Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc ROE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70)

(1) (2) (3) (4)

FEM REM FGLS SCC

ROE ROE ROE ROE

SIZE -0.0124 0.00949 0.0138*** 0.0189*** (-1.30) (1.25) (3.06) (7.37) OC -0.198 -0.0205 0.474 0.659 (-0.20) (-0.02) (0.78) (1.15) CR -0.0225 -0.0203 0.000978 -0.0152* (-1.08) (-1.04) (0.09) (-1.93) KAP 0.255 0.151 -0.337* 0.0928 (1.14) (0.68) (-1.92) (0.52) LQ -0.168*** -0.109** -0.0241 -0.0728*** (-3.00) (-2.27) (-0.75) (-5.54) LOTA 0.154 0.0158 -0.0837 -0.0765 (0.87) (0.09) (-0.55) (-0.50)

GDP 0.0139 0.0345** 0.0391*** 0.0477*** (0.93) (2.35) (4.16) (3.78) INF 0.00140 0.00318** 0.00354*** 0.00422** (0.99) (2.23) (3.72) (2.39) _cons 0.222 -0.448 -0.471** -0.740*** (0.63) (-1.47) (-2.33) (-7.55) N 170 170 170 170

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12 trên số liệu tác giả thu thập và tính tốn (Phụ lục 7).

Khi sử dụng ROE làm yếu tố đo lường lợi nhuận ngân hàng, yếu tố này đo lường lợi nhuận trên tiêu chuẩn sử dụng vốn tự có. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015 cho kết quả biến SIZE, GDP và INF có tác động cùng chiều, CR, LQ có tác động ngược chiều, trong khi OC, KAP, LOTA chưa tìm thấy bằng chứng tác động đến lợi nhuận ngân hàng.

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc NIM

(1) (2) (3) (4)

FEM REM FGLS SCC

NIM NIM NIM NIM

SIZE 0.00104 0.00118 0.00205*** 0.00197**

(1.19) (1.51) (3.39) (2.83)

OC 0.631*** 0.644*** 0.744*** 0.722***

CR 0.000415 -0.000488 -0.00154 -0.00176 (0.22) (-0.27) (-1.20) (-0.70) KAP 0.0416** 0.0473** 0.0421* 0.0615*** (2.03) (2.33) (1.89) (3.67) LQ -0.00813 -0.00335 -0.00131 0.00720** (-1.58) (-0.70) (-0.34) (2.31) LOTA -0.00402 -0.00877 -0.0300 -0.0261 (-0.25) (-0.54) (-1.53) (-0.82) GDP 0.00302** 0.00314** 0.00290*** 0.00421*** (2.21) (2.33) (2.58) (3.34) INF 0.000323** 0.000346*** 0.000303*** 0.000453* (2.49) (2.68) (2.68) (2.15) _cons -0.0419 -0.0424 -0.0508* -0.0586*** (-1.30) (-1.42) (-1.84) (-3.70) N 170 170 170 170

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12 trên số liệu tác giả thu thập và tính tốn (Phụ lục 7).

Đối với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên - NIM làm biến phụ thuộc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM, tác giả tìm thấy bằng chứng SIZE, OC, KAP, LQ, GDP, IF có tác động cùng chiều, trong khi CR, LOTA chưa tìm thấy bằng chứng tác động đến lợi nhuận ngân hàng.

Các kết quả từ mơ hình FEM, REM và GLS có kết quả đa số tương đồng với kết quả mơ hình Robust standard errors - Daniel Hoechle (2007) thể hiện tin cậy của

kết quả định lượng khi các mô hình đối chiếu nhau cùng khẳng định bằng chứng thực nghiệm. Ngoài ra, một số yếu tố chỉ được tìm thấy có ý nghĩa ở Robust standard errors - Daniel Hoechle (2007) như LQ ở mô hình ROA làm biến phụ thuộc, CR ở mơ hình ROA làm biến phụ thuộc, LQ ở mơ hình NIM làm biến phụ thuộc cho thấy ưu điểm sau khi đã kiểm soát được tương quan phụ thuộc chéo. Yếu tố ảnh hưởng không gian – phụ thuộc lẫn nhau trong hệ thống NHTM là yếu tố rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và thực trạng. Khi một ngân hàng có rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh khoản thay đổi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến ngân hàng khác.

4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phần 4.4 đã thảo luận đã tìm ra được các bằng chứng từ phân tích dữ liệu và phương pháp định lượng, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động góp phần có quan điểm rõ ràng hơn trong thực trạng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 của hệ thống NHTM. Kết quả thực nghiệm được trình bày ở phần 4.4 được tổng hợp thành bảng sau:

Bảng 4.14: Tổng hợp bằng chứng thực nghiệm

Biến độc lập

Yếu tố đại diện lợi nhuận NHTM

ROA ROE NIM

SIZE Cùng chiều (***) Cùng chiều (***) Cùng chiều (**) OC Chưa tác động Chưa tác động Cùng chiều (***) CR Chưa tác động Ngược chiều (*) Chưa tác động KAP Cùng chiều (**) Chưa tác động Cùng chiều (***)

LQ Ngược chiều (***) Ngược chiều (***) Cùng chiều (**) LOTA Ngược chiều (***) Chưa tác động Chưa tác động

GDP Cùng chiều (***) Cùng chiều (***) Cùng chiều (***) INF Chưa tác động Cùng chiều (**) Cùng chiều (*)

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Trong các chỉ tiêu đại diện cho lợi nhuận NHTM, ROE đại diện cho lợi nhuận chỉ tiêu vốn chủ sở hửu, lợi nhuận cổ đông. ROA đại diện cho chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản, bao gồm cả địn bẩy tài chính thường sử dụng nguồn vốn huy động để thực hiện các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Trong khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổicác nguồn vốn có chi phí thấp nhất, phản ánh chủ yếu hiệu quả hoạt động tín dụng.

4.5.1. Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM

Từ bảng 4.11, 4.12, 4.13 cho thấy kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROA: coef. = 0.00261 với mức ý nghĩa 1%; kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROE: coef. = 0.0189 với mức ý nghĩa 1% và kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc NIM: coef. = 0.00197 với mức ý nghĩa 5%.

Như vậy, kết quả thực nghiệm chấp nhận giả thuyết H1 trong cả ba yếu tố đại diện lợi nhuận sử dụng trong bài luận văn. Kết luận quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM. Kết quả này đồng nhất với quan điểm của Bikker và Hu (2002), Gul, Irshad và Zaman (2011) cho rằng ngân hàng có quy mơ càng lớn, càng có nhiều nguồn vốn để giải ngân cho vay khách hàng và từ đó tăng lợi nhuận kiếm được từ các khoản vay. Phù hợp với lý thuyết kinh tế học vĩ mô, ưu

thế về quy mơ, doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đều được lợi khi tăng trưởng quy mô trong một giới hạn nhất định, mang lại ưu thế cho ngân hàng trong sự cạnh tranh, cũng như sự hiệu quả trong hoạt động với các sản phẩm, dịch vụ khi có chi phí bình qn giảm, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Thực nghiệm này cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu 2006 -2015 tại Việt Nam, các ngân hàng lớn có lợi nhuận tốt hơn các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng lớn tận dụng được lợi thế quy mơ của mình trong việc tạo ra lợi nhuận.

4.5.2. Giả thuyết H2: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM

Từ bảng 4.13 cho thấy kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc NIM: coef. = 0.722 với mức ý nghĩa 1%.

Như vậy, bác bỏ giả thuyết H2, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng chi phí tác động cùng chiều đến lợi nhuận NHTM ở chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Kết quả này chỉ ra rằng các ngân hàng có chi phí càng cao thì thu nhập lãi cận biên càng lớn, bằng chứng này cũng cố quan điểm của các tác giả Molyneux và Thornton (1992), khi cạnh tranh nhân lực xảy ra, việc tăng chi phí lương, thưởng, phụ cấp, các hoạt động quảng bá thương hiệu hiệu quả trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ thúc đẩy tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này cũng ủng hộ học thuyết về tiền lương: lương tăng thì năng suất lao động cũng tăng. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam với gia tăng cạnh tranh ngày càng lớn, trong khi luôn thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ngành ngân hàng, số lượng những nhân viên tín dụng hiệu quả nắm giữ các khách hàng lớn không nhiều. Thu hút được đội ngũ nhân viên tín dụng mang lại nhiều khách lớn, những nhân viên quản lý và nghiệp vụ khác chuyên nghiệp và làm việc năng suất cao khi tăng lương, phụ thưởng, tăng chi phí hoạt động là yếu tố thúc đẩy tăng lợi nhuận ngân hàng. Kết quả chỉ có ý nghĩa thống kê NIM mặc dù mức ý nghĩa rất cao 1% thể hiện sự cạnh tranh về chi phí hoạt động thể hiện ở lĩnh vực cạnh tranh tín dụng, đây là bằng chứng dễ hiểu vì các nghiệp vụ

khác thơng thường khơng có sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, ngoại trừ cạnh tranh tín dụng.

4.5.3. Giả thuyết H3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM

Từ bảng 4.12 cho thấy kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROE: coef. = -0.0152 với mức ý nghĩa 10%.

Như vậy, bài luận văn chấp nhận giả thuyết H3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM. Nghiệp vụ tín dụng được xem là thu nhập chính của NHTM, thực trạng báo cáo tài chính cho thấy tín dụng vẫn là thu nhập chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Nếu tăng trưởng tín dụng không đi cùng với việc kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng thì rủi ro tín dụng sẽ gia tăng. Khi rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản vay càng lớn sẽ là vấn đề khó khăn trong việc tăng lợi nhuận của ngân hàng khi các ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Thực trạng cho thấy trong giai đoạn các ngân hàng phải trích lập dự phịng tín dụng do ngân hàng nhà nước thay đổi quy định lợi nhuận ngân hàng đã giảm rõ rệt từ năm 2011 trở về sau. Kết quả này phù hợp thực trạng nợ xấu nổi bật trong giai đoạn nghiên cứu, chất lượng của các khoản cho vay cũng là yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận của NHTM. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam củng cố kết quả nghiên cứu của Miller và Noulas (1997), Duca và MCLaughlin (1990).

4.5.4. Giả thuyết H4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM

Từ bảng 4.11, 4.13 cho thấy kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROA: coef. = 0.117 với mức ý nghĩa 5%; kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc NIM: coef. = 0.0615 với mức ý nghĩa 1%.

Như vậy, thực nghiệm tiếp tục củng cố giả thuyết H4 - tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM. Kết quả này ủng hộ học thuyết

nguồn lực, phù hợp với nghiên cứu Bashir (2000), Dietrich và Wanzeried (2009); Ahmad và ctg, (2012); Flamini và ctg, 2009, Berger (1995), Staikouras và Wood (2003), Abreu & mendes (2000), Goddard và ctg (2004). Có nhiều lý do để giải thích vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ thúc đẩy lợi nhuận. Đó là các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn được coi là tương đối an tồn hơn và có niềm tin của cơng chúng hơn, tạo nên thương hiệu mạnh so với các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp hơn. Thêm vào đó, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn có lợi thế cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính hơn cho khách hàng của họ (Bashir, 2000). Ngoài ra, theo Dietrich và Wanzeried, 2009; Ahmad và ctg, 2012; Flamini và ctg, 2009 cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ an tồn hơn và vẫn có thuận lợi hơn ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn như khủng hoảng kinh tế xảy ra trong giai đoạn nghiên cứu. Trong các thị trường vốn khơng hồn hảo, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam yếu tố này càng rõ rệt, các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao hơn sẽ thường có nhu cầu thấp hơn nguồn tài trợ bên ngoài để hỗ trợ một mức nhất định của tài sản, do đó sẽ giảm chi phí tài trợ và kết quả đạt được lợi nhuận cao hơn. Và cuối cùng, vốn của ngân hàng là biện pháp cuối cùng chống lại nguy cơ rủi ro thanh khoản của ngân hàng, các ngân hàng có xu hướng đối mặt với nguồn chi phí thấp hơn do giảm chi phí phá sản tiềm năng.

4.5.5. Giả thuyết H5: Rủi ro thanh khoản tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM

Từ bảng 4.11, 4.12, 4.13 cho thấy kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROA: coef. = -0.00760 với mức ý nghĩa 1%; kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROE: coef. = -0.0728 với mức ý nghĩa 1% và kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc NIM: coef. = 0.00720 với mức ý nghĩa 5%.

Như vậy, đối với yếu tố rủi ro thanh khoản đến lợi nhuận NHTM, thực nghiệm chấp nhận giả thuyết H5 - rủi ro thanh khoản tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM đối với hai chỉ tiêu đo lường lợi nhuận tổng quan các nghiệp vụ

rằng các NHTM có rủi ro thanh khoản thấp có xu hướng đạt được lợi nhuận cao hơn.

Đối với chỉ tiêu NIM đại diện chủ yếu cho nghiệp vụ tín dụng, tác giả tìm thấy bằng chứng bác bỏ giả thuyết H5 - Rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, phù hợp với kết quả Sufian và Habibullah (2009) nghiên cứu yếu tố quyết định lợi nhuận của ngành ngân hàng Trung Quốc trong thời gian từ 2000 đến 2005. Kết quả này cho thấy thực trạng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015, các ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao – tức cho vay liên ngân hàng nhiều, tiền gửi tại các ngân hàng tại các tổ chức khác nhiều sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Bằng chứng này ngược chiều với giải thuyết tuy nhiên lại phù hợp hoàn toàn với thực nghiệm. Khi thực trạng trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2015 cho thấy vay mượn trong thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua là yếu tố nổi bật, lý do là sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt của các cơng cụ quản lý hữu hiệu, trong khi một số NHTM lại muốn sử dụng triệt để phần vốn này để cho các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng. Hơn nữa, trong giai đoạn này nền kinh tế đi xuống và nhu cầu hấp thụ vốn của ngân hàng ít, lượng tiền có để cho vay nhiều nhưng khơng tìm được nhiều khách hàng tin cậy để cho vay, do đó lượng tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác càng nhiều thì lợi nhuận ngân hàng càng cao, đây cũng là thực trạng Việt Nam trong giai đoạn lãi suất cho vay lên cao kèm theo điều kiện nhiều ngân hàng thiếu hụt thanh khoản cục bộ.

4.5.6. Giả thuyết H6: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM

Từ bảng 4.11 cho thấy kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROA: coef. = -0.0744 với mức ý nghĩa 1%.

Như vậy, kết quả thực nghiệm bác bỏ giả thuyết H6 – cho rằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM. Kết quả

này phù hợp với quan điểm Gul và ctg (2011), Bashir, 2000; Fries và ctg, 2002, Rhoades và Rutz, 1982 và thực nghiệm nợ xấu đang diễn ra ở giai đoạn này 2006 - 2015 tại các NHTM Việt Nam. Để giải thích tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM, tác giả Gul và ctg (2011) nêu ra quan điểm nếu một ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao hơn dẫn đến tăng nguy cơ và chi phí hoạt động như các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm lợi nhuận. Thực trạng nợ xấu ảnh hưởng đến giả thuyết nghiên cứu H6 được nêu ra trong nghiên cứu (Bashir, 2000; Fries và ctg, 2002, Olajide, 2006), cho rằng tác động của các khoản cho vay đến khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô và thành phần của danh mục cho vay. Các khoản tín dụng khơng đạt tiêu chuẩn là một nguồn thiệt hại tài chính nặng cho các ngân hàng và đã thực sự làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhiều, do đó một danh mục dư nợ lớn cũng có thể dẫn đến giảm lợi nhuận ngân hàng nếu danh mục này có nhiều khoản tín dụng khơng đạt tiêu chuẩn.

4.5.7. Giả thuyết H7: Lạm phát tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM

Từ bảng 4.12, 4.13 cho thấy kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc ROE: coef. = 0.00422 với mức ý nghĩa 5% và kết quả hồi quy mơ hình SCC với biến phụ thuộc NIM: coef. = 0.000453 với mức ý nghĩa 10%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)