Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2005, 2012; NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2012.
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
GDP tỉnh như nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp chế tạo chế biến đều là những ngành thâm dụng lao động. Đặc biệt là những ngành công nghiệp chế tạo, chế biến như may mặc,
giày da, sản xuất đồ nội thất. Tỉnh Thanh Hóa cần phát huy lợi thế về nguồn cung lao động để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các ngành thâm dụng lao động để phát triển kinh tế tỉnh.
3.3.3 Hoạt động của doanh nghiệp
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2011 có tổng số 5.302 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ đồng là 4.525 doanh nghiệp, chiếm đến 85% và doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 50 lao động là 4.732 doanh nghiệp, chiếm 89%. Với quy mô vốn và lao động nhỏ, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp bên ngồi.
Theo kết quả PCI 2012, vai trị của Hiệp hội doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá cao, có đến 51,61% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá quan trọng và rất quan trọng. Chỉ số “Hỗ trợ doanh nghiệp” của tỉnh cũng liên tục được cải thiện theo hướng tích cực, năm 2013 đạt 6,27 điểm tăng 0,76 điểm so với năm 2012. Đây là những dấu hiệu tốt cho thấy lãnh đạo tỉnh cũng như các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển kinh tế tỉnh.
Kết luận
Qua phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương từ phần trên, có thể chỉ ra được những vấn đề quan trọng như sau:
Thứ nhất, về các yếu tố lợi thế tự nhiên ở cấp độ địa phương:
Thanh Hóa có lợi thế về nguồn tài nguyên đất, rừng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây cơng nghiệp (lạc, mía) và cây lâm nghiệp (luồng, tre, nứa); có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch.
Tỉnh Thanh Hóa nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, đây là một trong những vùng nghèo của cả nước. Khác với các tỉnh ở Đồng bằng sơng Hồng có thể phát huy được lợi thế ở gần Hà Nội, Thanh Hóa có vị trí địa lý cách xa hơn hẳn. Tuy nhiên, nếu so sánh với các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thì khoảng cách giữa Thanh Hóa và Hà Nội khơng q xa. Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, khi đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa được đầu tư, xây dựng trong tổng thể trục đường bộ cao tốc Bắc - Nam, khoảng cách giữa
Thanh Hóa - Hà Nội về mặt thời gian sẽ được rút ngắn từ khoảng 4 giờ như hiện nay xuống cịn khoảng 2 giờ. Khi đó, về mặt giao thơng, Thanh Hóa có thể được coi là gần với vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp việc vận chuyển hàng hóa được lưu thơng nhanh chóng, lao động di chuyển dễ dàng, thuận lợi.
Là tỉnh có dân số đơng thứ 3 cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chiếm 62,7% tổng số dân của tỉnh4, tỷ lệ này cao nhất trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung và xếp thứ 6 cả nước. Dân số đông tạo nên sức ép rất lớn về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào cũng được coi là một lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thâm dụng lao động.
Thứ hai, về năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương:
Để nâng cao năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương, chiến lược của Thanh Hóa là lấy lợi thế từ quy mô lao động lớn và cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển và kết nối với vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa cần đầu tư mạnh mẽ, nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc y tế, đây là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế vững mạnh.
Thứ ba, về năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp:
Theo kết quả PCI 2013, tỉnh Thanh Hóa đã có những cải thiện đáng kể trong các chỉ tiêu chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; có sự hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động tốt. Như vậy, Thanh Hóa có tiềm năng trong việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư và khuyến khích doanh nhân thành lập doanh nghiệp mới. Việc cải thiện môi trường kinh doanh sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Với nguồn lao động dồi dào, Thanh Hóa có lợi thế để phát triển mạnh một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động như may mặc, giày da, sản xuất đồ nội thất...
Từ những nhận định trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh Thanh Hóa cần tập trung
cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và y tế; kết nối cơ sở hạ tầng giao thông với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc để phát
4
triển. Đồng thời có chính sách hỗ trợ phát triển, kêu gọi đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động (các ngành chế tạo, chế biến, du lịch...) để tận dụng ưu thế về quy mô lao động của tỉnh.
Hiện nay, được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư, xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu tại Khu Kinh tế Nghi Sơn với mục tiêu cung cấp các sản phẩm xăng, dầu đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao ở trong nước, đồng thời sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa theo hướng cơng nghiệp. Tuy nhiên, nếu Thanh Hóa chỉ dựa vào Nhà máy lọc hóa dầu để phát triển kinh tế của tỉnh có đạt được mục tiêu đã đề ra?
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CỤM NGÀNH LỌC HĨA DẦU 4.1 Khung phân tích cụm ngành theo mơ hình kim cương
Theo Michael E.Porter (2008), cụm ngành là một hệ sinh thái bao gồm các doanh nghiệp cốt lõi, các nhà cung ứng trong một lĩnh vực đặc trưng, có sự phối hợp với các thể chế như viện nghiên cứu, chính phủ, hiệp hội và tại đó các doanh nghiệp vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau.
Trong đó Điều kiện về yếu tố sản xuất là các yếu tố sản xuất đầu vào cần thiết cho cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định như nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng; Các điều kiện cầu là đặc tính của cầu trong nước đối với sản phẩm hoặc hàng hóa của ngành đó; Chiến lược cơng ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa là những điều kiện liên quan đến việc thành lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp, cũng như đặc tính của cạnh tranh; Các ngành cơng nghiệp phụ trợ và liên quan gồm sự tồn tại hay thiếu hụt của các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan.