Đánh giá năng lực cạnh tranh theo sơ đồ cụm ngành lọc hóa dầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CỤM NGÀNH LỌC HĨA DẦU

4.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh theo sơ đồ cụm ngành lọc hóa dầu

Hình 4.3 tác giả thể hiện sơ đồ cụm ngành lọc hóa dầu của tỉnh Thanh Hóa. Từ sơ đồ cụm ngành lọc hóa dầu Nghi Sơn cho thấy, cụm ngành này, theo sự thiết kế cũng như sự phát triển trong tương lai mang tính khép kín rất cao.

Nguồn dầu thơ được nhập khẩu hồn tồn từ Kuwait, qua cảng quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh và được vận chuyển về cảng Nghi Sơn phục vụ cho hoạt động lọc hóa dầu của Nhà máy. Hoạt động này được phụ trách bởi các doanh nghiệp vận tải.

Các sản phẩm thương mại của lọc hóa dầu như khí hóa lỏng, xăng, dầu... sẽ được thông qua hệ thống phân phối, tiếp thị và bán lẻ để đưa ra ngoài thị trường. Khâu này được Tập đồn dầu khí Việt Nam thực hiện thơng qua các cơng ty con thuộc Tập đoàn.

Về các ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ và phối hợp với Nhà máy lọc hóa dầu cần có như các nhà máy hóa chất, phân bón, nhựa... sử dụng những sản phẩm phụ của lọc hóa dầu để sản xuất các sản phẩm hóa dầu, nhưng hiện nay gần như chưa có và đang trong q trình thu hút đầu tư. Bên cạnh đó là sự thiếu vắng của các hiệp hội, các tổ chức tư vấn, bảo hiểm, các trường đại học, viện nghiên cứu về lọc hóa dầu.

Nhìn chung, hiện nay, Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn mới chỉ có cảng Nghi Sơn và Nhà máy lọc hóa dầu đang được xây dựng, chưa có bất kỳ thành phần hỗ trợ nào khác như hệ thống logistics, các ngành công nghiệp phụ trợ, các hiệp hội, tổ chức tư vấn, viện nghiên cứu hay trường đại học đào tạo chuyên ngành lọc hóa dầu.

Từ những phân tích trên cho thấy, Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn khơng mang tính phát triển của một cụm ngành mà là một khu phức hợp lọc dầu khép kín. Đây là một ngành thâm dụng vốn và sử dụng ít lao động, khơng có tác động lan tỏa. Vì vậy, để Khu liên hợp lọc hóa dầu trở thành đầu tàu, là động lực phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa là khơng phù hợp.

Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét đến việc đầu tư xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa có thể mang lại lợi ích cho tỉnh, đó là tỉnh sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước để phục vụ phát triển hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, doanh thu từ Nhà máy lọc hóa dầu đem lại nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh, tỉnh có thể đề xuất với Trung ương giữ lại một phần doanh thu để phát triển kinh tế tỉnh.

Kết luận:

Từ những phân tích trên cho thấy, sự hình thành của cụm ngành lọc hóa dầu Nghi Sơn hồn tồn do chính sách ưu tiên đầu tư của Nhà nước, những điều kiện quan trọng cần có để có thể phát triển một cụm ngành chứ không chỉ duy nhất một nhà máy lọc dầu là không tồn tại ở Thanh Hóa. Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa khơng mang tính phát triển của một cụm ngành mà là một khu phức hợp lọc dầu khép kín. Phân tích cũng cho thấy, các yếu tố về năng lực cạnh tranh cụm ngành lọc hóa dầu của Thanh Hóa gần như khơng có để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực hóa dầu hay các ngành công nghiệp hỗ trợ. Như vậy, mục tiêu Khu liên hợp lọc hóa dầu trở thành đầu tàu, là động lực phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa là khơng phù hợp.

Hình 4.3 Sơ đồ cụm ngành lọc hóa dầu Thanh Hóa

Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn Hóa chất Hệ thống bán lẻ Hệ thống phân phối Vận tải dầu khí Khai thác dầu thơ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn Cảng Nhựa Phân bón

Các tổ chức hiệp hội, tư vấn, bảo hiểm, các trường đại học, viện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)