----
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HUYỆN CỦ CHI – TP.HỒ CHÍ MINH. CHI – TP.HỒ CHÍ MINH.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Long An, có kinh tế nông nghiệp phát triển. Huyện Củ Chi gồm 20 xã và 01 thị trấn với diện tích tự nhiên khoảng 43.496,58 ha. Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496,58 ha, trong đó đất nơng nghiệp chiếm khoảng 28.228 ha (chiếm 64,9%) và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau: Nhóm đất phù sa, tập trung chủ yếu ven sông, kênh, rạch. Đây là một loại đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới,ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
Nhóm đất xám:hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ. Loại đất này rất dễ thốt
nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây cơng nghiệp ngắn ngày, rau, đậu,…Nhóm đất đỏ vàng:Loại đất này có diện tích khoảng 9.237 ha, chiếm 21,2% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất phèn: có diện tích khoảng 15.011 ha, bằng 34,5% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở phía Tây Nam của huyện (vùng Tam Tân) và một số nơi ven sông Sài Gòn và kênh rạch. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa, rau màu và các loại cây ăn quả.
Nguồn nước của huyện bao gồm sông, kênh, rạch, nước ngầm phân bố không đều tập trung ở phía Đơng của huyện và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam. Nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt, trữ lượng dồi dào, có vai trị quan trọng
trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống kênh mương nhân tạo, đáng chú ý nhất là kênh Đông, đây là cơng trình thủy lợi lớn nhất của các tỉnh phía Nam dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) về tưới cho 12.000 - 14.000 ha đất canh tác của huyện.
Theo số liệu thống kê đến năm 2014, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 503 ha, trong đó rừng tự nhiên 158 ha chiếm 31,4%, chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế, cịn lại là rừng trồng. [7].
Củ Chi có được các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển ngành nơng nghiệp. Với diện tích đất nơng nghiệp chiếm phần lớn, chất lượng đất tốt, rất phù hợp phát triển ngành trồng trọt; nguồn nước đa dạng và rất dồi dào đảm bảo phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; điều kiện khí hậu thuận lợi, lượng mưa dồi dào đã giúp cho ngành nơng nghiệp có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển. Cùng với đó, huyện Củ Chi nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của thành phố, có nhiều điều kiện để phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ, nhất là trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa nơng sản trên địa bàn và kết nối với các tỉnh lân cận.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội
Kinh tế của huyện Củ Chi trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng trưởng, phát triển.
Đến hết năm 2014, giá trị sản xuất toàn ngành của huyện đạt 47.296,351 tỷ đồng (giá thực tế), trong đó, ngành thương - mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 14%, cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp chiếm 73,4%, cịn lại ngành nông nghiệp chiếm khoảng 12,6%. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ.
Kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định qua nhiều năm đã tạo tiền đề tốt để giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của huyện Củ Chi là 40 triệu đồng/người/năm.
Tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện tăng đều qua các năm. Năm 2014, tổng thu ngân sách huyện ước thực hiện 1.446,657 tỷ đồng, đạt 172,54% so với cùng kỳ; tổng chi ngân chi ngân sách huyện ước thực hiện 1.441,899 tỷ đồng, đạt 171,97% so với dự toán giao đầu năm và bằng 152,67% so với cùng kỳ so với dự toán giao đầu năm. Ngân sách huyện ln có mức bội thu tuy nhiên số kết dư không nhiều. Ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển, nhất là xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,…đã tạo động lực lớn để kinh tế của huyện phát triển liên tục trong những năm qua.
Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn hiện nay trên địa bàn huyện đã khá hoàn thiện nhờ thực hiện thành cơng các các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn 20 xã và thị trấn. Kinh phí xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn theo các tiêu chí của chương trình NTM được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội từ 2006 - 2014 đạt khoảng 4.993,26 tỷ đồng. Trong đó, vốn thành phố phân cấp là 1.424,958 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 28,5%; Vốn ngân sách tập trung thành phố là 2.318,82 tỷ đồng, tỷ lệ 46,43 %; Vốn ngân sách huyện là 160,745 tỷ đồng, tỷ lệ 3,2%; Nguồn vốn khác bao gồm vốn đầu tư trực tiếp, vốn sự nghiệp kinh tế có tính chất đầu tư chiếm khoảng 21,87%.[33].
Đến nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng và hồn thiện 903 cơng trình bao gồm: 420 cơng trình hạ tầng giao thơng, 219 cơng trình thủy lợi, 59 cơng trình trường học, 205 cơng trình vật chất văn hóa. Các cơng trình đầu tư đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn huyện Củ Chi, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện, trong đó ngành nông nghiệp được quan tâm đầu tư lớn về mọi mặt để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân, từng bước theo kịp sự phát triển của khu vực đô thị và của thành phố.
Dân số của huyện tăng lên khá nhanh cùng với q trình đơ thị hóa. Theo thống kê, đến tháng 6/2015, dân số huyện Củ Chi khoảng 394.825 người, tăng lên 9,9 % so với năm 2010 (355.822 người). Đây là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Số lao động trong độ tuổi là 181.866 người, chiếm tỷ lệ 46,06 % tổng dân số trên địa bàn. Lao động có sự dịch chuyển mạnh từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp do sản xuất nông nghiệp đang được cơ giới hóa từng bước; các ngành cơng nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển, nhu cầu lao động tăng cao; thu nhập của lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng cao hơn so với khu vực