Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2005, 2012; NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2012.
Từ Hình 3.5 ta thấy ba ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa là cơng nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp và xây dựng. Trong đó, cơng nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng trong giai đoạn 2005 - 2012 cao nhất trong 3 ngành trên, đạt 14,67%. Đây là ngành thâm dụng lao động, với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng tốc độ phát triển chưa cao.
Thanh Hóa có sự hình thành của 2 cụm ngành ở mức độ thấp là cụm ngành mía đường và cụm ngành du lịch.
Cụm ngành mía đường được hình thành trên cơ sở lấy Nhà máy đường Lam Sơn, Nhà máy đường Việt - Đài làm trung tâm với vùng nguyên liệu rộng lớn, sản lượng mía đứng thứ 1 trong vùng Bắc Trung Bộ và thứ 2 cả nước3. Sản phẩm của ngành mía đường gồm đường thương phẩm và các sản phẩm phụ như bã mía, rỉ mật cung cấp cho các nhà máy sản xuất phân bón, cồn, bánh kẹo, nước giải khát. Tuy nhiên, các ngành hỗ trợ cho cụm ngành này ở Thanh Hóa cịn ít và thiếu, chủ yếu là các cơng ty con thuộc Nhà máy đường; đường là sản phẩm được nhà nước bảo hộ nên không chịu sức ép cạnh tranh từ thị trường, công nghệ
3
sản xuất lạc hậu so với thế giới, lao động phần nhiều không qua đào tạo chuyên môn, đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mía đường chưa được quan tâm, khu vực tư nhân tham gia vào ngành chủ yếu sản xuất thủ công (cồn, bánh kẹo). Những điều này khiến cụm ngành yếu, hoạt động không hiệu quả.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như lịch sử, Thanh Hóa có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, các cơ sở lưu trú khách sạn, nhà hàng được đầu tư xây dựng ngày một nhiều. Tuy nhiên, sự kết nối giữa các điểm du lịch với nhau cũng như kết nối với các công ty dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn còn yếu, sản phẩm du lịch nghèo nàn, phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp là những nguyên nhân khiến du lịch Thanh Hóa chưa phát triển. Hình 3.6 thể hiện cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy những ngành có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2005 - 2012 gồm: da (78,05%), may mặc (49,02%), sản xuất xe có động cơ (39,96%), sản phẩm nội thất (31,76%). Để đạt được những mức tăng trưởng cao như vậy, nhờ có sự đầu tư của các doanh nghiệp giầy da, may mặc, sản xuất lắp ráp ô tơ thơng qua các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.