Đòn bẩy tài chính:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

1.5 .Kết cấu của đề tài

2.3. Các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt

2.3.1. Đòn bẩy tài chính:

Theo như nghiên cứu của Ozkan và Ozkan (2004) , kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động của cấu trúc sở hữu lên việc nắm giữ tiền mặt, đó chính là sự tác động ngược chiều của tỷ lệ địn bẩy tài chính lên việc nắm giữ tiền mặt. Cùng trong mối quan hệ tương quan và hỗ trợ vai trò giám sát của các tổ chức tài chính, Ferreira and Vilela (2004) đã cho thấy các cơng ty có tỷ lệ nợ cao thì sẽ ít có khả năng dự trữ tiền mặt. Có được điều này là vì các cơng ty có tỷ lệ nợ cao được kiểm sốt chặt chẽ hơn so với các cơng ty sử dụng tỷ lệ nợ thấp. Và gần đây trong nghiên cứu của Basil Al - Najjar (2012) cũng cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt.

Chính vì điều đó mà đề tài cũng kỳ vọng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nắm giữ tiền mặt và địn bẩy tài chính.

Bên cạnh các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động ngược chiều giữa tỷ lệ địn bẩy tài chính và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, nghiên cứu của Bates và cộng sự (2009) đã đưa ra lập luận về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ địn bẩy tài chính và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Tác giả của nghiên cứu cho rằng mức độ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp là khác nhau và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tại nhiều thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. Chẳng hạn như khi công ty đang mắc nợ nhiều thì cơng ty nên trữ tiền để trả lãi hoặc đề phòng trường hợp phải thanh tốn bất thường. Cịn nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng dư giả thì nên đầu tư tiền mặt vào các hoạt động sinh lời như mua lại cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)