Các điều kiện yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CỤM NGÀNH LỌC HĨA DẦU

4.3 Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lọc hóa dầu theo mơ hình kim cương

4.3.1 Các điều kiện yếu tố sản xuất

4.3.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của cụm ngành lọc hóa dầu đóng một vai trị quan trọng trong sự thành cơng của cụm ngành. Ở vị trí thuận lợi, nó giúp giảm bớt nhiều chi phí vận chuyển (từ nguồn nguyên liệu và đến thị trường đầu ra), chi phí trung gian, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, tăng khả năng cạnh tranh của cụm ngành.

Trong điều kiện Thanh Hóa, khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu tư, xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, nơi đây có Cảng biển Nghi Sơn là cảng quốc gia thuộc cụm cảng Bắc Trung Bộ, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 50 nghìn tấn. Nguồn ngun liệu dầu thơ phục vụ cho hoạt động của Nhà máy lọc hóa dầu được nhập khẩu hoàn tồn từ Kuwait, thơng qua cảng biển quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Đầu ra của dự án (sản phẩm xăng, dầu) được vận chuyển đến thị trường miền Bắc. Việc phân tích lợi thế/bất lợi về mặt địa lý của cụm ngành lọc hóa dầu Nghi Sơn được so sánh với 2 cụm ngành lọc hóa dầu ở Abu Dhabi (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) và Singapore.

Cụm ngành lọc hóa dầu của Abu Dhabi nằm ở vị trí rất thuận lợi, ngay sát với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước cũng như trong khu vực. Tuy nhiên, vị trí này nằm xa thị trường tiêu thụ xăng dầu ở Đông Á hay Châu Âu. Như vậy, lợi thế cạnh tranh của cụm ngành lọc hóa dầu Abu Dhabi nằm ở việc cung cấp sản phẩm xăng dầu trực tiếp cho thị trường trong khu vực. Hiện tại, thị trường này có mức tiêu thụ thấp, nhưng được dự kiến có tiềm năng tăng trưởng rất nhanh.

Cụm ngành lọc hóa dầu của Singapore cũng có vị trí địa lý thuận lợi. Singapore nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ kết nối với các thị trường châu Âu với Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay từ những năm 1890, thế kỷ XIX, đã có những cơng ty trong ngành lọc hóa dầu như Shell, Mobil đầu tư tại Singapore. Ngày nay, có rất nhiều cơng ty, tập đồn trong ngành lọc hóa dầu lớn trên thế giới đầu tư tại Singapore, trong đó có 04 cơng ty lớn nổi bật gồm Shell, Exxon Mobil, Singapore Petroleum Company và Singapore Refinery Company. Với

nguồn nguyên liệu dầu thô nhập từ Trung Đơng (nguồn ngun liệu ở xa, tăng chi phí vận tải, nhập khẩu) nhưng được hỗ trợ bởi hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển chất lượng cao cũng như hỗ trợ bởi các Cơng ty lọc hố dầu lớn, Singapore đã và đang phát triển rất mạnh cụm ngành lọc hóa dầu.

So sánh với 2 tình huống trên, với nguồn nguyên liệu cách xa, khiến chi phí vận tải và nhập khẩu tăng cao, đây là một bất lợi đối với Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Bài học từ Singapore về cơ sở hạ tầng là một gợi ý cho Nghi Sơn để thu hút được nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu, bằng cách đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng, giảm thiểu yếu tố bất lợi về nhập khẩu. Thị trường đầu ra, Thanh Hóa cách xa trung tâm tiêu thụ thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng được xem là gần Hà Nội (cách khoảng 200 km), sản phẩm lọc hóa dầu của Nhà máy có thể được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu năng lượng của thị trường miền Bắc.

Tóm lại, vị trí địa lý của cụm ngành lọc hóa dầu Nghi Sơn được xem là thuận lợi vì gần thị

trường tiêu thụ miền Bắc, tuy nhiên, điểm bất lợi là xa nguồn nguyên liệu, phải thông qua nhập khẩu làm tăng chi phí. Như vậy, yếu tố địa lý được đánh giá là trung tính.

4.3.1.2 Điều kiện đất đai

Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích khoảng 18.611,8 ha. Trong đó, diện tích đất dành cho Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn khoảng 1.607 ha. Hiện tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi và bàn giao hơn 500 ha cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi về đất đai hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn như: thời hạn thuê đất lên đến 70 năm; miễn thuế thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản và miễn 11-15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

Tỉnh Thanh Hóa được đánh giá khả năng tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định (PCI, 2013). Đây là lợi thế để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn đất và có chiến lược đầu tư lâu dài.

Tầm quan trọng của yếu tố chi phí đất rẻ cũng được thể hiện rõ trong tình huống Abu Dhabi và Singapore. Abu Dhabi có diện tích đất rộng lớn và chi phí đất rẻ. Singapore đầu tư xây dựng cụm ngành lọc hóa dầu ở đảo Jurong nằm cách xa trung tâm Singapore, thông

qua việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và tập trung đã thu hút được nhiều tập đồn, doanh nghiệp dầu khí lớn trên thế giới đầu tư tại Jurong.

Như vậy, xét về điều kiện đất đai trong nhóm các yếu tố đầu vào thì đây là lợi thế cho năng

lực cạnh tranh của cụm ngành lọc hóa dầu Nghi Sơn.

4.3.1.3 Cơ sở hạ tầng giao thông

Cơ sở hạ tầng giao thơng tỉnh Thanh Hóa được đánh giá tốt, có đến 94% đường giao thơng do tỉnh quản lý được rải nhựa. Bên cạnh đó, các dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 1A được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ 80 km/giờ, bề rộng nền đường 20,5 m gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, giải phân cách giữa. Đoạn thị xã Bỉm Sơn - thành phố Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động và đoạn thành phố Thanh Hóa - Tĩnh Gia dự kiến cuối năm 2014 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng; Dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa sẽ được triển khai trong thời gian tới với chiều dài 121 km, điểm đầu nối với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và điểm cuối nối với đường trục quy hoạch Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đường được thiết kế 2 làn xe theo quy chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế xe chạy từ 100 - 120km/giờ. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Khu Kinh tế Nghi Sơn đi Hà Nội từ khoảng 5 giờ như hiện nay xuống còn khoảng 2 giờ. Đây là những điều kiện thuận lợi để lưu thông, vận chuyển các sản phẩm lọc hóa dầu đến thị trường tiêu thụ miền Bắc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó cịn có Cảng biển Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 50 nghìn tấn. Cảng Nghi Sơn đã được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã ký hợp đồng chuyển nhượng, bàn giao bến số 1 và bến số 2 cảng Nghi Sơn (nằm trên địa bàn xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn) cho Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam quản lý, khai thác. Hiện cảng đang được nạo vét nâng cấp luồng vào để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn, nâng cao cơng suất cảng.

Abi Dhabi và Singapore đã phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho cụm ngành lọc hóa dầu hết sức hoàn thiện và tập trung, đã thu hút được nhiều cơng ty dầu khí lớn trên thế giới cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa dầu đến đầu tư.

Như vậy, so sánh với Abu Dhabi và Singapore thì cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện tiên quyết để phát triển cụm ngành lọc hóa dầu.

Cụm ngành lọc hóa dầu của Abu Dhabi và Singapore có được hệ thống hỗ trợ rất lớn và chuyên nghiệp từ Chính phủ, các Viện nghiên cứu, trường Đại học... giúp nghiên cứu khoa học và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành lọc hóa dầu.

Ở Abu Dhabi, Viện nghiên cứu dầu khí (PI) liên kết với các trường Đại học và được hỗ trợ bởi Cơng ty dầu khí quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) cùng 04 cơng ty dầu khí quốc tế (BP, JODCO, Shell, Total)... nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành lọc hóa dầu. Ở Singapore cũng vậy, có hội đồng tư vấn nguồn nhân lực phục vụ cho cơng nghiệp hóa dầu, với các chính sách như tăng tuyển sinh đại học ngành lọc hóa dầu lên 20%; tổ chức những lớp đào tạo kỹ thuật chun mơn lọc hóa dầu; thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ các nước trên thế giới. Từ những sự hỗ trợ trên, ngành lọc hóa dầu ở Abu Dhabi và Singapore đã rất phát triển và thành cơng.

Đối với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa. Lọc hóa dầu là hoạt động thâm dụng vốn và sử dụng ít lao động. Lao động sử dụng trong ngành này chủ yếu là lao động kỹ thuật và quản lý. Theo kết quả phân tích ở chương 3, Thanh Hóa có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo chỉ đạt 9,9%, không đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho nhà máy lọc hóa dầu. Như vậy, lao động phục vụ cho nhà máy lọc hóa dầu phải tuyển dụng từ những địa phương khác trên cả nước. Để thu hút thêm các dự án trong hoạt động hóa dầu và các ngành phụ trợ thì Thanh Hóa phải có đủ nguồn lao động có kỹ năng.

4.3.1.5 Tài chính

Nguồn tài chính phục vụ cho Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được huy động thơng qua hình thức liên doanh giữa Tập đồn Dầu khí Việt Nam (góp vốn 25%) với các cơng ty nước ngoài để thực hiện dự án. Như vậy, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn hồn tồn khơng phụ thuộc vào hệ thống tài chính địa phương. Thanh Hóa hiện có 20 ngân hàng nhà nước và thương mại hoạt động trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tổ chức, việc tiếp cận nguồn vốn vay ở các ngân hàng thương

mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn gặp nhiều khó khăn5. Mà hệ thống tài chính là điều kiện quan trọng để có thể thu hút được các nhà đầu tư khác đến đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các ngành phụ trợ. Như vậy, đối với Thanh Hóa, đây là điểm bất lợi để thu hút các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)