Kết quả điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đột biến gen, lâm sàng và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh (Trang 47 - 51)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.6. Kết quả điều trị

Do bệnh hiếm gặp nên sốlượng bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại cùng một trung tâm hạn chế, hầu hết các nghiên cứu đều là các báo cáo

trường hợp bệnh hoặc một số các trường hợp bệnh với cỡ mẫu nhỏ, vì vậy

khó đánh giá được kết quả điều trị lâu dài trên số lượng bệnh nhân đủ lớn có thể đại diện cho nhóm bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh.

ĐTĐ sơ sinh được chẩn đoán lần đầu năm 1789 [70]. Keidan (1955) [74] đã hồi cứu 22 bệnh nhân được báo cáo năm 1947, trong đó có 5 bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh tạm thời được chẩn đoán trước 6 tuần tuổi. Trước khi

insulin được ứng dụng điều trị thì những bệnh nhân này đều không được cứu sống. Việc điều trị ĐTĐ sơ sinh và ĐTĐ týp 1 khơng có gì khác biệt cho đến khi ngun nhân về đột biến các gen của ĐTĐ sơ sinh được làm sáng tỏ. Các phát hiện này đã làm cho phương pháp điều trị ĐTĐ sơ sinhvà ĐTĐ typ 1 có

sự khác biệt rõ rệt: những bệnh nhân ĐTĐ do đột biến gen ABCC8 hoặc

KCNJ11 có thể điều trị bằng uống sulfonylurea thay thế cho insulin tiêm. Các nghiên cứu báo cáo ca bệnh và nghiên cứu hàng loạt ca bệnh đã khẳng định hiệu quả của uống sulfonylurea. Trong một nghiên cứu lớn nhất gồm 49 bệnh

nhân được điều trị bằng sulfonylurea [58], có 90% bệnh nhân có cải thiện kiểm soát glucose máu. Việc điều trị bằng uống sulfonylurea không những

đơn giản hơn, dễ dàng hơn so với tiêm insulin mà nhiều năm sau đó bệnh nhân vẫn duy trì được mức HbA1c gần bình thường. Trong nghiên cứu này, chỉ có một lần duy nhất gặp hạ glucose máu nặng (ở bệnh nhân có vấn đề về

tâm thần) ngay cả khi dùng liều rất cao (>2 mg/kg/ngày glyburide).

Nghiên cứu trên chuột đã hỗ trợ cho giả thuyết rằng khi không có sulfonylurea thì chức năng của tế bào β bị suy giảm và sulfonylurea đã giúp

cho tế bào β khỏe mạnh. Những bệnh nhân có hội chứng DEND nặng nói

chung là kém đáp ứng với sulfonylurea. Ngược lại, những bệnh nhân có hội chứng DEND ít nặng hơn như trong trường hợp có đột biến p.V59M thường

đáp ứng tốt với sulfonylurea. Những trường hợp không đáp ứng với sulfonylurea thường do hậu quả của việc không đóng được kênh KATP là

những trường hợp có hội chứng DEND nặng, phản ánh mức độ ức chế nơ ron

thần kinh. Hầu hết bệnh nhân cho dù có lớn tuổi hoặc có biểu hiện thần kinh thì ít nhất cũng đáp ứng một phần với sulfonylurea được thể hiện qua sự cải thiện mức glucose máu khi giảm liều insulin mặc dù một số bệnh nhân cần liều cao sulfonylurea hoặc phải dùng thêm thuốc khác. Nhiều nghiên cứu báo cáo ca bệnh đã chứng minh sự cải thiện tâm thần kinh ở những bệnh nhân có hội chứng DEND trung bình bao gồm những bệnh nhân có đột biến p.V59M, p.G53D và p.H46L. Bệnh nhân có biểu hiện chậm vận động nặng, hoặc chậm nhận thức và ngôn ngữ ở nhiều độ tuổi khác nhau đã cải thiện đáng kể những triệu chứng này sau điều trị vài tháng, tuy nhiên không thể hồi phục hoàn

toàn. Hơn nữa một trường hợp bệnh nhân có hội chứng DEND nặng đã cải thiện có ý nghĩa các biểu hiện thần kinh đặc biệt khi dùng sulfonylurea liều cao (2,3 mg/kg/ngày glyburide/glibenclamide) so với liều thông thường (<1 mg/kg/ngày) [70].

Muhlendahl và cs [14] nghiên cứu 57 bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh: 26/57

bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh vĩnh viễn, 18 bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh tạm thời, 13 bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh tạm thời tái phát khi 7-20 tuổi. Nghiên cứu đã đánh

giá 123 công bố khoa học về ĐTĐ sơ sinh từ 64 trung tâm của 17 quốc gia cho thấy: 20 bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh tạm thời chưa có biểu hiện tái phát, giai

đoạn ĐTĐ kéo dài từ 17-1914 ngày. 8 trẻ được theo dõi đến 7-19 tuổi, 4 bệnh

nhân tuổi từ 4 tháng - 4 tuổi có phát triển tâm thần bình thường. Hai bệnh nhân song sinh chậm phát triển tâm thần nhẹ trong đó có một bệnh nhân có biểu hiện co giật và tim bẩm sinh phức tạp. Khơng có bệnh nhân nào có bệnh não bé. Nghiên cứu đánh giá 13 bệnh nhân ĐTĐ sơ sinh tạm thời [14], 12 trẻ

gái và một trẻ trai có biểu hiện ĐTĐ tái phát muộn, cả 13 trẻ này đều có chậm phát triển trong tử cung, giai đoạn ĐTĐ kéo dài 14 - 325 ngày và giai đoạn hồi phục kéo dài 7-20 tuổi. Chậm phát triển tâm thần nhẹ gặp ở hai trẻ song sinh.

Khi nghiên cứu các báo cáo về ĐTĐ sơ sinh vĩnh viễn, có 8/18 bệnh nhân khởi phát ĐTĐ khi 3 ngày tuổi. Bệnh nhân được theo dõi đến 8-32 tuổi, 1 bệnh nhân tử vong khi 15 tuổi không rõ nguyên nhân, 9 bệnh nhân phát triển tâm thần bình thường. Có hai bệnh nhân có chậm phát triển tâm thần trung bình, một trong hai bệnh nhân này có chậm phát triển trong tử cung

nhưng anh trai sinh đơi khỏe mạnh bình thường với cân nặng lúc sinh bình

thường. Hai bệnh nhân chậm phát triển tâm thần nặng. Khơng có thơng tin về

phát triển tâm thần ở 5 bệnh nhân. Một bệnh nhân có vi phình mạch ở vùng quanh giác mạc của mắt phải khi 15 tuổi nhưng sau đó tự mất. Khơng có báo cáo về bệnh mao mạch [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đột biến gen, lâm sàng và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)