3.1.2. Các đặc điểm tự nhiên
Về đường bộ, Huyện tiếp giáp với thành phố Cần Thơ với các tuyến Quốc lộ 1A, đường nối Vị Thanh với Thành phố Cần Thơ và đường Bốn Tổng - Một Ngàn, có tuyến Quốc lộ 61 đi qua; về đường thủy có kênh xáng Xà No, kênh KH9. Châu Thành A được xem là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nơi có nhiều lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ - công nghiệp và kinh tế - xã hội (có khu cơng nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh). Sau khi được tái lập năm 2001, huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trở thành địa phương phát triển năng động trong tỉnh Hậu Giang.
Diện tích đất tự nhiên 16.062,99 ha, diện tích đất nông nghiệp 13.882,28 ha, chiếm 86,42% (đất sản xuất nông nghiệp 13.847,07ha, chiếm 99,746% và đất nuôi trồng thủy sản 35,21ha, chiếm 0,254%). Dân số trung bình 104.193 người, mật độ dân số 648,45 người/km2; dân số sống ở thành thị là 38.492 người, chiếm 36,94%, dân số sống ở nông thôn là 65.701 người, chiếm 63,06%.
3.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội
Bảng 3.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2014
Địa phƣơng Diện tích
(km2) Dân số trung bình (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/km2 ) 1. Thị trấn Một Ngàn 8,216 6.730 819,14 2. Thị trấn Cái Tắc 7,391 10.664 1.442,91 3. Thị trấn Rạch Gòi 11,387 9.873 867,05 4. Thị Trấn Bảy Ngàn 14,096 11.225 796,32 5. Xã Trường Long Tây 22,641 8.141 359,57 6. Xã Trường Long A 28,019 10.839 386,84 7. Xã Tân Hòa 20,320 11.867 584,01 8. Xã Nhơn Nghĩa A 15,967 10.017 627,34 9. Xã Thạnh Xuân 17,548 10.952 624,13 10. Xã Tân Phú Thạnh 15,045 13.885 922,88 Tổng số 160,630 104.193 648,65
Trước đây, người dân huyện Châu Thành A chỉ quen độc canh cây lúa, mỗi năm 3 vụ. Những năm gần đây, nông nghiệp đã phát triển theo hướng đa canh, xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất bền vững, có tính khoa học cao. Nếu như năm 2011, diện tích trồng màu ở Châu Thành A chỉ có 2.377 ha, thì năm 2014 đã là 3.060 ha. Người dân chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như: dưa hấu, khoai lang, bắp lai, đậu xanh, dưa leo, bí... thu lãi cao hơn trồng lúa 3 - 5 lần. Chi phí trồng các loại cây màu thấp, ít rủi ro và đầu ra cũng dễ dàng. Thương lái từ Cần Thơ, Kiên Giang... tìm đến tận rẫy để mua.
Mơ hình trồng rau màu, phong trào nuôi thủy sản của huyện phát triển nhanh và mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Mặc dù khơng có lợi thế như các huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp nhưng Châu Thành A lại có diện tích mặt nước khá rộng. Huyện định hướng phát triển thủy sản theo hướng đa dạng về con giống, chủng loại, vận dụng điều kiện thực tế cụ thể để phát triển các mơ hình ni: lươn, ba ba, rô phi, thát lát cườm, sặc rằn, tôm càng xanh...
Theo kế hoạch phát triển kinh tế, huyện Châu Thành A sẽ thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, các ngành nghề phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Tiếp tục phối hợp với tỉnh thực hiện dự án Cụm công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh, quy hoạch xây dựng Trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tại xã Nhơn Nghĩa A. Quy hoạch, đầu tư xây dựng, nâng cấp các trung tâm thương mại; các khu dân cư, tái định cư. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển tồn diện kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại - dịch vụ.
Về hạ tầng cơ sở, huyện Châu Thành A tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên các lĩnh vực: đường giao thông nông thôn, điện và chợ. Qua 5 năm triển khai, huyện đã xây dựng được hệ thống đường bê tông, đường nhựa đến tất cả các ấp, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ cho
người dân. Những tuyến đường lớn đi qua địa bàn huyện như: tỉnh lộ 931B, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, lộ nội ô thị trấn Một Ngàn; khu cơng nghiệp Tân Phú Thạnh đã hồn thành tạo điều kiện cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng tốc; thu hút nhiều nhà đầu tư, làm nên diện mạo mới của vùng quê bên dòng Xà No.
Trong 5 năm toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 27.259 lao động; xây dựng 52 căn nhà tình nghĩa, 182 căn nhà tình thương, 1.300 căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, khu vực II, khu vực III từng bước tăng lên, khu vực I giảm xuống. Hiện khu vực I chiếm 13,34% trong cơ cấu khu vực kinh tế, giảm 2,7%; khu vực II chiếm 51,73%, tăng 0,67%; khu vực III chiếm 34,93% là khu vực có mức tăng cao nhất là 2,03%. Qua 5 năm 2010-2014, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch khá theo hướng cơng nghiệp hóa, các thành phần kinh tế cũng phát triển đan xen nhau, kinh tế tư nhân, hộ cá thể tăng lên. Đời sống Nhân dân từng bước được nâng lên, giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2014 đạt 30,5 triệu đồng, tăng 15,9 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.
- Sản xuất nơng nghiệp có bước phát triển vượt bật, các mơ hình kinh tế tập thể, những mơ hình làm ăn có hiệu quả được nhân rộng và được nhân dân tích cực tham gia đã góp phần xây dựng kinh tế nơng nghiệp huyện nhà thêm vững chắc. Từ đó, giá trị sản xuất nơng nghiệp năm 2014 đạt 1.534 tỷ đồng gấp 3,5 lần so với năm 2004. Sản lượng lúa năm 2014 đạt 160.320 tấn, tăng gấp 1,75 lần so với năm 2004. Kinh tế tập thể phát triển nhanh về số lượng lẫn chất lượng, tồn huyện có 69 HTX (nơng nghiệp 41 HTX, phi nơng nghiệp 28 HTX), ngồi ra, cịn có 33 tổ hợp tác sản xuất và 16 câu lạc bộ Khuyến nông tăng gấp 3 lần so với năm 2004, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, xuất hiện một số mơ hình hợp tác xã hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần rất lớn giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ hầu hết các lĩnh vực đều tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2014 đạt 4.815 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Trên địa bàn huyện có khu Cơng nghiệp Tân Phú Thạnh đi vào hoạt động, thu hút được 35 doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư trong nước là 3.275 tỷ đồng và vốn ngoài nước là 45 triệu USD, đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của khu vực II và giải quyết việc làm cho lao động.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Nhằm đảm bảo tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu liên quan đến thực trạng sản xuất của nơng hộ, do đó một số nơng hộ được lựa chọn để khảo sát theo phương pháp thuận tiện và hạn mức có dựa theo các tiêu chí phân tầng như diện tích đất, cơ cấu sản xuất. Việc phân loại hộ được thực hiện theo quan sát và hướng dẫn của cán bộ địa phương, tại mỗi hộ phỏng vấn người hiểu biết nhất về sản xuất nông nghiệp. Tại mỗi xã thực hiện phỏng vấn 50 hộ.
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 hộ nông dân thuộc 3 xã: Trường Long Tây (đại diện xã trồng lúa), Thạnh Xuân (đại diện xã trồng cây ăn trái) và xã Tân Phú Thạnh (đại diện cho xã có cơng nghiệp) thuộc huyện Châu Thành A. Số liệu điều tra được thực hiện qua Bảng phỏng vấn nông hộ. Bảng phỏng vấn được xây dựng thông qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn, và sau đó tham khảo ý kiến thêm của cán bộ nông nghiệp tại huyện. Bảng phỏng vấn gổm 5 phần, phần 1 nói về đặc điểm của hộ nơng dân, phần 2 tình hình sản xuất nơng nghiệp, phần 3 việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phần 4 nguồn thu nhập của gia đình và phần 5 là hiệu quả của chuyển đổi cây trồng/vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Bảng câu hỏi phỏng vấn được đính kèm trong phụ lục 1.
- Số liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo ngành, niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành A, thông tin từ cán bộ quản lý địa phương và tham khảo các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu
3.2.3.1 Đối với mục tiêu (1): Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang từ năm 2010-2014.
Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê và báo cáo tổng kết năm 2014 của huyện sẽ được sử dụng theo phương pháp phân tích thống kê mơ tả nhằm phản ánh thực trạng về phát triển kinh tế và thực trạng sản xuất của vùng nghiên cứu.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và moh; và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu, bao gồm: các đặc điểm của nơng hộ (số lao động, diện tích đất sản xuất, quy mơ vốn, trình độ sản xuất).
3.2.3.2 Đối với mục tiêu (2): Đánh giá thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trong sản xuất nông nghiệp và thu nhập của hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu này được thực hiện thơng qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi trong sản xuất nơng nghiệp như: yếu tố sản xuất; yếu tố thị trường tiêu thụ; chính sách hỗ trợ và hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện.
Bên cạnh đó, thực trạng chuyển dịch cũng được làm rõ thông qua việc đánh giá thu nhập của hộ nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập: thu nhập của hộ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội tại nơi mà hộ đang sinh sống. Do đó, trong nghiên cứu này, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân được ước lượng thông qua phương pháp
hồi qui nhằm mục đích xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa thu nhập của hộ nông dân và các yếu tố giải thích.
Mơ hình hàm thu nhập có dạng tổng quát như sau: Thu nhập = f(X1, X2, X3, X4, X5)
Mơ hình ước lượng hàm thu nhập dười dạng Ln cụ thể như sau: lnY = b0 + b1lnX1 + b2lnX2 + …. + bnlnXn + ui
Trong đó, Y là thu nhập của hộ nơng dân; bi là các tham số ước lượng. Xi là các biến số giải thích sự biến động của biến số phụ thuộc Y, bao gồm số lao động tạo thu nhập, diện tích đất sản xuất, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, và hoạt động trồng trọt, và sai số ước lượng (ui). Các biến giải thích của mơ hình được định nghĩa cụ thể như sau:
Diện tích đất sản xuất (X1): Diện tích đất được sử dụng cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp (đơn vị tính 1000m2).
Số lao động tạo thu nhập (X2): Như đã trình bày trong mơ hình chuyển đổi trong sản xuất nêu trên, đây là số lao động tạo ra thu nhập, lao động của hộ là những thành viên có độ tuổi từ 15 - 60 và số còn lại là những thành viên phụ thuộc.
Mức độ chuyển dịch là số hoạt động tạo thu nhập (X3): được mô tả bằng số hoạt động mà các thành viên trong hộ tham gia. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức độ chuyển dịch càng cao sẽ góp phần tăng thu nhập (Minot, 2003; Block và Webb, 2001). Vì vậy, mức độ chuyển dịch được mong đợi tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ.
Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp (X4): Đây là thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ. Tỷ trọng này càng cao sẽ tác động làm tăng thu nhập của nơng hộ (Đơn vị tính: triệu đồng).
Thu nhập từ hoạt động trồng trọt (X5): Đây là thu nhập từ ngành trồng trọt trong tổng thu nhập đối với nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao. Kỳ vọng thu nhập từ trồng trọt cao sẽ góp phần tăng thu nhập cho nơng hộ. (Đơn vị tính: triệu đồng).
Bảng 3.2. Tóm lược và kỳ vọng dấu của các biến giải thích trong mơ hình
Biến Diễn giải Đơn vị
tính
Kỳ vọng dấu (+,-)
Đất đai Diện tích đất canh tác 1.000 m2 +
Lao động Số lao động thực tế đang làm
việc lao động +
Mức độ chuyển
dịch Số hoạt động tạo thu nhập hoạt động +
Thu nhập từ phi nông nghiệp
Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp triệu đồng + Thu nhập từ trồng trọt Thu nhập từ hoạt động trồng trọt triệu đồng +
Sau cùng, thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ được làm rõ qua kết quả phân tích hiệu quả từ hoạt động chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nơng nghiệp của hộ nơng dân.
Hiệu quả tài chính: được xác định dựa theo phương pháp phân tích và so sánh thu nhập giữa các loại hình của các hộ nông dân: tham gia chuyển đổi và chưa chuyển đổi.
Điểm mạnh của phương pháp này là giúp cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp phân tích này đó là: một số vấn đề khơng thể lượng hóa bằng tiền nên việc ước lượng và so sánh tương đối khó khăn. Vì vậy, trong q trình phân tích sẽ đưa ra một số giả định phù hợp với thực trạng nghiên cứu.
3.2.3.3 Đối với mục tiêu (3): Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá
trình chuyển đổi trong sản xuất nơng nghiệp góp phần ổn định thu nhập của hộ nông dân trong thời gian tới.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu, kinh nghiệm về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên thế giới và tại Việt Nam cùng với nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê, các quy hoạch, báo cáo của địa phương và kết quả phỏng vấn trực tiếp 150 hộ nông dân tại huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni góp phần cải thiện thu nhập của hộ nông dân thời gian tới được tốt hơn.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
- Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội (vĩ mô) cấp huyện và xã.
Giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm).
Diện tích đất sản xuất (cơng = 1000m2
). Lao động trong các ngành.
- Một số chỉ tiêu của hộ nông dân: Các yếu tố nhân khẩu học của chủ hộ; Qui mô hộ (nhân khẩu, lao động); Nguồn lực sinh kế (đất đai, vốn, tài sản…); Hoạt động sinh kế (sản xuất, kinh doanh…); Nguồn thu nhập.
Tóm lại, chương này đã trình bày các nội dung chính bao gồm:
- Giới thiệu một số đặc điểm cơ bản của huyện Châu Thành A, các đặc điểm tự nhiên, các đặc điểm kinh tế xã hội, khái quát tình hình và kết quả hoạt động của huyện Châu Thành A trong 5 năm qua.
- Nguồn số liệu thu thập và phương pháp phân tích được mơ tả chi tiết nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài cũng như xây dựng các mơ hình ước lượng để đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp tác động đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành A.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ mô tả về địa bàn nghiên cứu, những kết quả nổi bật và đặc