Hiệu quả chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 56 - 59)

4.3. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất

4.3.3. Hiệu quả chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân

dân

- Mức độ chuyển đổi và thu nhập

Bảng 4.17. Mức độ chuyển đổi trong sản xuất và thu nhập

Chỉ tiêu Hoạt động chuyển đổi Tỷ trọng trong tổng thu nhập nông nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Hoạt động Trồng lúa 23 25,55 34,84 Trồng màu 1 1,11 1,51 Chăn nuôi 7 7,77 10,61 Thủy sản 8 8,88 12,12 Làm vườn 51 56,69 77,27 Hoạt động khác 0 Tổng cộng 90 100 100

Nguồn: Số liệu khảo sát 2015

Từ kết quả trên cho thấy mức độ đóng góp của hoạt động chuyển đổi vào thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân. Bảng 4.17. cũng thể hiện được việc chuyển đổi của nông hộ chuyển sang 3 lĩnh vực: trồng màu, chăn nuôi và thủy sản là chưa đáp ứng với mong đợi của hộ nông dân. Cụ thể là tỷ lệ các hoạt động lần lượt là 1,51%, 10,61% và 12,12%, trong khi đó đóng góp về tỷ trọng của cả 3 lĩnh vực này đều dưới 15%, thậm chí trồng màu chỉ đạt mức tỷ trọng 1,51%. Tuy nhiên, tỷ trọng trong tổng thu nhập từ nông nghiệp chưa phản ánh được mức độ chuyển đổi trong nông nghiệp tác động đến sự thay đổi thu nhập của hộ nông dân.

- Số lượng hoạt động tác động đến thu nhập

Số liệu trong bảng 4.18. cho thấy thu nhập trung bình của nơng hộ khơng thực hiện việc chuyển đổi và chuyển đổi trong sản xuất nơng nghiệp có sự chênh lệch.

Bảng 4.18. Số lượng hoạt động và thu nhập của hộ nơng dân

Chỉ tiêu trung bình Thu nhập (triệu đồng)

Chênh lệch thu nhập với hộ có 1 hoạt động (triệu

đồng) Số lượng hoạt động của hộ 1 76,39 0 0.000 2 128,80 52,41 0.000 3 142 65,61 0.000

Nguồn: Số liệu khảo sát 2015

Đối với hộ có 2 hoạt động thì thu nhập trung bình tăng lên 52,41 triệu đồng. Hộ có 3 hoạt động thì thu nhập trung bình tăng lên từ 65,61 triệu đồng.

Như vậy thu nhập của nông hộ phụ thuộc quan trọng vào các yếu tố như diện tích đất sản xuất, số hoạt động chuyển đổi, nguồn thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp và trồng cây có giá trị cao. Hay nói cách khác, có tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ chuyển đổi và thu nhập của nông hộ và thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp sẽ góp phần làm tăng thu nhập của nông hộ.

- Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập từ hoạt động chuyển đổi

Ở chương 2, chúng ta đã xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ bao gồm diện tích canh tác, số lao động, thu nhập phi nông nghiệp, số hoạt động và thu nhập ngành trồng trọt (chuyển sang cây ăn trái). Kết quả phân tích trình bày ở bảng 4.19. bên dưới cho thấy mơ hình ước lượng thu nhập có mối tương quan chặt chẽ với các yếu tố tác động, tất cả hệ số tương quan khác 0 với độ tin cậy 99%. Hơn nữa, sự biến động của thu nhập được giải thích bởi sự thay đổi của các yếu tố ước lượng ở mức độ 88,7% với mức ý nghĩa thống kê 95%.

Bảng 4.19. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập

Biến giải thích Hệ số ƣớc lƣợng Sai số chuẩn Giá trị P

Ln số lao động 0.19*** 0.138 0.000

Ln thu nhập phi NN 0.237** 0.274 0.000

Ln số hoạt động 0.19** 0.053 0.000

Ln thu nhập trồng trọt 0.240** 0.245 0.000

Constant 1.095** 0.143 0.000

Mức ý nghĩa của mơ

hình 0.000

F-test 29.456

R- bình phương 0.887

R- bình phương hiệu

chỉnh 0.857

Nguồn: Số liệu khảo sát (Xem phụ lục 8)

Kết quả mơ hình tương quan phù hợp với giả thuyết mong đợi giữa biến thu nhập và các yếu tố giải thích; trong đó, thu nhập phi nơng nghiệp, số hoạt động, số lao động, thu nhập từ trồng trọt, diện tích sản xuất là các biến giải thích có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập của hộ nông dân.

Thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp và trồng trọt có mối quan hệ tích cực đối với thu nhập của nông hộ ở độ tin cậy 99%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết mong đợi và một số nghiên cứu trước đây, nghĩa là khi hộ nông dân chuyển đổi dựa vào tham gia hoạt động phi nông nghiệp và chuyển sang canh tác các loại cây trồng có giá trị cao sẽ góp phần tăng thu nhập (Reardon, 1997; Ascobal, 2001; Ngân hàng thế giới, 2005). Vì vậy, nếu như thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, trồng trọt và số lao động tạo ra thu nhập của nông hộ tăng thêm 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi hoặc như nhau giữa các nơng hộ, thì thu nhập sẽ tăng thêm 0,237%, 0,19% và 0,19% tương ứng.

Bên cạnh đó, số hoạt động chuyển đổi trong sản xuất của nông hộ cũng tác động tích cực đến thu nhập của họ; cụ thể là nếu như tăng thêm 1 hoạt động thì sẽ góp phần tăng thêm tổng thu nhập cho hộ nơng dân với mức ý nghĩa 1%.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phần này trình bày tóm tắt một số nội dung đã phân tích liên quan đến quá trình thực hiện việc chuyển đổi trong sản xuất nơng nghiệp tác động đến thu nhập của hộ nông dân. Đồng thời, một số đề xuất được đưa ra dựa trên kết quả phân tích dữ liệu và thơng tin từ đại diện hộ và cán bộ quản lý tại địa bàn nghiên cứu của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)