Điều chỉnh tương ứng với những thay đổi trong

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học đại cương: Phần 1 (Trang 56 - 60)

II. SỰ ĐIỀU CHỈNH TƯƠNG ỨNG VỚI NHỮNG THAY ĐỔ

1. Điều chỉnh tương ứng với những thay đổi trong

thu nhập

Ở chương trước, chúng ta đã xem xét độ co giãn về thu nhập của cầu mô tả phản ứng của lượng cầu đối với nhứng thay đổi thu nhập của người tiêu dùng khi cá yếu tố khác giử nguyên. Với những sở thích và giá cả đã cho, sự điều chỉnh theo một mức thay đổi trong thu nhập được thể biện ở hình 3-7 dưới đây:

Hình 3-7: Tác động của sự thay đổi thu nhập của người tiêu dùng

o »

~N

O&O

Hình 3-7 cho thấy, người tiêu dùng có thu nhập là 50 ngàn đồng/tuần, chấp nhận đường ngân sách AF và chọn điểm C là

nơi thỏa dụng được tối đa hóa. Bây giờ giá định thu nhập của

người tiêu dùng tăng từ 50 ngàn đồng lên 80 ngàn đồng/tuân. Giá của mỗi đơn vị thực phẩm và của mỗi đơn vị quần áo vẫn là 5 ngàn đồng và 10 ngàn đồng. Với thu nhập cao hơn, người tiêu dùng có thể mua được nhiều hơn một hoặc ca hai mat hang. Đường ngân sách dịch chuyển lên trên từ AF đến A'F'.

Để tìm vị trí chính xác của đường ngàn sach mdi A’F’, chúng ta cần tính tốn sức mua của ngn thu nhập mới đối với hai mặt hàng này. Chúng ta tính các điểm nút nơi mà tất cả thu nhập được sử dụng để mua một mặt hàng. Điểm A’ cho thấy 80 ngàn đồng có thể mua được nhiều nhất là 8 đơn vị quân áo với giá 10 ngàn đồng một đơn vị. Điểm F' cho thấy 80 ngàn đồng có thể mua được 16 đơn vị thực phẩm với giá 5 ngàn đồng một đơn vị. Nối hai điểm này lại ta có đường A'F'. Vì độ dốc của đường ngân sách chỉ phụ thuộc vào giá cả tương đối của hai mặt hàng, mà giá các mặt hàng này không thay đổi, nên đường A'F' mới sơng song với đường AF ci

Người tiêu dùng sẽ chọn điểm nào trên A'ƑF”? Người tiêu dùng sẽ chọn điểm C’ ở đó đường ngân sách mới tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất có thế đạt được. Thế nhưng, vị trí của điểm C° này phụ thuộc vào biểu đồ của các đường bàng quan mô tả sở thích của người tiêu dùng.

Hình 3-7 cho thấy một trường hợp trong đó sở thích của người tiêu dùng bao gồm cả hai đặc tính Một sự gia tăng trong thu nhập từ 50 ngàn đồng lên 80 ngàn đồng làm địch chuyển từ điểm C (2 đơn vị quần áo, 6 đơn vị thực phẩm: lên điểm CŒ' (4 đơn vị quần áo, 8 đơn vị thực phẩm). Như vậy, một sự gia tăng 60% trong thu nhập tạo nên một sự gia tăng 100% về số đơn vị quân áo, điều này khẳng định quần áo là một loại hàng

xa xỉ vì có độ co giãn về thu nhập vượt qua một đơn vị. Tương tự như vậy, một mức gia tăng 60% trong thu nhập tạo ra mỘt

sự gia tăng 33% về lượng câu đối với thực phẩm. Như vậy, độ co giãn của câu đối với thực phẩm là (0,33/0,6) = 0,55, điều này cho thấy thực phẩm là một loại hàng bình thường (độ co giãn đối với thu nhập lớn hơn 0) nhưng là hàng thiết yếu (độ co giãn về thu nhập nhỏ hơn 1)

Ngược lại, hình 3-8 minh họa một trường hợp trong đó sở thích của người tieu dùng làm cho thực phẩm trở thành một loại hàng thứ cấp với lượng cầu giảm khi thu nhập tăng. Tại điểm C' trên đường ngân sách A'F” nhu câu về thực phẩm tại điểm C trên đường ngân sách AT, tương ứng với một nguồn thu nhập thấp hơn.

Hình 3-8: Sự gia tăng trong thu nhập làm giảm cầu đối với hàng thứ cấn o > Quan ao ~^ hÐ Gị Án “ho Ơn ¬ 0 2 4 6 8 1% 12 44 {6 61

Hình 3-8 cho thấy; khi thu nhập tăng từ 50 ngàn đồng lên 80 ngàn đồng, đường ngân sách dịch chuyến song song từ AF lên A'F'. Nếu thực phẩm là một loại hàng thứ cấp thì lượng cầu sẽ giảm khi thu nhập tăng. Khi đó người tiêu dùng sẽ dịch chuyển từ C đến C` khi thu nhập tăng.

Một sự giảm sút trong thu nhập, có ảnh hưởng hoàn toàn ngược lại. Đường ngân sách dịch chuyển xuống đưới nhưng vẫn song song với đường ngân sách ban đầu. Khi cả hai loại hàng đều là hàng bình thường, thu nhập thấp hơn của người tiêu dùng sé làm giảm lượng câu đối với cả hai loại hàng đó. Nếu một loại hàng là hàng thứ cấp thì lượng câu sẽ thực sự tăng lên khi thu nhập giảm xuống. Khi thu nhập giảm xuống nhưng giá cả vấn giữ nguyên, người tiêu dùng không thể mua được nhiều hơn cả hai loại hàng củng một lúc.

9. Điều chỉnh tương ứng với thay đổi về giá cả Một sự gia tăng trong giá của một mặt hàng sẽ làm giảm lượng cầu của mặt hàng đó khi các điều kiện khác giữ nguyên. Độ co giãn của cầu xác định sự phản ứng này và độ co giãn càng lớn thì càng dễ thay thế các hàng hóa khác mà giá cả chưa tăng lên. Độ co giãn chéo của cầu để xác định phản ứng của lượng câu về một mặt hàng đối với sự thay đổi về giá của một mặt hàng khác. Một su gia tăng trong giá của một mặt hàng X có xu hướng làm tăng lượng cầu của mặt hàng Y khi hai mặt hàng có thể thay thế cho nhau, nhưng lại có xu hướng làm giảm lượng cầu của mặt hàng Y khi hai mặt hàng này là hàng hỗ trợ cho nhau.

Dựa trên mơ hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng ở ví dụ trên, cho một người tiêu dùng có thu nhập là ðO ngàn đồng/tuần với giá một đơn vị quần áo là 1Ô ngàn đồng và giá mỗi đơn vị thực phẩm là 5 ngàn đồng. Giả thiết rằng giá một

đơn vị thực phẩm tăng lên 10 ngàn đồng, giá quần áo không thay đổi, 50 ngàn đồng vẫn mua được õ đơn vị quần áo, khi tất cả thu nhập dành cho quần áo. Điểm A vẫn nằm trên đường ngân sách mới cũng như trên đường ngân sách củ. Nhưng khi tất cả thu nhập đành cho thực phẩm, 50 ngàn đồng chỉ mua được 5 đơn vị thực phẩm với giá 10 ngàn đồng một đơn vị, thay vì mua được 10 đơn vị với giá 5 ngan đồng như trước kia. Như thế điểm nút tận cùng của đường ngân sách dịch chuyển từ F đến F' khi giá một đơn vị thực phẩm tăng gấp đối. Nối hai điểm nút này để tạo nên đường ngân sách AF”. Như vậy, ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học đại cương: Phần 1 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)