Các ngành công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CỤM NGÀNH LỌC HĨA DẦU

4.3 Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lọc hóa dầu theo mơ hình kim cương

4.3.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ

Để hình thành một cụm ngành khơng thể thiếu các ngành cơng nghiệp hỗ trợ có liên quan. Nó giúp tăng khả năng cạnh tranh của cụm ngành vì chia sẻ kiến thức, khả năng sáng tạo và phát triển.

Đối với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ là điều kiện cần thiết để tạo nên một cụm ngành hoàn chỉnh, giúp tăng khả năng cạnh tranh cho cụm ngành. Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ phát triển có thể kể đến như logistics; hệ thống phân phối, tiếp thị và bán lẻ các sản phẩm lọc hóa dầu; các ngành sản xuất lấy nguyên liệu từ những sản phẩm phụ của q trình lọc hóa dầu như các nhà máy nhựa, ống nhựa, phân bón, hóa chất...; các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của nhà máy như các doanh nghiệp cung ứng thiết bị và nguyên liệu vận hành nhà máy, các dịch vụ tư vấn, tài chính, bảo hiểm, quản lý rủi ro... Bên cạnh đó là sự hỗ trợ bởi các tổ chức tư vấn, hiệp hội nghề nghiệp, các viện nghiên cứu cũng như các trường đại học đào tạo chuyên ngành. Tất cả những thành phần trên góp phần hình thành nên một cụm ngành hoàn chỉnh, bổ trợ cho nhau, giúp chia sẻ kiến thức, mang lại lợi ích tối đa cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành

Hiện nay, chính quyền tỉnh đang có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút dự án đầu tư trong các lĩnh vực hóa chất, cơ khí, luyện kim, nhựa, phân bón... vào Khu Kinh tế Nghi Sơn để góp phần hình thành nên cụm ngành lọc hóa dầu mang lại hiệu quả cao.

Cụm ngành lọc hóa dầu Abu Dhabi với lợi thế nguồn ngun liệu sẵn có dồi dào, chi phí thấp cùng hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải logistics tốt, hệ thống tài chính phát triển, hệ thống giáo dục và các viện nghiên cứu, hạ tầng viễn thông tốt đã mang lại thành công cho cụm ngành. Tuy Singapore khơng có lợi thế về nguồn ngun liệu, nhưng phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng cảng biển, công nghiệp logistic với 02 công ty lớn là KNS (Kato Natie SembCorp Pte. Ltd) và OOST (Oiltanking Odfjell Terminal Singapore Pte. Ltd) cung cấp các dịch vụ vận tải, kho bãi, cung ứng, điều phối các sản phẩm lọc hóa dầu. Bên cạnh đó với hệ thống tài chính, ngân hàng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp; các hiệp hội tư vấn cho chính phủ những chính sách tốt, trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã giúp cụm ngành lọc hóa dầu của Singapore phát triển mạnh mẽ và có sức cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.

Tóm lại, phân tích mơ hình kim cương cụm ngành lọc hóa dầu Nghi Sơn, cho thấy sự hình

thành của cụm ngành này hồn tồn do chính sách ưu tiên đầu tư của Nhà nước với mục tiêu tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thanh Hóa và cho khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An. Những lợi thế của địa phương là vị trí địa lý gần thị trường tiêu thụ xăng dầu miền Bắc, cơ sở hạ tầng được Nhà nước ưu tiên đầu tư và chi phí đất đai rẻ. Bên cạnh đó, để thu hút nhiều nhà đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: được miễn thuế thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản và miễn 11-15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động; được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong vịng chín năm tiếp theo7

.

Hình 4.2 cho thấy, những điều kiện quan trọng cần có để có thể phát triển một cụm ngành chứ không chỉ duy nhất một nhà máy lọc dầu là khơng tồn tại ở Thanh Hóa. Về điều kiện đầu vào, lao động kỹ thuật và quản lý khan hiếm về nguồn cung, hệ thống tài chính kém phát triển. Về điều kiện cầu, xăng dầu phục vụ nhu cầu cho thị trường miền Bắc, nếu có thêm nhiều nhà máy lọc hóa dầu được Chính phủ cho phép triển khai thì khả năng sẽ dư cung và phải xuất khẩu. Về chiến lược công ty và cạnh tranh nội địa, được đầu tư theo định hướng nhà nước, không chịu sức ép cạnh tranh, chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước năng lực đổi mới, sáng tạo thấp. Về các ngành phụ trợ và liên quan, thiếu vắng các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như các thể chế hỗ trợ như hiệp hội, tư vấn, viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành.

7

Hình 4.2 Mơ hình kim cương cụm ngành Lọc hóa dầu

Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa: (-) Xăng, dầu là mặt hàng được điều tiết giá bởi Nhà nước, do

vậy khơng có sức ép cạnh tranh;

(-) Đầu tư theo định hướng của Nhà nước; (-) Khơng mang tính thị trường;

(-) Nguồn lực của PVN bị phân tán;

(-) Năng lực đổi mới, sáng tạo thấp (doanh nghiệp nhà nước).

Các điều kiện yếu tố sản xuất:

(*) Vị trí địa lý: gần vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc;

(+) CSHT: Quốc lộ 1A đang được nâng cấp, mở rộng và các dự án đường cao tốc sắp triển khai thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện;

(+) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng ổn định; (-) Lao động có trình độ thấp, các trường Đại học, Cao đẳng tại địa phương khơng có trung tâm đào tạo chuyên ngành;

(-) Hệ thống tài chính khó tiếp cận.

Các điều kiện cầu:

(+) Xăng dầu trong nước (thị trường miền Bắc);

(-) Xuất khẩu (nếu chính phủ cấp phép cho nhiều dự án lọc dầu khác;

(?) Nhu cầu sản phẩm hóa dầu.

Các ngành công nghiệp phụ trợ

và liên quan: (+) Thuận lợi.

(-) Bất lợi. (*) Trung tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)