2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB
XDCB TỪ NSNN GIAI ĐOẠN 2016-2020
3.1.1.Mục tiêu và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cà Mau giai đoạn 2016 – 2020
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, hình thành cơ cấu kinh tế mới: cơng nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp – thủy sản. Huy động các nguồn lực đầu tư cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo đồng bộ và kết nối cao. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục cải cách hành chính, phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chủ động ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và ơ nhiễm môi trường.
3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cà Mau phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt. Phấn đấu đến 2020 thành phố có kinh tế xã hội phát triển, năng động và bền vững; là trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn của khu vực ĐBSCL với một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, viễn thông, bảo hiểm…
Phát triển kinh tế - xã hội luôn chú ý gắn chặt với việc phát triển đơ thị, bố trí, sắp xếp các khu đô thị chức năng hợp lý; phát triển các khu hành chính -chính trị của tỉnh ở Phường 1, Phường 2 và Phường 7, phát triển các trung tâm thương mại dịch vụ đồng thời xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ và hiện
đại sớm đưa thành phố Cà Mau trở thành thành phố văn minh, hiện đại xứng tầm đô thị loại II của cả nước để trong tương lai có thể trở thành thành phố loại I trực thuộc tỉnh giai đoạn sau năm 2020.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội và phúc lợi cơng cộng; nâng cao dân trí đồng thời bảo vệ mơi trường sinh thái và giải quyết vấn đề môi trường đô thị, đảm bảo phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, gắn với củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh; củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh.
Về mặt xã hội, thành phố Cà Mau sẽ trở thành một trong những trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ lớn ở vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.
Q trình phát triển phải thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong từng thời kỳ để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
3.1.2. Phương hướng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn thành phố Cà Mau thành phố Cà Mau
Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và giữ vai trị trọng yếu trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng. Hàng năm, Ngân sách thành phố dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản góp thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ văn minh. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung trong các địa phương trong cả nước, chất lượng hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung và thành phố Cà Mau nói riêng cịn hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, việc nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Một là, việc quản lý đối với đầu tư xây dựng cơ bản phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.
Hai là, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn thành phố cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước.
Ba là, để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Xây dựng cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thốt nguồn lực tài chính của Nhà nước.
Bốn là, cần nâng cao chất lượng quản lý đối với cơng tác thanh tốn, quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của thành phố Cà Mau theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thốt, lãng phí hay tham ơ, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm tốn và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.
Năm là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về đầu tư từ NSNN. Sớm hồn thành việc rà sốt, phân loại đối với những dự án, cơng trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn. Đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn.
Sáu là, giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự tốn, thiết kế bản vẽ thi cơng, tổ chức đấu thầu và thi công. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của HĐND theo các nguồn vốn phân cấp về cấp thành phố. Đặc biệt, thời gian tới, cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn.