DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện metro của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Khi tiến hành phương pháp thí nghiệm lựa chọn rời rạc, vấn đề quan trọng nhất là quy trình thu thập dữ liệu. Có bốn phương pháp chính để thu thập dữ liệu: Phỏng vấn mặt đối mặt; Phỏng vấn qua điện thoại; Bảng câu hỏi qua mail; E-mail/Internet; Thu thập từ một trung tâm khảo sát (ví dụ: dựa trên máy tính ); Kết hợp các phương pháp trên. Nghiên cứu này chọn phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn mặt đối mặt với các đáp viên, phương pháp này tốn chi phí cao nhưng sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết của đáp viên hơn các phương pháp khác (Kjær, 2005).

Phương pháp thu thập, chọn mẫu và tổ chức dữ liệu được mô tả chi tiết trong hai nghiên cứu của Kjær (2005), Bateman và cộng sự (2002). Dựa trên bối cảnh nghiên cứu và nguồn lực tài chính, phương pháp chọn mẫu áp dụng với hai điều kiện như sau: Thứ nhất, tổng thể được nghiên cứu xác định chính là người dân sống trên địa bàn TP.HCM, lấy mẫu phi xác suất thuận tiện, cỡ mẫu cho mơ hình lựa chọn rời rạc được lấy khoảng từ 100 - 200 mẫu. Thứ hai, chỉ những cá nhân từ mười tám tuổi trở lên mới được phỏng vấn. Dựa trên sự hiểu biết về cách thức đi lại đa dạng của người dân được trình bày trong mục thiết kế thí nghiệm. Nghiên cứu tiến hành với phỏng vấn mặt đối mặt (xem chi tiết hơn trong bảng câu hỏi phỏng vấn, Phụ lục 01) tiến hành qua hai bước, cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu thiết kế bảng phỏng vấn nhằm thu thập thơng tin về những

mục đích đi lại khác nhau. Những thơng tin thu thập cho mỗi mục đích đi lại, gồm có: khoảng cách đi lại trung bình, tần suất đi lại, thời trung bình đi lại. Những phương tiện mà người được phỏng vấn đã từng sử dụng cho các mục đích đi lại có tần suất nhiều nhất trong tuần, đó có thể là: phương tiện cá nhân (xe máy hoặc xe hơi), phương tiện công cộng (xe buýt), phương án đi bằng xe taxi. Sau đó, nghiên cứu yêu cầu đáp viên lựa chọn phương án đi lại hiện tại trong các phương tiện đã đi cho mục đích đi

lại chính (mục đích có tần suất đi lại cao nhất trong một tuần). Như vậy, trong phần đầu tiên của bảng phỏng vấn, đáp viên đã cung cấp những thông tin về sự lựa chọn phương tiện mà hàng ngày họ đã cân nhắc để đi lại, có nghĩa là đáp viên đã tiết lộ những thơng tin sở thích của cá nhân họ trong việc chọn phương tiện đi lại.

Thứ hai, căn cứ trên những thông tin về những phương tiện đi lại mà đáp viên đã

đưa ra, nghiên cứu cung cấp thêm thông tin về phương tiện tàu điện ngầm dự tính đưa vào sử dụng trong tương lai. Nghiên cứu đưa ra yêu cầu đáp viên cân nhắc lựa chọn lại giữa phương tiện đã sử dụng cho mục đích đi lại chính và phương án đi bằng tàu điện ngầm.

Lúc này, bảng phỏng vấn có mười sự lựa chọn tương ứng với năm mức giá vé tàu điện ngầm được giả định dựa trên các báo cáo hỗ trợ kỹ thuật dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á 4, các cơng bố mức giá vé dự tính của ban quản lý dự án, năm mức giá giả định: 300, 500, 750, 1000 và 1250 (VNĐ/1km) và với hai mức sẵn có ghế ngồi được xem xét từ nhận thức và kinh nghiệm của người được hỏi: giá trị biến là không - tương ứng khi đáp viên khơng chắc chắn có ghế để ngồi; giá trị biến là một - tương ứng khi đáp viên chắn chắc ln có ghế ngồi trên tàu điện ngầm. Dữ liệu trong thí nghiệm này có điểm khác biệt, người chọn đứng trước các kịch bản khác nhau về chi phí và sự sẵn có của ghế ngồi đối với phương án tàu điện ngầm. Đáp viên sẽ phải cân nhắc lại sự lựa chọn của bản thân với tập chọn lúc, bao gồm: các phương án đi lại cũ và phương án tàu điện ngầm mới, mục đích xem xét hành vi của các đáp viên có chuyển sang sử dụng phương tiện mới hay vẫn giữ nguyên lựa chọn trong quá khứ. Trong Bảng 3.2, nghiên cứu trình bày một ví dụ mẫu cho bước thứ hai của tiến trình phỏng vấn: các thơng tin về phương tiện hiện tại mà cá nhân sử dụng cho mục đích đi lại chính được trình bày ở cột thứ hai và những thông tin giả định về tàu điện ngầm được trình bày trong cột thứ ba. Đáp viên được yêu cầu lựa chọn lại giữa xe

4 Các báo cáo hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho hai tuyến dự án Metro với một báo cáo rất chi tiết có nhắc đến cách tính giá vé: “Preparing the HCMC Metro Rail System – Completion Report” (ADB và PPIAF, 2008). Các báo cáo hỗ trợ đánh giá dự án cho tuyến Metro số 2 cũng được ADB đưa ra lần lượt vào tháng 2 và tháng 10 năm 2010. Báo cáo yêu cầu đánh giá tài chính định kỳ chuẩn bị giải ngân đợt 2 được đưa ra vào 2012. Gần đây nhất là báo cáo đánh giá môi trường cho tuyến sô 2, được ADB đưa vào vào tháng 6 năm 2014.

máy và tàu điện ngầm với những thơng tin về chi phí, thời gian và sự sẵn có của ghế ngồi được cung cấp. Trong bảng câu hỏi mẫu, đáp viên đã chấp nhận sử dụng tàu điện ngầm cho mục đích đi lại chính thay cho xe máy. Bảng câu hỏi cũng được thiết kế phù hợp với trường hợp: cá nhân đang cùng lúc sử dụng hai hay nhiều loại phương tiện, ví dụ như: cá nhân có thể vừa đi xe máy hoặc xe buýt cho mục đích đi học.

Bảng 3. 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn mẫu

Các thuộc tính Phương tiện đi lại hiện tại: Xe Máy

Tàu điện ngầm

Tổng thời gian đi lại

Sự sẵn có của ghế

ngồi

Chi phí chuyến đi Chi phí đỗ xe 30 phút Có Không 9000 đồng 3000 đồng 10 phút Không 15000 đồng 0 đồng Lựa chọn của bạn

Như vây, nghiên cứu bao gồm hai loại dữ liệu được sử dụng trong phân tích mơ hình kinh tế lượng: dữ liệu tiết lộ sở thích (Revealed Preference Data) thuần túy trong bước phỏng vấn đầu tiên và bước phỏng vấn chính với dữ liệu phát biểu sở thích (Stated Preference Data), khi có sự thay đổi chi phí đi lại của phương án tàu điện ngầm. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu có kết hợp từ hai loại dữ liệu nhằm mục đích khắc

X X

phục hiện tượng đa cộng tuyến giữa các thuộc tính phương tiện thường xãy ra khi các nghiên cứu DCE sử dụng dữ liệu tiết lộ sở thích thuần túy. Bên cạnh đó, những thơng tin liên quan đến đặc điểm cá nhân người chọn được nghiên cứu đưa vào ở phần cuối cùng trong bảng phỏng vấn.

Tóm lại, chương này đã chỉ ra nghiên cứu sẽ được tiến hành bằng phương pháp thí nghiệm lựa chọn rời rạc với quy trình lấy mẫu phi xác suất thuận tiện. Mơ hình kinh tế lượng Conditional logit sẽ được sử dụng để xem xét tác động của các biến thuộc tính phương tiện và các đặc tính của cá nhân lên hành vi lựa chọn của người dân. Bằng cách đưa hệ số cắt đại diện cho phương án tàu điện ngầm vào mơ hình, nghiên cứu sẽ có thể kiểm tra được khả năng chuyển từ phương tiện hiện tại sang tàu điện ngầm khi các giả định được thay đổi. Ngoài ra, sự đánh đổi giữa các thuộc tính, mức sẵn lịng trả hay mức phúc lợi tăng thêm của người dân khi mỗi đơn vị của các biến thuộc tính phương tiện thay đổi sẽ được tính tốn nhằm đưa đến thơng tin chi tiết về sở thích của các quan sát trong mẫu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện metro của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)