THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện metro của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

3.2. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM

Việc đưa ra các phương án lựa chọn trong các nghiên cứu kinh tế học giao thơng phức tạp vì tồn tại sự kết hợp các cách thức khác nhau trong q trình đi lại của người dân. Có rất nhiều phương thức đi lại có thể đề cập đến, ví dụ như: lái xe một mình bằng xe hơi hoặc xe máy; đi bằng xe taxi, xe buýt; các phương tiện vận tải có sức vận chuyển lớn; đi bằng xe buýt kết hợp với một loại phương tiện vận tải khối lượng lớn; thuê xe cho một chiều đi lại; xe buýt nhỏ tốc hành; thuê xe có sức vận chuyển lớn; và nhiều cách kết hợp khác. Trong nghiên cứu của Lang Yang và cộng sự (2009), có hai tập biến giải thích được nêu ra cho mơ hình cách thức đi lại, bao gồm:

Thứ nhất, thuộc tính của phương án đối với mơ hình ước lượng cách thức đi lại

có thể, bao gồm: tổng thời gian đi lại; các mức độ thời gian đi lại; chi phí nhiên liệu (xe hơi cá nhân hoặc xe taxi); phí tắc nghẽn (xe hơi cá nhân hoặc xe taxi); phí đỗ xe (xe hơi cá nhân hoặc xe taxi); phí thuê xe (đối với việc thuê xe một chiều); phí đi lại (phương thức vận chuyển cơng); thời gian tiếp cận (phương thức vận chuyển công); các mức độ thời gian tiếp cận (phương thức vận chuyển công); thời gian chờ (phương

thức vận chuyển công); số lần chuyển đổi phương tiện (phương thức vận chuyển công và các kết hợp lựa chọn); phí dịch vụ.

Thứ hai, thuộc tính cá nhân và chuyến đi có thể bao gồm: tuổi; tình trạng việc

làm (tồn hoặc bán thời gian); loại việc làm; trình độ học vấn; giới tính; thu nhập hộ gia đình; số trẻ dưới 10 tuổi trong hộ; số trẻ từ 11-17 tuổi trong hộ; mục đích chuyến đi; khả năng linh hoạt trong chuyến đi.

Hình 3. 2. Các thuộc tính của từng giai đoạn đi lại

Nguồn: Tác giả điều chỉnh từ nghiên cứu Arentze và Molin (2013)

Giai đoạn chính Giai đoạn sau

Giai đoạn chính Giai đoạn sau

Giai đoạn đầu

- Thời gian đi lại - Hình thức đi lại o Đi bộ o Xe buýt - Thời gian chờ - Chi phí đỗ xe

- Thời gian đi lại - Chi phí đi lại

- Có thể bị trì hỗn

- Thời gian đi bộ - Thời gian đỗ xe - Chi phí đỗ xe

- Thời gian đi lại - Hình thức đi lại

o Tàu

o Xe buýt - Thời gian chờ - Chi phí đỗ xe

- Thời gian chuyển tiếp - Sự sẵn có của ghế ngồi - Cơ sở vật chất trạm dừng - Khả năng bị trì hỗn

- Thời gian đi lại - Hình thức đi lại

o Đi bộ

o Xe buýt

- Thời gian chờ

---Xe máy hoặc xe hơi---

Trong quá trình thiết kế nghiên cứu, nhà nghiên cứu không nhất thiết phải đưa tồn bộ các thuộc tính nêu trên vào trong nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy, các phương án lựa chọn, các thuộc tính, các mức độ thuộc tính sẽ được xác định lại sao cho phù hợp với đối tượng, phạm vi, và mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

Trong nghiên cứu của Arentze và Molin (2013), cách tiếp cận về quá trình đi lại của cá nhân được đưa ra đầy đủ và có thể điều chỉnh áp dụng được trong nghiên cứu thực nghiệm này tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khái qt lại q trình đi lại của người dân, như sau:

Thứ nhất, đối với hình thức sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy hoặc xe hơi)

có hai giai đoạn bao gồm: giai đoạn chính cá nhân sử dụng xe máy hoặc xe hơi để đi và giai đoạn cuối đi bộ đến đích cuối cùng.

Thứ hai, đối với hình thức sử dụng phương tiện cơng có ba giai đoạn, bao gồm:

giai đoạn đầu (có thể đi bộ, xe buýt), tiếp theo giai đoạn chính chỉ sử dụng xe buýt hoặc tàu điện ngầm, ở giai đoạn sau cùng để đến đích cá nhân có thể đi bộ hoặc xe buýt.

Thứ ba, ngồi ra người dân cịn có khả năng sử dụng xe taxi để đi lại - thuộc tính

cho phương án này là thuộc tính trong giai đoạn chính khi sử dụng phương tiện cá nhân có thêm thời gian chờ.

Các thuộc tính về thời gian và chi phí rất rõ ràng về thang đo lường. Các thuộc tính thời gian được tính bằng đơn vị phút, bao gồm: thời gian tiếp cận phương tiện đi lại, thời gian đi trên phương tiện và thời gian đi đến điểm cuối. Các thuộc tính về chi phí được tính thơng qua: chi phí nhiên liệu của phương tiện dùng để đi lại hoặc giá vé xe buýt, vé tàu điện. Biến sự sẵn có của ghế ngồi trên các phương tiện vận chuyển cơng cộng có hai mức: ln chắc chắn ln có ghế ngồi và khơng chắc chắn có ghế ngồi. Các thuộc tính của cá nhân người chọn được nghiên cứu quan tâm như: giới tính, tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, loại việc làm, phương tiện sở hữu. Các biến quan trọng được nghiên cứu quan tâm, được trình bày chi tiết trong Bảng 3.1.

Bảng 3. 1. Định nghĩa các biến trong mơ hình

Các biến Mơ tả biến Loại dữ liệu

Biến lựa chọn Biến phụ thuộc mô tả sự lựa chọn của đáp viên về phương tiện đi lại của họ

Dữ liệu không liên tục: giá trị là 1 với phương án được chọn và 0 với các phương án cịn lại

Thuộc tính phương tiện

Tổng thời gian Dữ liệu liên tục được đo bằng đơn vị phút

Tổng chi phí đi lại Dữ liệu liên tục được đo bằng đơn vị ngàn VNĐ

Sự sẵn có của ghế ngồi Biến rời rạc mang giá trị 0 đối với cá nhân khơng chắc chắn phương tiện có ghế ngồi; 1 đối với cá nhân chắc chắn có ghế ngồi

Thuộc tính cá nhân người chọn

Giới tính Biến rời rạc mang giá trị 0 nếu cá nhân là Nữ; 1 nếu cá nhân là Nam

Số năm đi học Dữ liệu dạng số nguyên không âm

Thu nhập Biến liên tục được đó bằng đợn vị triệu VNĐ

Tuổi Dữ liệu dạng số nguyên

khơng âm

Tình trạng nghề nghiệp Biến giả được đưa vào 4 biến cho: làm trong khối nhà nước, ngoài nhà nước, nội trợ, sinh viên và việc khác

Sở hữu xe máy Một biến giả được đưa vào: giá trị 1 khi cá nhân đó có sở hữu xe máy, 0 cho trường hợp còn lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện metro của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)