Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Bằng việc sử dụng 3 mơ hình Pooled OLS, Fix Effect, Random Effect để ước lượng phương trình xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam và sử dụng mơ hình GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, kết quả của bài nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản và quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ

nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, tỷ lệ địn bẩy tài chính cao đồng nghĩa với việc vay nợ nhiều sẽ mang lợi ích tấm chắn thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ lệ địn bẩy tài chính cao tức là sử dụng nợ quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, kinh doanh khơng có lãi sẽ khơng thể đảm bảo các khoản nợ đến hạn.

Đồng nghĩa với điều này là việc duy trì khả năng thanh toán cũng là việc hết sức cần thiết đối với một doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn, nhất là trong điều kiện kinh tế gặp phải nhiều khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên nếu duy trì một khả năng thanh khoản quá lớn tức là nắm giữ tiền mặt nhiều sẽ khiến cho các doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư đem lại tỷ suất sinh lợi và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay nói cách khác là nguồn vốn khơng được sử dụng hiệu quả. Do đó, trong từng giai đoạn cụ thể, từng thời kỳ và chiến lược của doanh nghiệp để duy trì một mức tiền mặt hợp lý để tối thiểu hóa các chi phí liên quan và nắm bắt được những cơ hội đầu tư mang lại tỷ suất sinh lợi cao.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu được đo lường bởi thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu và có mối quan hệ cùng chiều với việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, để đáp ứng được việc nắm giữ tiền mặt thì lợi nhuận là một trong những yếu tố quyết định đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để tái đầu tư, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và là nguồn để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là một thách thức lớn đối với nhà quản lý trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay và tránh tình trạng “có lợi nhuận nhưng khơng có tiền”.

Ngồi ra quy mơ cơng ty cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp. Đứng trên vai trị của nhà quản lý thì việc xem xét

tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cần được đặt trong mối tương quan với chính sách cổ tức và quy mô của cơng ty. Bởi lẽ khi doanh nghiệp duy trì một lượng tiền mặt quá lớn thì phải chịu những khoản chi phí liên quan đến việc nắm giữ đó, phải kể đến đó là chi phí cơ hội cho những dự án đầu tư mang lại tỷ suất sinh lợi cao, chi phí cơ hội cho việc đầu tư vào hoạt động của công ty như: mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng,…. Tuy nhiên, bù đắp cho việc nắm giữ tiền mặt này, thì doanh nghiệp có khả năng duy trì các khoản nợ đến hạn để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn dẫn đến kiết quệ tài chính. Do đó, người quản lý cần xem xét các loại chi phí này để duy trì một lượng tiền mặt tối ưu và có lợi nhất để tối đa hóa giá trị cho các cổ đông.

Việc xem xét yếu tố ngành cũng là điều hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp được chọn trong mẫu nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, tương ứng với từng ngành nghề khác nhau sẽ có mức duy trì tiền mặt khác nhau. Nếu doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực ít thâm dụng vốn như cơng nghệ, dịch vụ… thì doanh thu tăng trưởng nhanh mà khơng cần địi hỏi chi tiêu vốn nhiều. Do đó, đối với những doanh nghiệp này thì có thể sử dụng doanh thu tăng thêm để chi trả cổ tức cho cổ đông, đầu tư vào những cơ hội tăng trưởng mang lại tỷ suất sinh lợi cao. Đối với những doanh nghiệp này thì áp lực đối với việc duy trì tiền mặt là khơng lớn. Cịn đối với các doanh nghiệp sản xuất phải chi tiêu vốn nhiều như các công ty sản xuất thép,.. phải thường xuyên đầu tư rất nhiều cho trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất. Các doanh nghiệp trong các ngành thâm dụng vốn như vậy thường phải duy trì một lượng tiền mặt cần thiết trong một thời gian dài hơn bởi vì vịng quay tiền mặt của chúng có thể khơng nhanh như các doanh nghiệp trong ngành khác.

Bên cạnh đó, việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chu kỳ sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành đang trong giai đoạn đi xuống như hiện nay: ngành xây dựng, bất động sản, công nghiệp nặng,… Do đo, đối với những doanh nghiệp này thì cần phải duy trì lượng tiền mặt tương đối lớn để đáp ứng cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói như thế khơng có nghĩa là bao giờ có nhiều tiền mặt là cũng tốt. Một mức tiền mặt cao thể hiện trong bảng cân đối kế tốn cũng có thể kiến cho các nhà đầu tư đặt câu hỏi, nhất là khi lượng tiền mặt đột nhiên cao hơn mức bình thường. Nhà đầu tư có quyền nghi ngờ vì doanh nghiệp đã bỏ lỡ các cơ hội đầu tư mang lại tỷ suất sinh lợi cao hay ban quản trị doanh nghiệp quản lý yếu kém nên không sử dụng hoặc sử dụng khơng hiệu quả lượng tiền mặt đó.

Bên cạnh các yếu tố được xem xét trong mơ hình nghiên cứu thì việc xem xét tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cũng cần quan tâm đến công tác quản trị tiền mặt của cơng ty như kiểm sốt nguồn thu, chi, lượng tiền mặt cho từng thời kỳ và các chính sách tài chính ngắn hạn. Bên cạnh đó, cơng tác quản trị tiền mặt cũng cần được đặt trong mối quan hệ với quản trị hàng tồn kho, quản trị các khoản phải thu, phải trả…

Tóm lại, trong chương này đề tài đã cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng

đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp nhưng trong phạm vi của bài nghiên cứu dựa trên bài nghiên cứu của Basil Al-Najjar (2012) chỉ xem xét các yếu tố bao gồm: địn bẩy tài chính, tỷ lệ chi trả cổ tức, quy mô công ty, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh tốn. Bằng việc phân tích để lựa chọn mơ hình tối ưu và sử dụng mơ hình GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, thì bài nghiên cứu đã kiểm định được những giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. Theo đó, địn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với nắm giữ tiền mặt. Bên cạnh đó, khả năng thanh tốn, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ hữu, quy mô của doanh

nghiệp có mối tương quan cùng chiều với việc nắm giữ tiền mặt. Việc xem xét sự tác động của các nhân tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp các nhà quản trị kiểm soát tốt hơn trong việc đưa ra các quyết định của mình trong việc quản trị tiền mặt. Ngồi ra, việc nắm giữ bao nhiêu tiền mặt cũng cần đặt trong mối quan hệ với quản trị tiền mặt, quản trị tồn kho, quản trị khoản phải thu, phải trả, mở rộng hơn là chiến lược của doanh nghiệp, chu kỳ của ngành…trong từng giai đoạn cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)