)

 OE2: Anh/Chị thích thú với những sáng kiến, ý tưởng mới (đánh giá năng

lực tiếp thu mạnh, suy nghĩ rộng,...)

 OE3: Anh/Chị dễ dàng thích nghi với những ý tưởng mới (đánh giá mức độ

linh hoạt, nhạy bén, ...)

 OE4: Anh/Chị thích sự đa dạng, phức tạp trong cơng việc (đánh giá mức độ

linh hoạt, nhạy bén, ...)

Do đó, thang đo rút ra được chấp nhận về mặt nội dung.

Nhân tố thứ nhất gồm 8 biến quan sát sau:

E1: Anh/Chị ln tích cực tham gia vào các hoạt động sinh ho ạt tập thể của cơng ty

E2: Anh/Chị thích trị chuyện, trao đổi công việc với đồng nghiệp trong công ty

E3: Anh/Chị thích giao tiếp với nhiều tuýt người khác nhau trong cơng ty E4: Anh/Chị thích mình nổi bật trước đám đơng, cuộc hợp

OE1 Anh/Chị thường có những ý tưởng mới khi gặp phải những vấn đề OE2 Anh/Chị thích thú với những sáng kiến, ý tưởng mới

OE3 Anh/Chị dễ dàng thích nghi với những ý tưởng mới OE4 Anh/Chị thích sự đa dạng, phức tạp trong cơng việc.

Nhóm nhân tố này được gọi chung là tính cách hƣớng ngoại (Extraversion) Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA của thang đo các yếu tố tính cách

STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 1 E1 0.556 Hướng ngoại 2 E2 0.614 3 E3 0.568 4 E4 0.731 5 OE1 0.617 Sẵn sàng trải nghiệm 6 OE2 0.638 7 OE3 0.482 8 OE4 0.499 9 C1 0.651 Tận tâm 10 C2 0.537 11 C3 0.818 12 C4 0.829 13 A1 0.662 Hòa đồng 14 A2 0.759 15 A3 0.576 16 A4 0.643 17 ES1 0.551 Ổn định cảm xúc 18 ES2 0.733 19 ES3 0.827 20 ES4 0.704 Phương pháp trích hệ số: Trích nhân tố chính. Phương pháp quay: Varimax

a. Rotation converged in 7 iterations.

Nguồn: trích xuất từ kết quả phân tích SPSS

Đồng thời kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sau khi gộp biến, cho giá trị 0.834 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3; thêm vào đó các giá trị Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến đều >0.6, do đó các yếu tố trong thang đo mới phù hợp về mặt giá trị, và được sử dụng cho các nội dung phân tích tiếp theo.

Bảng 4.5: Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo tính cách cá nhân mới sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Thành phần nghiên cứu Biến quan sát Số lƣợng biến Cronbach’s Alpha

Tính hướng ngoại (E)

E1 8 0.834 E2 E3 E4 OE1 OE2 OE3 OE4 Sự tận tâm (C) C1 4 0.783 C2 C3 C4 Hòa đồng (A) A1 4 0.735 A2 A3 A4 Ổn định cảm xúc (ES) ES1 4 0.793 ES2 ES3 ES4

Nguồn: Trích xuất từ kết quả phân tích SPSS

4.2.2.2 Kiểm định thang đo đo lƣờng mức độ gắn kết với tổ chức

Thang đo ý thức gắn kết tổ chức mà đề tài sử dụng gồm 3 thành phần (3 thang đo con) với 9 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha, tất cả 9 biến quan sát c ủa 3 thang đo thành phần tiếp tục được đưa vào EFA. Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 9 biến quan sát trong tổng thể khơng có tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố có kết quả sig = 0,000 và hệ số KMO = 0.781 > 0,5; qua đó bác bỏ giả thuyết trên, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp được sử dụng trong nghiên cứu này.

Kết quả phân tích EFA cho thấy tại mức Eigenvalue = 1 với phương sai trích nhân tố, phép quay Varimax cho phép trích được 2 nhân tố từ 9 biến quan sát và phương sai trích được là 59.47% (>50%). Như vậy là phương sai trích đ ạt yêu cầu.

Bảng 4-6: Kết quả phân tích EFA đối với thang đo mức độ gắn kết với tổ chức

STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 1 Pr2 0.855 Lòng trung thành, tự hào 2 Lo2 0.796 3 Pr1 0.772 4 Lo1 0.718 5 Pr3 0.589 6 Lo3 0.430 7 Ef2 0.883 Sự cố gắng, nỗ lực 8 Ef3 0.803 9 Ef1 0.591 Phương pháp trích hệ số: Trích nhân tố chính. Phương pháp quay: Varimax

a. Rotation converged in 7 iterations.

Nguồn: Trích xuất từ kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 9 biến quan sát được nhóm thành 2 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều >0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Phương sai trích đạt 59.47% thể hiện rằng 2 nhân tố rút ra giải thích được 59.47% biến thiên của dữ liệu; do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 2 với Eigenvalue = 1.300 (Phụ lục 7).

Sau khi phân tích EFA, các biến nghiên cứu của thang đo ý thức gắn kết tổ chức có sự phân hóa và ghép chung vào các thành phần khác nhau tạo nên nhân tố mới, cụ thể như sau:

Nhân tố thứ nhất gồm 6 biến quan sát sau:

 Lo1 Anh/chị muố n ở lại làm việc cùng doanh nghiệp này đến cuối đời  Lo2 Anh/chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với doanh nghiệp này mặc dù có

nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn

 Pr1 Anh/chị tự hào về doanh nghiệp này

 Pr 2 Anh/chị tự hào được làm việc trong doanh nghiệp này

 Pr 3 Anh/chị cảm nhận rõ ràng là anh/chị thuộc về doanh nghiệp này

Nhân tố này được đặt tên là Lòng trung thành, tự hào (Loyalty - Pride)

được ký hiệu là LP.

Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo mới bằng Cronback Alpha cho thấy các giá trị đều phù hợp với Cronbach’s Alpha của thang đo đạt 0.832 ( lớn hơn 0.7), các biến quan sát có độ tương quan biến tổng từ 0.413 đến 0.728 ( lớn hơn 0.3) và giá độ tin cậy thang đo nếu loại biến cũng sẽ bị giảm đi từ 0.809 đến 0.783 (nhỏ hơn 0.832). Như vậy, thang đo mới Lòng trung thành t ự hào có độ tin cậy (xem thêm bảng 4.7)

Bảng 4.7: Độ tin cậy thang đo Lòng trung thành – Tự hào

Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Lòng trung thành, tự hào (LP): Cronbach’s Alpha = 0.832

Lo1 16.54 14.135 0.586 0.809 Lo2 16.60 13.606 0.598 0.807 Lo3 16.71 15.142 0.413 0.843 Pr1 16.55 13.485 0.728 0.783 Pr2 16.62 12.879 0.715 0.781 Pr3 16.85 14.198 0.614 0.803

Nguồn: Trích xuất từ kết quả phân tích SPSS

Nhân tố thứ hai gồm 3 biến quan sát sau:

 Ef1 Anh/chị vui mừng khi những cố gắng của anh/chị đã đóng góp tốt

cho doanh nghiệp

 Ef2 Anh/chị tự nguyện nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể

cống hiến nhiều hơn cho công việc

 Ef3 Anh/chị tự nguyện cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ

Bảng 4.8: Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo mới sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Thành phần nghiên cứu Biến quan sát Số lƣợng biến Cronbach’s Alpha Lòng trung thành, tự hào (LP) Lo1 6 0.832 Lo2 Lo3 Pr1 Pr2 Pr3 Sự cố gắng, nỗ lực (Ef) Ef1 3 0.713 Ef2 Ef3

Nguồn: Trích xuất từ kết quả phân tích SPSS

4.3 Hiệu chỉnh mơ hình, giả thuyết nghiên cứu

Từ kết quả phân tích nhân tố EFA, mơ hình nghiên cứu được hiệu chỉnh lại theo các thành phần mới cho phù hợp như trong Hình 4.1.

Mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh nên các giả thuyết cũng được điều chỉnh theo và được phát biểu như sau:

 H1a: Cá nhân có tính cách hướng ngoại càng cao thì càng làm tăng lòng trung thành, t ự hào c ủa nhân viên đối với doanh nghiệp.

 H1b: Cá nhân có tính cách hướng ngoại càng cao thì càng làm tăng sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên đối với doanh nghiệp.

 H2a: Cá nhân có sự tận tâm càng cao thì càng làm tăng lòng trung thành, tự hào của nhân viên đối với doanh nghiệp.

 H2b: Cá nhân có sự tận tâm càng cao thì càng làm tăng sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên đối với doanh nghiệp.

 H3a: Cá nhân có sự hịa đồng càng cao thì càng làm tăng lòng trung thành, tự hào của nhân viên đối với doanh nghiệp.

 H3b: Cá nhân có sự hịa đồng càng cao thì càng làm tăng s ự cố gắng, nỗ lực của nhân viên đối với doanh nghiệp.

 H4a: Cá nhân có sự ổn định cảm xúc càng cao thì càng làm tăng lòng trung thành, tự hào của nhân viên đối với doanh nghiệp.

 H4b: Cá nhân có sự ổn định cảm xúc càng cao thì càng làm tăng sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Hình 4.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên

4.4 Phân tích tƣơng quan, hồi quy

Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Mơ hình này có một khái niệm phụ

H1a H1b H2a H2b H3a H4a H3b H4b Hướng ngoại (E)

Hòa đồng (A) Ổn định cảm xúc (ES) Tận tâm (C) Lòng trung thành, tự hào (LP) Sự cố gắng, nỗ lực (Ef)

thuộc là Lòng trung thành, tự hào & sự cố gắng nỗ lực và 5 yếu tố tính cách cá nhân bao gồm: Hướng ngo ại, Tận tâm, Hòa đồng, Ổn định cảm xúc. Trước khi tiến hành phân tích hồi quy bội, cần phân tích tương quan để kiểm định mối liên hệ giữa các thành phần.

4.4.1 Phân tích tƣơng quan

Từ kết quả phân tích tương quan (Bảng 4.9), có thể thấy rằng Lịng trung thành, tự hào và Sự cố gắng nỗ lực của nhân viên có tương quan tuyến tính chặt với 4 biến độc lập và có mức ý nghĩa ở mức 0.01. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc (Lòng trung thành tự hào) với các biến độc lập thấp nhất là 0.430 và cao nhất là 0.571, tương quan giữa 2 biến LP và E). Hay hệ số tương quan biến phụ thuộc (Sự cố gắng, nỗ lực) hệ số tương quan thấp nhất 0.330 và cao nhất 0.587 (tương quan giữa biến Ef và C) (Phụ lục 8). Điều này có thể kết luận rằng các biến độc lập này có thể đưa vào mơ hình hồi quy bội để giải thích cho các biến phụ thuộc LP và Ef. Khi thực hiện phân tích hồi quy bội cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.9: Bảng phân tích tương quan

LP Ef E C A ES LP 1 0.476** 0.571** 0.430** 0.430** 0.472** Ef 0.476** 1 0.436** 0.587** 0.338** 0.330** E 0.571** 0.436** 1 0.583** 0.564** 0.508** C 0.430** 0.587** 0.583** 1 0.433** 0.369** A 0.430** 0.338** 0.564** 0.433** 1 0.544** ES 0.472** 0.330** 0.508** 0.369** 0.544** 1

** Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01 (2-tailed).

4.4.2 Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tính cách cá nhân đến lòng trung thành, tự hào của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy hệ số xác định R2 (R-square) là 0.380 và R2 điều chỉnh (Adjusted R-square) là 0.370; nghĩa là mơ hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 37.0% (hay mô hình đã giải thích được

37.0% sự biến thiên của biến phụ thuộc lòng trung thành, tự hào). Trị số thống kê F đạt giá trị 37.142 được tính từ giá trị R-square của mơ hình đầy đủ, tại mức ý nghĩa Sig = 0.000. Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với mơ hình và dữ liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy phương trình thứ nhất được trình bày trong Bảng 4.10 (Phụ lục 8).

Bảng 4.10: Các thơng số của từng biến trong phương trình hồi quy thứ nhất

Hệ số (Coefficients) Mơ hình Biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Đa cộng tuyến B Sai lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 (Hằng số) .0.588 0.240 2.445 0.015 E 0.433 0.081 0.376 5.309 0.000 0.510 1.961 C 0.125 0.066 0.120 1.907 0.058 0.643 1.556 A 0.016 0.074 0.015 0.224 0.823 0.583 1.714 ES 0.216 0.060 0.229 3.624 0.000 0.643 1.555 a. Biến phụ thuộc: LP

Nguồn: trích xuất từ kết quả phân tích SPSS

Từ Bảng 4.10 cho thấy rằng cả 4 nhân tố tính cách cá nhân: Hướng ngoại (E), Tận tâm (C), Ổn định cảm xúc (ES) đều có tác động dương (hệ số Beta dương) đến Lòng trung thành, tự hào (LP) với mức ý nghĩa thống kê ở tất cả các biến đều nhỏ hơn 0.05. Đồ thị phần dư theo dạng phân phối chuẩn (có giá trị trung bình bằng 0), cho thấy an toàn khi bác bỏ các giả thuyết H0. Do đó, nghiên cứu có thể kết luận rằng các giả thuyết H1a, H2a, H3 a được chấp nhận.

Từ kết quả phân tích hồi quy ta thấy được tất cả 4 nhân tố tính cách cá nhân đều thực sự ảnh hưởng đến lòng trung thành, tự hào của nhân viên (các hệ số Beta dương). Đồng thời, ta cũng thấy được rằng yếu tố tính cách về Hướng ngoại (E) và tính ổn định cảm xúc (ES) có tác động đến lịng trung thành, tự hào (LP) mạnh hơn so với và Tận tâm (C), trong đó tác động của Hướng ngoại (E) là mạnh nhất vì β (E) = 0.376 > β (ES) = 0.229 > β (C) = 0.120

Kết luận: Lòng trung thành, tự hào c ủa nhân viê n đối với doanh nghiệp chịu

tác động của các yếu tố tính cách cá nhân (trừ yếu tố hịa đồng), trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi Hướng ngoại (β = 0.376, Sig.= 0.000). Nhân viên họ sẽ trung thành và tự hào với doanh nghiệp hơn khi họ có tính hướng ngoại. Kế đến, Ổn định cảm xúc thì cũng sẽ làm tăng lịng trung thành, tự hào của nhân viên hơn (β = 0.229, Sig.= 0.000). Yếu tố tận tâm (β = 0.120, Sig.= 0.058) (Sig không vượt quá 0.05 nhiều) nên vẫn đươc tác giả chấp nhận. Thực tế cho thấy những nhân viên tận tâm thường rất chăm chỉ, tận tụy với công việc; họ luôn hết mình với cơng việc, đạt được mục tiêu của cơng việc, hướng tới mục đích chung của tổ chức. Yếu tố hòa đồng khơng tác động đến lịng trung thành, tự hào của nhân viên với mức ý nghĩa 0.05. Các kết quả phân tích trên đây sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những hàm ý kiến nghị cho các nhà quản trị trong ngành doanh nghiệp. Nội dung này sẽ được trình bày trong Chương 5 của nghiên cứu này.

4.4.3 Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tính cách đến sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên đối với doanh nghi ệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức, nghiên cứu tình huống nhà máy sản xuất giày dép nike tại khu vực phía nam, việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)