Chẩn đoán hình ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (Trang 33 - 37)

* Hình nh XQ

Để đánh giá thương tổn của khung chậu, Pennal và Sutherland (1961) đã đề xuất 3 tư thế chụp XQ đánh giá tổn thương khung chậu: tư thế trước - sau, tư thế chụp eo chậu (Inlet) và tư thế chụp tiếp tuyến (Outlet) [109].

- Hình ảnh khung chậu tư thế chụp trước - sau

BN nằm ngửa, tia chụp vuông góc với thân mình tại vùng giữa khung chậu, tư thế này khảo sát được toàn cảnh khung chậu.

Hình 1.12. Chụp XQ khung chậu tư thế trước- sau

* Nguồn: theo Tile M. (1984) [147]

+ Cung chậu trước: khảo sát các ngành xương mu, di lệch khớp mu, có thể gặp hình ảnh gãy ngành ngồi mu, ngành chậu mu, doãng khớp mu…

+ Cung chậu sau: các gãy xương vùng khớp cùng chậu, sai khớp cùng chậu, gãy xương cùng (gãy rời các gai xương cùng, gãy ụ nhô), gãy xương cánh chậu, mỏm ngang đốt sống L5….

+ Phát hiện di lệch lên trên của 1/2 khung chậu.

+ Hình ảnh eo chậu méo, biến dạng, mất cân xứng so với bên lành. - Hình ảnh khung chậu chụp tư thế Inlet

Hình 1.13. Chụp XQ khung chậu tư thế Inlet

* Nguồn: theo Tile M. (1984) [147]

BN nằm ngửa, tia chụp đi chếch từ phía trên đầu xuống giữa khung chậu, tạo một góc 450 với trục thân người (tia chụp vuông góc với eo chậu). Tư thế này khảo sát rõ nhất hình ảnh eo chậu, bờ trên khung chậu, đường chậu lược, các ngành xương mu, khớp cùng chậu, cánh và thân xương cùng. Khi gãy khung chậu có di lệch vòng eo chậu bị biến dạng, mất cân xứng.

Khảo sát các di lệch ra sau của khung chậu, xương cùng, xương cánh chậu, biến dạng xoay trong của 1/2 khung chậu, gãy lún cánh xương cùng.

- Hình ảnh khung chậu chụp tư thế Outlet

Hình 1.14. Chụp XQ khung chậu tư thế Outlet.

* Nguồn: theo Tile M. (1984) [147]

BN nằm ngửa, tia chụp đi chếch từ dưới lên khớp mu, tạo góc 450 với trục thân người, tia chụp sẽ đi tiếp tuyến với mặt phẳng trên của khung chậu.

Tư thế này khảo sát các di lệch dọc trục của hai cung chậu sau và trước. Qua phim chụp Outlet thấy được các di lệch xoay của nửa khung chậu, rõ nhất là di lệch kiểu "quai xách" (loại gãy LC III), đồng thời cũng thấy rõ tình trạng các lỗ liên hợp xương cùng và các đường gãy qua vùng này.

* Hình nh CT- scan khung chu

Theo Falchi (2004) [53] và Lefaivre (2009) [81]: hình ảnh CT-scan, nhất là CT-3D (CT -Three Dimentions - tái tạo hình ảnh khung chậu trong không gian 3 chiều), đây là cuộc cách mạng trong chẩn đoán hình ảnh đối với khung chậu và ổ cối.

- Cho thấy rõ hình ảnh các tổn thương, nhất là thương tổn kín đáo mà trên hình ảnh XQ thường không thấy được.

- Xác định vị trí di lệch của các đầu xương gãy, giúp định hướng xác định tổn thương các cơ quan trong chậu hông.

- Phát hiện, đánh giá và theo dõi khối máu tụ sau phúc mạc, cũng như một số cơ quan trong ổ bụng.

Theo Thaunat M. [144] và Tile M. [150], kết quả chụp CT-Scan khung chậu tạo thuận lợi nhiều cho phẫu thuật nắn chỉnh, kết xương bên trong như xác định đường mổ, chiến thuật xử trí và tiên lượng khó khăn trong quá trình phẫu thuật.

Hình 1.15. Hình ảnh CT-scan và CT-3D khung chậu.

* Nguồn: theo Tile M. (2003) [150]

* Các phương pháp chn đoán hình nh khác

Smith (2007) [132] và Tile (2003) [150] tổng kết một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác trong chẩn đoán gãy khung chậu:

- Chụp cộng hưởng từ (MRI – Magnetic Resonance Imaging): MRI sử dụng trong gãy khung chậu thường để đánh giá các biến chứng tắc tĩnh mạch sâu của hệ tĩnh mạch chậu và chi dưới, ít được chỉ định trong lâm sàng.

- Siêu âm: siêu âm bụng đánh giá tổn thương các cơ quan trong ổ bụng, và trong chậu hông. Trong cấp cứu BN gãy khung chậu, sau khi tiến

hành xong công tác sơ cấp cứu ban đầu, cần thực hiện ngay siêu âm ổ bụng (tốt nhất là siêu âm tại chỗ, ngay tại phòng cấp cứu). Một số thương tổn siêu âm có thể nhanh chóng phát hiện được như: dịch tự do trong ổ bụng, khối máu tụ sau phúc mạc, tình trạng tổn thương bàng quang và một số tạng khác như gan, lách, tụy….Siêu âm Doppler đánh giá các biến chứng tổn thương mạch máu chi dưới.

- Chụp động mạch: phát hiện tổn thương động mạch vùng chậu, xác định chẩn đoán và tiến hành kỹ thuật làm tắc mạch, cầm máu trong gãy khung chậu có biến chứng tổn thương mạch máu.

- Chụp cản quang niệu đạo, bàng quang ngược dòng: phát hiện tổn thương niệu đạo và bàng quang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)