Kết quả của phương trình 1: 40 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ cấu sở hữu và kết quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 52)

4.3 Kết quả hồi quy: 39 

4.3.1 Kết quả của phương trình 1: 40 

Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi quy theo 3 phương pháp: Pool OLS, Fixed Effect (hiệu ứng cố định), Random Effect (hiệu ứng ngẫu nhiên). Kiểm định Likelihood Ratio Test và kiểm định Hausman Test cho thấy mơ hình hồi quy theo Fixed Effect là phù hợp hơn trong phương trình này.

Qit = c1 + β1LMSHit+ β2LMSHit2+ β3LSH5it + +β4SE_Sit + β5GAE_Sit+ β6FIX_Sit +

β7DEBT_Ait+ β8CR4it+ ε

Dấu tương quan của các biến đến kết quả hoạt động Q theo 3 phương pháp gần như tương đồng nhau.

Trong mơ hình Fixed Effect kết quả hồi quy của các biến tác động đến Q như sau:

- Hệ số biến Q tỷ lệ thuận với các biến LMSH (tỷ lệ cổ phiếu thuộc sở hữu của nhà quản lý, LMSH2 (bình phương LMSH) với mức ý nghĩa 1%.

- Hệ số biến Q tỷ lệ nghịch với biến GAE_S (tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu) với mức ý nghĩa 1%.

- Biến LMSH tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.3024. Với mức ý nghĩa thống kê 1%, hệ số này cho thấy khi tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý tăng (giảm) 1% thì Q trung bình tăng (giảm) 0.3024/100 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi. Mối quan hệ này phù hợp với lý thiết người đại diện và kỳ vọng của nghiên cứu Morck et al. (1988), McConnell và Servaes (1990), Wanncherng Wang (2003), Alimehmeti và Paletta (2012). Hiệu ứng hội tụ (convergence effect) cho rằng có tương quan dương giữa vốn hố cơng ty và tỷ trọng sở hữu của nhà quản trị.

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy Q

Biến phụ thuộc Q – Kết quả hoạt động

q POOL

OLS FEM REM

_cons 1.1725 1.4136 1.2398 (13.66) (10.61) (13.13) lmsh 0.1599*** 0.3024*** 0.2026*** (3.65) (4.70) (4.28) lmsh2 0.0238*** 0.0414*** 0.0292*** (4.47) (5.46) (5.14) lsh5 0.0119 0.0033 0.0080 (0.85) (0.17) (0.53) gae_s -0.6602*** -0.9505*** -0.7159*** (4.85) (-3.24) (-4.28) se_s -0.2676* 0.1524 -0.25269 (-1.76) (0.26) (-1.35) debt_a 0.0800** 0.0513 0.076059* (2.2) (0.57) (1.76) fix_s -0.0038 0.0026 -0.00416 (0.42) (0.09) (-0.37) cr4 0.0479* 0.0315 0.044349 (1.76) (0.79) (1.49) LikelihoodRatioTest p-value:0

Hausman Test Chi2(8)=18.06

R-squared 0.1482 0.193 0.1885

Adj R-squared 0.1375 0.1263 0.1472

Ghi chú: Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi quy theo 3 phương pháp (Pool OLS, Fixed Effect, Random Effect). Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn dưới các hệ số hồi quy. Kiểm định Likelihood Ratio Test được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp của hai mơ hình Pool và Fixed Effect. Kiểm định Hausman (Hausman Test) kiểm tra độ phù hợp của hai mơ hình Fixed Effect và Random Effect.

*, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%.

- Biến LMSH2 tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0414 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi gia tăng thêm tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, cụ thể bình phương tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý tăng (giảm) 1% thì Q trung bình tăng (giảm) 0.0414/100 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến GAE_S tác động ngược chiều lên biến Q với hệ số là -0.9505 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu tăng (giảm) 1đơn vị thì Q trung bình giảm (tăng) 0.9505 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi. Dấu của hệ số tương tự với kỳ vọng, kết quả có thể giải thích do sự gia tăng thêm chi phí quá mức 3.19% (2009) lên đến 5.86% (2013) (có thể những khoản khơng hiệu quả) dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm 1.09 (2009) còn 0.88 (2013).

- Biến LSH5 tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0033 và khơng có ý nghĩa thống kê.Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ cổ phần của năm cổ đông lớn nhất tăng (giảm) 1% Q sẽ tăng (giảm) 0.0033/100 đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mức độ tập trung sở hữu càng lớn vào số lượng ít cổ đơng (5 cổ đơng khơng thể đại diện lợi ích cho phần lớn những cổ đơng cịn lại) sẽ tác động tích cực vào kết quả hoạt động. Phù hợp

với nghiên cứu của Claessens, Djankov, Fan, & Lang (2002), trái ngược với kỳ vọng của tác giả. Nguyên nhân, tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đơng lớn nhất bình qn qua các năm là trên 44%, có 320/625 quan sát sở hữu trên 50% (61.28%). Với mức sở hữu tập trung cao, kiểm soát chặt chẽ nên kết quả hoạt động kinh doanh tăng.

- Biến SE_S cũng tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.1524và khơng có ý nghĩa thống kê. Hệ số này cho thấy nếu tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu tăng (giảm) 1 đơn vị thì Q sẽ tăng (giảm) 0.1524 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến DEBT_A tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0513 và khơng có ý nghĩa thống kê. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ nợ gia tăng, tăng lợi ích của tấm chắn thế dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh tăng. Nếu tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tăng (giảm) 1 đơn vị thì Q sẽ tăng (giảm) 0.0513 đơn vị khi các yếu tố khác khơng đổi. Bergar (2002), Noora Almudehki (2012) đã có nhận định tương quan cùng chiều giữa tổng nợ trên tài sản và Q.

- Biến FIX_S tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0026 và khơng có ý nghĩa thống kê. Nếu suất sử dụng tài sản cố định trên doanh thu tăng (giảm) 1 đơn vị thì Q sẽ tăng (giảm) 0.0026 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến CR4 tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0315 và khơng có ý nghĩa thống kê. Nếu mức độ các công ty là tập trung ngành thì Q sẽ tăng 0.0315 đơn vị so với các công ty khác.

Để thực hiện khắc phục khuyết tật của mơ hình (tự tương quan bậc 1 và phương sai thay đổi), tác giả sử dụng công cụ hỗ trợ trên Stata (.xtgls). Kết quả là hệ số của mơ hình được cải thiện và tăng số biến có ý nghĩa thống kê giải thích cho mơ hình. Bên

cạnh, các biến LMSH, LMSH2,GAE_S có ý nghĩa thống kê 1% ban đầu thì kết quả bổ sung thêm biến DEBT_A và CR4 đều có ý nghĩa thống kê 1%.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Q:

Biến phụ thuộc Q – Kết quả hoạt động (Trước và sau khắc phục khuyết tật)

q FEM (trước khắc phục) FEM (sau khắc phục) _cons 1.4136 1.1556 (10.61) (16.73) lmsh 0.3024 *** 0.1884*** (4.70) (5.90) lmsh2 0.0414*** 0.0271*** (5.46) (7.08) lsh5 0.0033 0.0020 (0.17) (0.16) gae_s -0.9505*** -0.5814*** (-3.24) (-4.68) se_s 0.1524 -0.1558 (0.26) (-1.31) debt_a 0.0513 0.1321*** (0.57) (4.04) fix_s 0.0026 -0.0019 (0.09) (-0.22) cr4 0.0315 0.0496*** (0.79) (2.96)

Ghi chú: Bảng 4.5 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed Effect và có thực hiện khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn dưới các hệ số hồi quy.

- Biến LMSH tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.1884. Với mức ý nghĩa thống kê 1%, hệ số này cho thấy khi tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý tăng (giảm) 1% thì Q trung bình tăng (giảm) 0.1884/100 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến LMSH2 tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0271 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi gia tăng thêm tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, cụ thể bình phương tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý tăng (giảm) 1% thì Q trung bình tăng (giảm) 0.0271/100 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến GAE_S tác động ngược chiều lên biến Q với hệ số là -0.5814 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu tăng (giảm) 1đơn vị thì Q trung bình giảm (tăng) 0.5814 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến DEBT_A tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.1321 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nếu tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tăng (giảm) 1 đơn vị thì Q sẽ tăng (giảm) 0.1321 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến CR4 tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0496 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nếu mức độ các công ty là tập trung ngành thì Q sẽ tăng 0.0496 đơn vị so với các công ty khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ cấu sở hữu và kết quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)