3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Nhằm đảm bảo tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu liên quan đến thực trạng sản xuất của nơng hộ, do đó một số nơng hộ được lựa chọn để khảo sát theo phương pháp thuận tiện và hạn mức có dựa theo các tiêu chí phân tầng như diện tích đất, cơ cấu sản xuất. Việc phân loại hộ được thực hiện theo quan sát và hướng dẫn của cán bộ địa phương, tại mỗi hộ phỏng vấn người hiểu biết nhất về sản xuất nông nghiệp. Tại mỗi xã thực hiện phỏng vấn 50 hộ.
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 hộ nông dân thuộc 3 xã: Trường Long Tây (đại diện xã trồng lúa), Thạnh Xuân (đại diện xã trồng cây ăn trái) và xã Tân Phú Thạnh (đại diện cho xã có cơng nghiệp) thuộc huyện Châu Thành A. Số liệu điều tra được thực hiện qua Bảng phỏng vấn nông hộ. Bảng phỏng vấn được xây dựng thông qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nơng thơn, và sau đó tham khảo ý kiến thêm của cán bộ nông nghiệp tại huyện. Bảng phỏng vấn gổm 5 phần, phần 1 nói về đặc điểm của hộ nơng dân, phần 2 tình hình sản xuất nơng nghiệp, phần 3 việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phần 4 nguồn thu nhập của gia đình và phần 5 là hiệu quả của chuyển đổi cây trồng/vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Bảng câu hỏi phỏng vấn được đính kèm trong phụ lục 1.
- Số liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo ngành, niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành A, thông tin từ cán bộ quản lý địa phương và tham khảo các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu
3.2.3.1 Đối với mục tiêu (1): Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang từ năm 2010-2014.
Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê và báo cáo tổng kết năm 2014 của huyện sẽ được sử dụng theo phương pháp phân tích thống kê mơ tả nhằm phản ánh thực trạng về phát triển kinh tế và thực trạng sản xuất của vùng nghiên cứu.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và moh; và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu, bao gồm: các đặc điểm của nơng hộ (số lao động, diện tích đất sản xuất, quy mơ vốn, trình độ sản xuất).
3.2.3.2 Đối với mục tiêu (2): Đánh giá thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trong sản xuất nông nghiệp và thu nhập của hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu này được thực hiện thơng qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình chuyển đổi trong sản xuất nơng nghiệp như: yếu tố sản xuất; yếu tố thị trường tiêu thụ; chính sách hỗ trợ và hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện.
Bên cạnh đó, thực trạng chuyển dịch cũng được làm rõ thông qua việc đánh giá thu nhập của hộ nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập: thu nhập của hộ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội tại nơi mà hộ đang sinh sống. Do đó, trong nghiên cứu này, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân được ước lượng thông qua phương pháp
hồi qui nhằm mục đích xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa thu nhập của hộ nông dân và các yếu tố giải thích.
Mơ hình hàm thu nhập có dạng tổng quát như sau: Thu nhập = f(X1, X2, X3, X4, X5)
Mơ hình ước lượng hàm thu nhập dười dạng Ln cụ thể như sau: lnY = b0 + b1lnX1 + b2lnX2 + …. + bnlnXn + ui
Trong đó, Y là thu nhập của hộ nơng dân; bi là các tham số ước lượng. Xi là các biến số giải thích sự biến động của biến số phụ thuộc Y, bao gồm số lao động tạo thu nhập, diện tích đất sản xuất, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, và hoạt động trồng trọt, và sai số ước lượng (ui). Các biến giải thích của mơ hình được định nghĩa cụ thể như sau:
Diện tích đất sản xuất (X1): Diện tích đất được sử dụng cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp (đơn vị tính 1000m2).
Số lao động tạo thu nhập (X2): Như đã trình bày trong mơ hình chuyển đổi trong sản xuất nêu trên, đây là số lao động tạo ra thu nhập, lao động của hộ là những thành viên có độ tuổi từ 15 - 60 và số còn lại là những thành viên phụ thuộc.
Mức độ chuyển dịch là số hoạt động tạo thu nhập (X3): được mô tả bằng số hoạt động mà các thành viên trong hộ tham gia. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức độ chuyển dịch càng cao sẽ góp phần tăng thu nhập (Minot, 2003; Block và Webb, 2001). Vì vậy, mức độ chuyển dịch được mong đợi tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ.
Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp (X4): Đây là thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ. Tỷ trọng này càng cao sẽ tác động làm tăng thu nhập của nơng hộ (Đơn vị tính: triệu đồng).
Thu nhập từ hoạt động trồng trọt (X5): Đây là thu nhập từ ngành trồng trọt trong tổng thu nhập đối với nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao. Kỳ vọng thu nhập từ trồng trọt cao sẽ góp phần tăng thu nhập cho nơng hộ. (Đơn vị tính: triệu đồng).
Bảng 3.2. Tóm lược và kỳ vọng dấu của các biến giải thích trong mơ hình
Biến Diễn giải Đơn vị
tính
Kỳ vọng dấu (+,-)
Đất đai Diện tích đất canh tác 1.000 m2 +
Lao động Số lao động thực tế đang làm
việc lao động +
Mức độ chuyển
dịch Số hoạt động tạo thu nhập hoạt động +
Thu nhập từ phi nông nghiệp
Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp triệu đồng + Thu nhập từ trồng trọt Thu nhập từ hoạt động trồng trọt triệu đồng +
Sau cùng, thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ được làm rõ qua kết quả phân tích hiệu quả từ hoạt động chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
Hiệu quả tài chính: được xác định dựa theo phương pháp phân tích và so sánh thu nhập giữa các loại hình của các hộ nông dân: tham gia chuyển đổi và chưa chuyển đổi.
Điểm mạnh của phương pháp này là giúp cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp phân tích này đó là: một số vấn đề khơng thể lượng hóa bằng tiền nên việc ước lượng và so sánh tương đối khó khăn. Vì vậy, trong q trình phân tích sẽ đưa ra một số giả định phù hợp với thực trạng nghiên cứu.
3.2.3.3 Đối với mục tiêu (3): Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá
trình chuyển đổi trong sản xuất nơng nghiệp góp phần ổn định thu nhập của hộ nông dân trong thời gian tới.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu, kinh nghiệm về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên thế giới và tại Việt Nam cùng với nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê, các quy hoạch, báo cáo của địa phương và kết quả phỏng vấn trực tiếp 150 hộ nông dân tại huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni góp phần cải thiện thu nhập của hộ nông dân thời gian tới được tốt hơn.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
- Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội (vĩ mô) cấp huyện và xã.
Giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm).
Diện tích đất sản xuất (cơng = 1000m2
). Lao động trong các ngành.
- Một số chỉ tiêu của hộ nông dân: Các yếu tố nhân khẩu học của chủ hộ; Qui mô hộ (nhân khẩu, lao động); Nguồn lực sinh kế (đất đai, vốn, tài sản…); Hoạt động sinh kế (sản xuất, kinh doanh…); Nguồn thu nhập.
Tóm lại, chương này đã trình bày các nội dung chính bao gồm:
- Giới thiệu một số đặc điểm cơ bản của huyện Châu Thành A, các đặc điểm tự nhiên, các đặc điểm kinh tế xã hội, khái quát tình hình và kết quả hoạt động của huyện Châu Thành A trong 5 năm qua.
- Nguồn số liệu thu thập và phương pháp phân tích được mơ tả chi tiết nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài cũng như xây dựng các mơ hình ước lượng để đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp tác động đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành A.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ mô tả về địa bàn nghiên cứu, những kết quả nổi bật và đặc điểm của mẫu số liệu điều tra, phân tích số liệu cũng như đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc chuyển đổi sản xuất của nông hộ.