1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.4. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh tế xã
hội.
Cơ cấu kinh tế hợp lý giúp cho việc thu được mức tăng sản xuất xã hội lớn nhất, giúp phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, phát triển các mối quan hệ đối ngoại, đưa nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất. Một cơ cấu kinh tế hiệu quả,
hợp lý được biểu hiện thơng qua:
Cơ cấu kinh tế đó cho phép khai thác tối đa những ưu thế và những thuận lợi về các nguồn lực chung như: vị thế, đất đai, khí hậu, truyền thống và các tiềm năng vốn có về xã hội, lao động. Bảo đảm và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng và mỗi thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế đó tạo được những điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển với số lượng và chủng loại sản phẩm đặc trưng, đa dạng, phong phú, đảm bảo tiêu dùng của dân cư và xuất khẩu.
Tạo tích lũy tối ưu cho nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ việc phải tạo được khả năng tích lũy cao ở những ngành, những vùng có nhiều lợi thế so sánh để chúng vừa có khả năng tự bù đắp cho mình, đồng thời có khả năng hỗ trợ cho các ngành, các vùng khác và góp phần làm tăng tích lũy cho tồn bộ nền kinh tế.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến nhịp độ tăng trưởng và quy mô tăng trưởng kinh tế, tạo ra những tiền đề vật chất để phát huy có hiệu quả hơn nền kinh tế quốc dân. Đến lượt nó, sự tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, khai thác và phát huy những nguồn lực trong vùng, trong quốc gia có hiệu quả.
Một cơ cấu kinh tế được đánh giá là tối ưu khi đáp ứng được các yêu cầu sau: - Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan bao gồm các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhất là các quy luật kinh tế như: quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ; các quy luật của tái sản xuất như: quy luật năng suất lao động, quy luật tích lũy, quy luật phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
- Đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng của đất nước, nhất là đối với những nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu chậm phát triển, nguồn lực còn rất dồi dào.
- Sử dụng ngày càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữa các nước, các vùng và các khu vực. Vai trò này gắn liền với việc hình thành “cơ cấu kinh tế
mở”. Ở góc độ vĩ mơ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải gắn với việc xây dựng chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, nhập khẩu thay thế những mặt hàng trong nước sản xuất không hiệu quả; gắn với sự phân công lao động và thương mại quốc tế.
- Phản ánh được xu hướng phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo kết quả cuối cùng của một cơ cấu kinh tế tối ưu.
Cơ cấu kinh tế là cơ sở cho những nhân tố quyết định phúc lợi của nhân dân, cách thức thay đổi cơ cấu cho phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế là một vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà kinh tế. Bắt đầu bằng những thay đổi của cơ cấu phát sinh trong quá trình phát triển, sau đó đi sâu vào nghiên cứu nhiều khía cạnh khác của q trình chuyển đổi cơ cấu có sự can thiệp của Nhà nước và Chính phủ.
Cho tới nay, nhiều cơng trình nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng chắc chắn là có những quy luật phản ánh phương thức thay đổi của cơ cấu kinh tế khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Sự phát triển các ngành kinh tế trong một nền kinh tế chứa đựng một cơ cấu kinh tế nhất định, và ngược lại, việc quyết định đầu tư tập trung các nguồn lực để phát triển mạnh một số ngành kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Quyết định chọn ngành đúng để đầu tư nguồn lực sẽ tạo động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh hơn và ngược lại, sẽ làm giảm tốc độ của nền kinh tế.
Tóm lại, quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thường được xem xét như một quá trình làm thay đổi thu nhập bình quân đầu người. Mặc dù có nhiều thay đổi trong quan niệm về phát triển và tăng trưởng nhưng chỉ tiêu trên vẫn được coi trọng và làm thước đo cho sự phát triển về kinh tế. Một xu hướng mang tính quy luật là cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cũng diễn ra một quá trình làm thay đổi về cơ cấu kinh tế tức là một sự thay đổi tương đối về vai trị mức đóng góp, tốc độ phát triển của từng thành phần, từng yếu tố riêng về cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế. Một trong những cơ cấu kinh tế được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất
trong mối liên hệ với quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế là cơ cấu ngành. Cơ cấu đó về phần mình lại được thể hiện trong quá trình sản xuất tiêu dùng và ngoại thương. Mối quan hệ giữa cơ cấu và sự phát triển kinh tế có vai trị rất quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái về sự phân bổ các nguồn lực hạn hẹp của nền kinh tế một cách tối ưu trong những thời điểm nhất định cho các ngành sản xuất khác nhau. Cơ cấu ngành trong quan hệ ngoại thương cũng thể hiện lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong tồn cảnh nền kinh tế thế giới có biến động. Quá trình chuyển dịch cơ cấu là một quá trình tất yếu gắn với sự phát triển kinh tế. Đồng thời nhịp độ phát triển, tính bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên ngoài và các lợi thế tương đối của một nền kinh tế.