CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG
2.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Khi nền kinh tế tăng trưởng, cho thấy các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả. Hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động, tái sản xuất và đầu tư, từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều kênh trên thị trường trong đó có kênh từ vay vốn ngân hàng làm gia tăng tốc độ tăng trưởng cho vay và các dịch vụ, từ đó thu nhiều doanh thu làm tăng lợi nhuận. Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thối có thể gây tổn thất cho ngân hàng do sự gia tăng các khoản nợ xấu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sự gia tăng của GDP hoặc GNP thường là trong một năm. Nghiên cứu thực nghiệm Demirguc-Kunt và Huizinga
(1999), Gul, Irshad và Zaman (2011) đã chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ gia tăng lợi nhuận của ngân hàng ở chính quốc gia đó. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự gia tăng cung và cầu của các khoản tiền gửi, nhu cầu vay vốn tăng và nhu cầu cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng cũng được cải thiện, từ đó tăng lợi nhuận của ngân hàng. Kinh tế phát triển tốt sẽ là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các cá nhân người lao động, từ đó nâng chất lượng các khoản nợ, góp phần giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Ngược lại, tình hình kinh tế suy giảm có thể làm gia tăng nguy cơ nợ xấu từ đó tăng chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Dù vậy vẫn có nghiên cứu tìm ra bằng chứng ngược lại – thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận NHTM, như nghiên cứu của Ayadi và Boujelbene (2011).
Giả thuyết H8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.