Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh giai đoạn 2010-2016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 30 - 36)

Năm Tổng vốn đăng ký (triệu đô la Mỹ) Tổng vốn thực hiện (triệu đô la Mỹ) Số dự án được cấp phép 2010 2.555,0 1.101,0 40 2011 945,0 1.210,0 25 2012 465,0 369,0 19 2013 215,5 158,9 12 2014 294,1 199,4 11 2015 556,1 316,9 13 2016 455,6 264,4 17

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp FDI lần lượt tăng theo hàng năm năm 2010 là 265.106,6 tỷ đồng, năm 2012 là 285.467 tỷ đồng, năm 2013 là 328.205,3 tỷ đồng, năm 2014 là 356.455,5 tỷ đồng và năm 2015 là 364.018 tỷ đồng; cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh bình quân giai đoạn 2010-2015 của các doanh nghiệp FDI khoảng 61,1%.

Bảng 3.8. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân (SXKD BQ) năm của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

Năm BQ năm (tỷ đồng) Tổng Vốn SXKD BQ năm DN FDI (tỷ đồng) Vốn SXKD Cơ cấu vốn

(%) 2010 412.421 265.107 64,28 2012 474.972 285.467 60,10 2013 558.586 328.205 58,76 2014 586.214 356.456 60,81 2015 590.504 364.018 61,65

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016 - FDI và xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI đã có những bước tăng trưởng khá nhanh, trở thành một đầu tàu quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh. Khơng tính dầu khí, xuất khẩu của doanh nghiệp ĐTNN trong giai đoạn 2001-2005 đạt 181 triệu USD, chiếm 18% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Riêng trong năm 2005, xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đã đạt tới 87 triệu USD, chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Năm 2012 xuất khẩu của khu vực

này đạt 1.723 triệu USD, chiếm 78,2% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh, cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước là 63%. Giai đoạn 2011-2015, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tính cả dầu khí là 70,890 tỷ USD, đạt 227,12%, trong đó mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như: thép (2,289 tỷ USD), hải sản (1,751 tỷ USD), sản phẩm cơ khí (1,745 tỷ USD), vải giả da (699 triệu USD), sản phẩm giả da (648 triệu USD), da thuộc (563 triệu USD), giày da (384 triệu USD).

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của khu vực FDI thay đổi nhanh chóng trong vịng 10 năm qua. Các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày cũng giảm mạnh tỷ trọng. Như vậy, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chuyển nhanh từ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động sang ngành công nghiệp nặng, chế tạo.

FDI và phát triển khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn.

Để thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng, tỉnh đã đẩy nhanh hình thành hệ thống các KCN tập trung từ năm 1996 nhằm đáp ứng cơ sở hạ tầng và tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tính đến tháng 6 năm 2017, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quy hoạch phát triển 15 khu cơng nghiệp, tổng diện tích khoảng 8.510 ha, trong đó có 09 khu đang hoạt động5. Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho th của 13/15 khu cơng nghiệp có thể cho thuê là 1.809,38 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 36,58%. Nếu chỉ tính 09 khu cơng nghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy đạt 61,58%, có 294 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14,694 tỷ USD. Trong 5 năm (2011-2015) các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã thu hút thêm 15.740 lao động, nâng tổng số lao động trong các khu công nghiệp đến năm 2015 là 48.040 lao động. Nhìn chung, lực lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp FDI có trình độ cao hơn mặt bằng chung của lao động cơng nghiệp tồn tỉnh. Tỉnh đã chọn khu công nghiệp Phú Mỹ 3 làm Khu công nghiệp chuyên sâu gồm 4 phân khu chính: Khu cơng nghiệp đa ngành và cơng nghiệp hỗ trợ, Khu

công nghiệp nặng, Khu cảng và logistics, Khu dịch vụ tiện ích. Hiện nay đang xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 và Khu công nghiệp Đá Bạc. Các KCN thu hút nhiều ngành nghề với dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp hỗ trợ, cơng nghiệp sử dụng ngun nhiên liệu là khí đốt, gắn liền với phát triển hệ thống cảng và các ngành chế biến nông, lâm, hải sản, dệt may, da giày, điện, sắt thép, phân bón, …đặc biệt là 02 dự án điện BOT và các dự án thuộc ngành thép, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm điện – thép lớn của Việt Nam hiện nay.

Bảng 3.9. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp giai đoạn 2011-2015

Năm

Giá trị SXCN doanh nghiệp FDI

(tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp FDI (%) Tỷ trọng doanh nghiệp FDI

(%) 2011 22.653 13,02 48,72 2012 31.737 40,1 61,99 2013 32.240 1,58 62,0 2014 32.680 1,36 60,0 2015 33.700 3,12 62,0 Tổng 5 năm 153.010 BQ 5 năm 11,84

Nguồn: Báo cáo giai đoạn 5 năm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp

Giai đoạn 2011-2015, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã điều chỉnh giảm số lượng cụm cơng nghiệp quy hoạch cịn 13 cụm, tổng diện tích 489 ha; đến nay đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 07 cụm, trong đó có 05 cụm đang xây dựng hạ tầng6. Có 4 cụm công nghiệp đã thu hút được 11 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 3.621 tỷ đồng, tổng số vốn đầu tư thực hiện 3.571 tỷ đồng. Trong đó có 09 dự án đã đi vào hoạt động. Các sản phẩm công nghiệp phát triển trong các cụm công nghiệp như: may mặc, dệt sợi, gạch không nung.

Hiệu quả xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- FDI và thay đổi về cơ cấu dân số thành thị - nông thôn

Bà Rịa – Vũng Tàu với tỷ trọng ngành công nghiệp rất cao trong GDP, nhưng cơ cấu dân số thành thị - nông thôn và cơ cấu lao động lại không thể hiện thực tế này. Từ 2001 đến 2012, khu vực FDI phát triển nhanh cả về quy mơ và đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh, song hoạt động của khu vực có vốn nước ngồi ít tác động đến chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn. Đến năm 2016, dân số của tỉnh có hơn 01 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm 39,8% và nông thôn chiếm 60,2%.

- FDI, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động

FDI và tạo việc làm: Lao động trong khu vực doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng tưởng khá ấn tượng, đạt trung bình 44,2% năm giai đoạn 2006-2009, cao hơn gần 18 lần so với tốc độ tăng lực lượng lao động của cả tỉnh.

FDI và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành: Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn không khác nhiều so với xu hướng chung của cả nước và các tỉnh công nghiệp khác. Năm 2012, lao động trong khu vực nơng – lâm – ngư nghiệp cịn 33,3%; công nghiệp 19%; xây dựng 7%; và dịch vụ 40,5%.

Ngành cơng nghiệp với đóng góp rất cao của khu vực FDI nhưng chỉ tạo việc làm cho hơn 19% tổng số lao động có việc làm của tỉnh. Trong khi đó, 33,3% lao động nơng nghiệp chỉ đóng góp hơn 4% vào GDP trên địa bàn. Như vậy, sự phát triển nhanh về quy mô của khu vực FDI chủ yếu sử dụng lao động địa phương, không gây ra làn sóng thu hút lao động từ các tỉnh khác đến. Đặc điểm của FDI được thu hút vào tỉnh là tập trung trong ngành công nghiệp nặng, công nghiệp tập trung vốn và sử dụng ít lao động.

FDI và chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: Khu vực FDI tạo ra 50% giá trị tăng thêm trên địa bàn, 62,7% giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng chỉ tuyển dụng 8,13% tổng số lao động có việc làm. Do đó, gần 92% số việc làm được tạo ra trong khu vực kinh tế trong nước, trong đó chủ yếu là khu vực ngoài nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là phần lớn FDI tập trung vào một số ngành công nghiệp nặng, khai thác cảng biển, sử dụng ít lao động cho nên suất đầu để tạo thêm 1 việc làm mới là rất cao.

- FDI và đào tạo lao động

Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động của tỉnh cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Lao động đã qua đào tạo tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, với tốc độ tăng trung bình đạt hơn 11%/năm giai đoạn 2002- 2005 và 15,2%/năm giai đoạn 2006-2012. Nhờ đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt khoảng 55% năm 2012, trong khi đó cả nước là 40%.

Cơ cấu vốn đăng ký có sự khác nhau nhất định giữa Bà Rịa - Vũng Tàu với một số tỉnh trong khu vực, mặc dù có điểm chung là tỷ lệ cho nhóm ngành chế tạo đều khá cao. Đầu tư nước ngồi vào Tỉnh có tới 42% thuộc ngành chế tạo, trong khi tỷ lệ này là 66% ở Đồng Nai, 76% ở Bình Dương và 30% ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do đặc điểm thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh nên Bà Rịa - Vũng Tàu đến nay chưa phải chịu áp lực lớn về nhu cầu lao động tăng nhanh. Nhưng nếu như đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến chế tạo tiếp tục tăng lên trong những năm tới thì có thể sẽ tạo nên những khó khăn nhất định cho tỉnh. Mặc dù nguồn lao động của tỉnh vẫn khá dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông và chưa qua đào tạo. Cho nên thách thức đối với tỉnh không phải là số lượng lao động, mà là lao động được đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu ngành gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.

Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngồi qua tác động mơi trường

- Hiện tỉnh có 5 KCN đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung và đưa vào vận hành. Nước thải sau khi xử lý tại các nhà máy trong các KCN đều đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN và tiếp tục xử lý tập trung trước khi thải ra mơi trường. Ngồi ra, hiện có 03 KCN đang triển khai đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, gồm: Cái Mép, Phú Mỹ II và Mỹ Xuân B1 – Conac.

- Hầu hết các dự án đầu tư thứ cấp trong các KCN có phát sinh nước thải công nghiệp trong quá trình hoạt động đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ và đã hồn tất đấu nối thốt thải vào hệ thống thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN, ký hợp đồng tái xử lý nước thải với chủ đầu tư hạ tầng. Đối với các

dự án bên ngoài KCN thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường, hiện đã có 34/36 dự án lập thủ tục môi trường trước khi đi vào hoạt động, trong đó có 28 dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, còn lại hầu hết là các dự án du lịch đang trong giai đoạn xây dựng và thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng.

Nhìn chung, với những kết quả đạt được về thu hút và giải ngân FDI trong những năm qua, FDI thực sự là một nguồn vốn quan trọng của tỉnh, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn, đặc biệt là tăng trưởng ngành công nghiệp. FDI cũng là động lực chính đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa với tỷ trọng cơng nghiệp rất cao trong GDP từ đó góp phần tạo ra một số ngành cơng nghiệp mới có mật độ tập trung cao trên địa bàn (nhiệt điện, sản xuất thép). FDI đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành chế tạocó quy mơ lớn, sử dụng cơng nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến.

Tính lũy kế đến thời điểm cuối năm 2016, cơ cấu các nhà đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu có điểm khác biệt so với các tỉnh khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Tỷ lệ đầu tư của các nhà đầu tư như Hoa Kỳ (lớn nhất với 5,429 tỷ đô la), Ca-na-đa (vị trí thứ 2 với 4,265 tỷ đơ la), Hàn Quốc (vị trí thứ 4 với 3,411 tỷ đơ la) là khá cao. Đầu tư của khu vực ASEAN không cao7 ngoại trừ Thái Lan, xếp vị trí thứ 3 với 3,816 tỷ đơ la. Loại trừ yếu tố theo ngành, tỷ lệ đầu tư từ các nước có cơng nghệ phát triển cao là một trong những điểm quan trọng gắn liền với cơ hội chuyển giao công nghệ trong dài hạn. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 5, Singapore đứng thứ 6, Pháp đứng thứ 7, Hà Lan thứ 8, Đài Loan đứng thứ 9. Tuy nhiên, năm 2016, Vương Quốc Anh là nhà đầu tư lớn nhất với 3 dự án mới và 184 triệu đô la Mỹ và Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai với 7 dự án mới và 111,82 triệu đô la Mỹ. Vốn đăng ký vào tỉnh chủ yếu ngành chế biến, chế tạo, số cịn lại thu hút vào dịch vụ và khơng có dự án vào ngành nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)