Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện metro của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN

2.2.2. Nghiên cứu trong nước

Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực giao thơng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có một số nghiên cứu nổi bật như: nghiên cứu của Nguyễn (1999) về cung, cầu, định giá đường để đưa đến hàm ý cho phí tắc nghẽn; một số nghiên cứu mang tính thống kê mơ tả mà gần đây nhất là của Nguyễn (2014) về các yếu tố tác động đến cách thức đi lại từ khía cạnh các phương tiện cá nhân; nghiên cứu các yếu tố tâm lý tác động đến việc sử dụng xe buýt (Fujii và Văn, 2009); nghiên cứu của Hồ và Yamamoto (2011) về vai trò của thái độ cá nhân và dịch vụ vận chuyển

công lên việc sở hữu phương tiện đi lại tại TP.HCM. Nhưng trên thực tế, chưa có một nghiên cứu đầy đủ và có tính tốn liên quan đến hành vi lựa chọn cách thức đi lại trên địa bàn. Trong nghiên cứu liên quan đến phí tắc nghẽn, tác giả sử dụng dữ liệu không đồng nhất nhưng phương pháp thực hiện nghiên cứu là đáng tin cậy, có căn cứ đầy đủ cho tình trạng giao thơng khoảng thời gian đó.

Theo nghiên cứu của Arentze và Molin (2013), việc chọn lựa cách thức đi lại có liên quan đến nhiều nghiên cứu phân tích về hành vi và sự phát triển hệ thống thông tin đi lại cho một mạng lưới với nhiều cách đi lại. Các nghiên cứu trước đây cho một cách thức đi lại cụ thể như xe hơi hoặc môt phương tiện cá nhân khác, đi bộ hoặc phương tiện công cộng (xe bt hay tàu). Việc mơ hình hóa thường dựa trên việc tìm ra cách đi ngắn nhất trong mạng lưới và các tính tốn từ nhận thức của người đi lại về thời gian và chi phí. Ngược lại, trên thực tế việc đi lại rất đa dạng với nhiều cách thức đi lại kết hợp với nhau, trong cùng một chuyến đi có thể chuyển từ cách đi này sang một cách đi khác hồn tồn. Do đó, cần một cách tiếp cận tích hợp để xem xét cách thức đi lại và đưa ra những hàm ý quan trọng về mặt chính sách có liên quan đến giải quyết kẹt xe và cải thiện khả năng tiếp cận các địa điểm mà không cần mở rộng mạng lưới với sự tốn kèm về chi phí.

Để mơ hình hóa hành vi đi lại trong một mạng lưới đa dạng, một điều cần thiết là nắm bắt được các giá trị và sở thích của cá nhân có liên quan đến các thuộc tính của từng bộ phận của chuyến đi và cách thức đi lại. Thông thường, các thuộc tính được quan tâm có liên quan đến: thời gian chờ đợi, đi bộ đến các phương tiện công hoặc khác biệt về mặt thời gian trên phương tiện (Hensher và Rose, 2007; Greene và công sự, 2006). Những biến có liên quan đến chi phí chuyến đi, ví dụ như: chi phí tiền vé cho các phương tiện cơng, phí tắc nghẽn, đỗ xe và chi phí cho nhiên liệu. Ngồi ra, người đi lại thơng thường cịn dựa trên sở thích về một cách đi cụ thể và các thuộc tính liên quan đến chất lượng dịch vụ như: mức độ an toàn, sức khỏe, tiện nghi, thoải mái và ấn tượng. Vì vậy, trong mơ hình hóa sự lựa chọn cách thức đi lại đa dạng, tất

cả các thuộc tính liên quan đến thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ cần được đưa vào xem xét đồng thời.

Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến ước lượng sở thích cá nhân với cách thức đi lại đa dạng được áp dụng với ba phương pháp tiếp cận căn cứ theo loại dữ liệu, bao gồm: phương pháp tiết lộ sở thích, phương pháp phát biểu sở thích và kết hợp cả hai loại dữ liệu trong cùng một phân tích. Abrantes và Wardman (2011) đã cung cấp một nghiên cứu tổng hợp có liên quan đến ước lượng thời gian và chất lượng dịch vụ của những người đi lại tại nước Anh. Phần lớn các bằng chứng được tích lũy qua nhiều năm đều nhấn mạnh đến việc làm cách nào ước lượng các thành phần thời gian đi lại khác nhau, ví dụ như: thời gian ở trên phương tiện, thời gian đi bộ, thời gian đợi, thời gian tiếp cận và thời gian trì hỗn cho cách thức đi lại bằng phương tiện cơng và tư. Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến những khía cạnh cụ thể trong mạng lưới đa dạng các cách thức đi lại. Nhưng xét tổng quát, các nhà nghiên cứu nếu muốn nắm bắt được tất cả các tác động và đưa ra được hàm ý chính sách thì cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu có xem xét đầy đủ cách thức đi lại mà người dân phải đối mặt hàng ngày lựa chọn.

Tóm lại, trong chương này, nghiên cứu đã lược khảo những lý thuyết có liên quan đến phương pháp dự định sử dụng. Kết quả của quá trình lược khảo cho thấy rằng: sự hình thành, phát triển lý thuyết RUM trong thời gian dài và khả năng áp dụng rất linh hoạt vào các nghiên cứu thực nghiệm với phương pháp DCE. Các nghiên cứu thực nghiệm được tổng hợp tiếp sau đó đã khẳng định khả năng áp dụng linh hoạt của phương pháp DCE trong lĩnh vực kinh tế học giao thơng với các mơ hình kinh tế lượng phù hợp với các giả định của RUM hoặc một phần các giả định. Dựa trên những nền tảng lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu được tổng hợp, trong chương tiếp theo, nghiên cứu sẽ đi vào chi tiết cách thiết kế nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện metro của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)