Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 25 - 27)

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1.1.3.1. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô bao gồm:

Cơ cấu GDP:

kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công của CNH. Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên thường dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.

Trong quá trình CNH, HĐH, xu hướng chung là khu vực nơng nghiệp có tỷ lệ phần trăm GDP ngày càng giảm, cịn khu vực phi nơng nghiệp ngày càng tăng lên. Và trong điều kiện của khoa học công nghiệp hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là cơng nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành kinh tế, các phân ngành (cấp II, cấp III…) thể hiện chất lượng và mức độ HĐH của nền kinh tế. Ví dụ như trong khu vực dịch vụ những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đại như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không… chiếm tỷ lệ cao sẽ rất khác với những lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt dân sự với trình độ thủ cơng, qui mơ nhỏ lẻ. Trong khu vực cơng nghiệp những ngành địi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn như công nghiệp chế biến hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế CNH, HĐH hơn so với những ngành cơng nghiệp khai khống, lắp ráp, sơ chế nơng sản. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng của ngành chăn ni sẽ có xu hướng tăng lên và giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt. Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH, việc phân tích cơ cấu các phân ngành có ý nghĩa rất quan trọng vì cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức độ HĐH của nền kinh tế.

Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế:

Trong quá trình CNH, HĐH sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được đánh giá qua chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Ở góc độ kinh tế vĩ mơ, cơ cấu lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình CNH, HĐH. Vì CNH khơng chỉ đơn thuần là gia tăng tỷ

tăng của lĩnh vực công nghiệp phải là quá trình CNH, HĐH đời sống xã hội con người. Trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng con người đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế. So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một quốc gia và nó ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn. Vì ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều là do tình trạng chênh lệch về giá giữa sản phẩm công nghiệp, dịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp. Cho nên cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động ln có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự chuyển dịch của các ngành trong nền kinh tế kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra cao hơn so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Khi cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với những quy luật, những xu hướng tiến bộ để khai thác và sử dụng đầy đủ, có hiệu quả cao các nguồn lực để tăng trưởng và phát triển. Nhà kinh tế học A.Lewis cho rằng nếu như lao động ở khu vực nông nghiệp với năng suất thấp dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ với năng suất cao hơn sẽ làm tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)