1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN MỚI
1.2.1. Khung lý luận về nông thôn mới
Theo (Trần Tiến Khai, 2014), lý luận về nông thôn mới được xây dựng và phát triển dựa trên các khung phân tích phát triển nơng thơn, cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn trên thế giới và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh riêng của Việt Nam. Theo đó, trình độ phát triển nơng thơn được đo lường bằng các tiêu chí. Các tiêu chí được hiểu là các biến thống kê giúp chuyển dữ liệu thành thông tin phù hợp. Các tiêu chí chỉ có ý nghĩa trong phạm vi khung khái niệm đã được xác định và cho những mục tiêu phân tích hoặc quản lý cụ thể. Các tiêu chí phát triển nông thôn phải dựa trên các số liệu thống kê được công bố; được thu thập một cách nhất quán; ở các vùng có thể so sánh với nhau được; sử dụng cùng hệ và đơn vị đo lường và dựa trên các định nghĩa rõ ràng. Các tiêu chí cũng nên nhạy cảm với những thay đổi và xu hướng theo thời gian để có thể chỉ ra thơng tin về định hướng chính sách cho tương lai. Để thỏa mãn các điều kiện trên, các tiêu chí mơ tả phát triển nơng thôn thường phải dựa vào các khái niệm phổ biến và các dữ liệu nông thôn.
Theo kinh nghiệm của OECD, việc thiết kế và phát triển các tiêu chí phát triển nông thôn phải dựa trên ba nguyên tắc sau đây:
- Có tính thích hợp. Để có tính thích hợp, các tiêu chí phải phục vụ cho một mục tiêu được xác định rõ ràng. Vì vậy các mục tiêu phân tích hay mục tiêu chính sách phải được cụ thể hóa để xây dựng các tiêu chí.
- Tính tin cậy. Để có tính tin cậy, các tiêu chí phải có cơ sở khoa học, có nghĩa là thể hiện được cơ sở lý thuyết mà chúng dựa vào, và phải được đo lường chính xác. - Có tính thực tế. Để có tính thực tế, các tiêu chí phải dựa trên dữ liệu thống kê.
World Bank khuyến nghị các nước đang phát triển chọn 5 nhóm chủ đề cho các tiêu chí cơ bản là: 1) dữ liệu kinh tế xã hội cơ bản; 2) tạo ra môi trường cho phát triển nông thôn; 3) tăng trưởng kinh tế cho giảm nghèo nông thôn; 4) quản lý nguồn lực tự nhiên và đa dạng sinh học; và 5) phúc lợi xã hội (giáo dục và chăm sóc sức khỏe). Mỗi chủ đề bao gồm nhiều tiêu chí dựa trên các vấn đề cần xác định.
Cũng theo (Trần Tiến Khai, 2014), tác giả Vũ Trọng Khải đã đề xuất 5 nguyên tắc xây dựng nông thôn mới, là:
1. Các nội dung hoạt động cụ thể của Chương trình xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương phải hướng tới mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân một cách bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương.
2. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
3. Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, và các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
4. Thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới phải nằm trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và của mỗi vùng, mỗi địa phương, và được bảo đảm cân đối các nguồn lực (tài chính, lao động, đất đai…) cả bên trong và bên ngồi.
5. Cơng khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực: tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng,
thực hiện dân chủ hóa trong q trình lập dự án, kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các dự án và kế hoạch cụ thể về phát triển nơng thơn.
Thế giới có nhiều bộ tiêu chí hoặc các chỉ số tổng hợp được xây dựng để đo lường. Tuy nhiên, mục tiêu của việc xây dựng bộ tiêu chí đo lường chỉ để nhằm đánh giá sự tiến bộ của tiến trình phát triển nông thôn trên một khu vực không gian lãnh thổ cụ thể theo tiến trình vì bản chất của phát triển nơng thơn là một tiến trình liên tục, không ngừng nghỉ, và cột mốc đánh dấu sự phát triển luôn được thay đổi theo hướng nâng cao lên để phù hợp với nhận thức và yêu cầu mới của phát triển. Nói cách khác, bộ tiêu chí được dùng để theo dõi kết quả đạt được trong tiến trình, chứ khơng nhằm vào việc chỉ ra kết quả cuối cùng của phát triển nông thôn. Đồng thời, bộ tiêu chí cũng có thể giúp so sánh trình độ phát triển giữa các vùng nông thôn khác nhau, từ đó giúp đưa ra những định hướng phát triển phù hợp cho những giai đoạn cụ thể cho từng vùng nơng thơn cụ thể.
Vì nơng thơn là một khái niệm mang tính khơng gian – lãnh thổ nên tính chất đặc thù, khác biệt và chênh lệch nhau về trình độ phát triển của từng vùng nơng thơn cụ thể được chú ý rất nhiều. Do đó, các quốc gia thường thực thi tiến trình phát triển nông thôn dựa trên từng vùng lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng kinh tế - xã hội đặc thù chứ không đặt ra mục tiêu phát triển nông thôn giống hệt nhau cho mọi vùng khác biệt nhau. Ngoài ra, dựa trên nguyên tắc lấy con người làm trung tâm và phát triển bền vững, phát triển nông thôn dựa trên cộng đồng cũng là hướng tiếp cận mang tính thực tiễn được các tổ chức quốc tế và các quốc gia áp dụng.
Từ các trường hợp phát triển nông thôn của quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, và châu Âu, có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá cho phát triển nông thôn, hoặc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Về tiếp cận, cần phát triển nông thôn theo vùng, phải xác định phát triển nơng thơn là một q trình dài lâu, nên phải phát triển nông thôn theo phương châm “chậm mà chắc”, làm thí điểm diện hẹp và lựa chọn nơi nào làm tốt để làm hạt nhân phát triển tiếp theo. Về phương thức thực hiện, phát triển nông thôn lấy cộng đồng cư dân nông thôn làm chủ tiến trình phát triển, kết hợp với
thơn, tăng thu nhập cho người nông dân làm cốt lõi, và phải bảo vệ bản sắc nông thôn.
Các kết quả tổng quan cơ sở khoa học và kinh nghiệm phát triển nông thôn ở một vài quốc gia trên thế giới là một phần nền tảng quan trọng để xây dựng khung phân tích cho phát triển nơng thơn ở Việt Nam cũng như hình thành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.